Mỗi ngày có khoảng 10 người đi từ vùng dịch Ebola về VN
Trong hai ngày 19-20/8 có thêm 77 người tử vong do Ebola, hiện số người tử vong do virus này là 1.427 người. Đặc biệt, Congo chính thức thông báo có dịch với 13 người tử vong.
Ngày 28/8, TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, dịch Ebola vẫn đang tăng mạnh ở 4 quốc gia Châu Phi.Hiện đã có 2.615 trường hợp mắc trong đó có 1.427 người đã tử vong.
Đặc biệt, hơn 225 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh, trong đó có 130 người tử vong. Ngày 26/8, Congo đã chính thức thông báo có dịch với 13 người tử vong.
Đã có 5 nước công bố dịch Ebola.
“Đây là ổ dịch hoàn toàn mới, lây từ động vật hoang dã chứ không phải từ 4 quốc gia Liberia, Sierra Leon, Nigeria, Guinea sang”, ông Phu nói.
Ca bệnh đầu tiên ở Cộng hòa Dân chủ Congo là một phụ nữ mang thai, có chồng là thợ săn đã bị bệnh sau khi chế biến thịt thú rừng. Người phụ nữ trên đã tới khám ở một phòng khám tư nhân tại địa phương khi có xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn, tiểu ra máu.
Video đang HOT
Sau đó đến ngày 11/8/2014 đã tử vong. Do phong tục mai táng tại địa phương không chấp nhận chôn cất phụ nữ cùng với thai nhi, vì vậy phải tiến hành mổ để tách thai nhi ra khỏi thi thể người mẹ. Một bác sĩ và 2 y tá đã phơi nhiễm với thi thể của người phụ nữ này trong khi phẫu thuật, ngoài ra còn có người làm vệ sinh và một cậu bé cũng khởi phát bệnh và tử vong.
Các trường hợp tử vong khác được ghi nhận đều là những người có mối liên quan với ca bệnh đầu tiên hoặc tiếp xúc với các tử thi trong quá trình mai táng.
“Dịch bệnh Ebola tiếp tục diễn biến phức tạp. Nếu như trước kia dịch bệnh chỉ khu trú ở 1-2 quốc gia thì nay đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Thời gian qua nhiều dịch bệnh khiến nhiều quốc gia lo lắng như cúm Trung Đông, H7N9, H5N6…”, TS Phu đánh giá.
Hiện tình hình công dân Việt Nam ở các quốc gia có dịch không nhiều, Nigeria khoảng 12 người, Seria Leone khoảng 24 người, Guinea khoảng 60-70 người, Liberia khoảng 20 người.
Việt Nam chưa phát hiện người nhiễm virus Ebola. Tính từ ngày 11-26/8, 128 người đã đi từ các quốc gia có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Thiên Lam
Theo_Zing News
Người từ vùng dịch Ebola uống thuốc hạ sốt trước khi đến VN
Ngoài 2 hành khách từ vùng dịch Ebola được cách ly ngày 19/8 vì sốt thì hôm qua cũng có một khách từ Nigeria bị giữ lại sân bay để kiểm tra.
Sáng 20/8, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP.HCM cho biết, ngoài 2 hành khách từ vùng dịch Ebola bị sốt khi nhập cảnh Việt Nam, một người khác đã "qua mặt" máy đo thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 19/8 do uống thuốc hạ sốt.
Theo ông Lân, trong ngày 19/8, có 20 hành khách về từ Nigeria nhưng không phải đi từ Trung Đông mà họ đã đi qua 3 nước Hà Lan, Ghana, Thái Lan rồi mới về Việt Nam.
"Hành khách này đã bị sốt từ Nigeria và trước lúc vào Việt Nam 6 tiếng, họ đã uống thuốc giảm nhiệt. Vị khách được giữ tại sân bay 10 tiếng để đảm bảo không sốt mới cho về. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiến hành lập danh sách 20 người đó và gửi về địa phương theo dõi giám sát trong 21 ngày", tiến sĩ Lân nói.
Tiến sĩ Lân cho biết, hai khách Nigeria đã bị các ly, tiến sĩ Lân cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã lập tức cách ly theo quy định. Những người tiếp xúc, cán bộ đi kèm chuyển bệnh nhân về bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng được khử khuẩn.
"Chúng tôi cũng lập ngay danh sách những người đi cùng hai người này, gồm 8 người cùng đoàn và những người ngồi hai hàng ghế trên và hai hàng ghế dưới, để gửi về địa phương giám sát", tiến sĩ Lân nói thêm.
Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đến từ vùng dịch có Ebola đều phải thực hiện tờ khai y tế bắt buộc để theo dõi, giám sát nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Dân trí
Như tin tức đã đưa, tại chuyến bay số hiệu QR964 của hãng hàng không Quatar Airway đi từ Quatar tới Việt Nam tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 19/8 có 2 hành khách quốc tịch người Nigeria xuất cảnh từ Nigeria ngày 18/8/2014 ngồi số ghế 25B và 26D có biểu hiện sốt, ngoài ra chưa phát hiện có các triệu chứng khác.
Để thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch Ebola xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur TP.HCM và ngành y tế TP.HCM đã tiến hành các thủ tục xử lý, cách ly theo quy định.
Hiện hai hành khách đã được chuyến đến khu vực cách ly của Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh để tiến hành cách ly, theo dõi, kiểm tra, chăm sóc sức khỏetheo quy định.
Ngoài ra, cả hai cũng được lấy mẫu máu xét nghiệm. Cục Y tế dự phòng, viện Pasteur TP.HCM cũng đã phối hợp với Văn phòng tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam để gửi mẫu đi xét nghiệm.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hai hành khách trên mới chỉ có triệu chứng sốt, chưa có triệu chứng lâm sàng khác.
Tuy nhiên, theo ông Phu, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có Ebola, vì hai hành khách đi từ Nigeria về nên phải làm theo quy định là cách ly tạm thời và tiến hành các biện pháp chẩn đoán.
Theo_Người Đưa Tin
Ebola: Học sinh Nigeria được nghỉ đến tận tháng 10 Chính phủ Nigeria đang thực hiện những biện pháp quyết liệt để dập tắt đại dịch Ebola ở nước này. Ngày 27/8, chính phủ Nigeria đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học trên khắp cả nước cho đến ngày 13/10 tới đây để ngăn chặn đại dịch chết người Ebola lây lan. Mặc dù năm học mới ở nước này lẽ...