Mỗi năm phát hiện hơn 15.000 vụ hàng hóa không đảm bảo chất lượng
Chương trình lắng nghe và trao đổi với chủ đề Nhìn lại công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ( ATVSTP) tại TP.HCM, do HĐND TP.HCM phối hợp Đài Truyền hình TP tổ chức ngày 7.12.
Một cơ sở tại TP.HCM dùng rau bẩn để sản xuất thực phẩm, do Báo Thanh Niên phát hiện – Ảnh: Thanh Tùng
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM, cho biết trong năm qua, ngành y tế lấy hơn 19.000 mẫu thực phẩm để kiểm tra giám sát, kết quả có 13,88% mẫu không đạt ATVSTP; kiểm tra 150 trong số 164 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm thì có 19 cơ sở không đạt. Trong số 93 mẫu thực phẩm được lấy mẫu kiểm tra tiêu chí về phụ gia thực phẩm, có 13 mẫu không đạt – chủ yếu là vi phạm về sử dụng formol, hàn the…
Ông Nguyễn Trung Bính, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết 11 tháng năm 2014, Chi cục đã xử lý tiêu hủy hơn 700 tấn hàng hóa thực phẩm không đảm bảo chất lượng trong số 7.000 vụ sai phạm liên quan đến thực phẩm, do Chi cục phát hiện. Bình quân mỗi năm Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện hơn 15.000 vụ hàng hóa không đảm bảo chất lượng, trong đó hàng hóa liên quan đến ATVSTP chiếm gần 40%.
Cơ sở sản xuất giăm bông, thịt nguội mất vệ sinh tại quận Bình Tân, TP.HCM – Ảnh: Thanh Tùng
Nạn bơm nước vào thịt động vật dạt về các tỉnh
Video đang HOT
Tình trạng heo bị bơm nước cũng được các đại biểu nêu ra tại chương trình. Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho rằng từ lâu TP phát hiện, làm mạnh việc bơm nước vào thịt động vật, nên sau đó tình trạng bơm nước vào thịt động vật dạt về các tỉnh. Theo ông Thảo, hiện chưa có quy chuẩn kỹ thuật để test kiểm tra nhanh nước trong thịt động vật (test kiểm tra thịt có bị bơm nước hay không – PV), bởi vì hàm lượng nước ở mỗi con vật khác nhau.
Ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nhìn nhận vấn đề ATVSTP mặc dù đã được các cơ quan chức năng quyết liệt cải thiện thực trạng, nhưng vẫn còn mối lo.
Ông Cang cho rằng, các ngành từ y tế, nông nghiệp, đến các quận huyện phải xem đây là nhiệm vụ chính, phải tăng cường quản lý. Ba nhóm giải pháp căn cơ mà ông Cang đưa ra là sửa đổi bổ sung ban hành việc xử lý nghiêm hơn nữa đối với hành vi vi phạm ATVSTP; các hợp tác xã tập trung các hộ nuôi, trồng nhỏ lẻ về một mối để quản lý tốt hơn; lãnh đạo TP làm việc với các tỉnh, thành để kiểm soát nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng trong 3 năm qua các cơ quan chức năng quản lý ATVSTP của TP đã có nhiều nỗ lực, nhưng thực tế vẫn còn đó những băn khoăn, lo lắng, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra, hàng hóa chất lượng kém vẫn còn…”Các giải pháp đã có rồi, giờ các cơ quan liên quan cần triển khai đồng bộ, các bộ phận thực thi nhiệm vụ minh bạch, công tâm để đảm bảo hàng hóa thực phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo ATVSTP…”.
Thanh Tùng
Theo Thanhnien
Đề nghị áp quy định bình ổn giá với cước phí vận tải
Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định các mặt hàng buộc phải kê khai giá, danh mục hàng hoá phải bình ổn giá. Cụ thể, Bộ này đề xuất đưa giá cước vận tải (xe khách, xe buýt, taxi, vận tải hàng hoá) vào danh mục bình ổn giá.
Đề nghị này xuất phát từ việc các doanh nghiệp vận tải chậm trễ, "lơ" việc điều chỉnh giá cước vận tải khi giá xăng dầu liên tục giảm thời gian qua.
Công văn gửi Bộ Tài chính do Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường ký ngày 1/12 nêu rõ, hiện nay, giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu giảm mạnh nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa kịp thời điều chỉnh giảm giá cước vận tải gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong thực tế, giá cước vận tải luôn là yếu tố cấu thành quan trọng trong giá thành sản phẩm, dịch vụ do đó người dân luôn quan tâm, theo sát mỗi diễn biến, biến động của giá cước vận tải.
Cơ quan quản lý muốn siết quy định quản lý giá đối với các doanh nghiệp vận tải.
Theo quy định của luật Giá, nhà nước điều hành giá thông qua việc bình ổn giá hoặc định giá một số loại hàng hoá, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ quy định. Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải bình ổn giá (Điều 3) và danh mục hàng hoá, dịch vị phải định giá (Điều 8) trong Nghị định 177 ban hành năm 2013 để hướng dẫn thi hành pháp lệnh giá thì giá cước vận tải bằng xe ô tô không thuộc diện này.
Ngoài ra, Nghị định 177 cũng chỉ bắt buộc kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi và cước vận tải với xe khách chạy tuyến cố định. Các hình thức kinh doanh vận tải khác được giao cho Sở Tài chính các tỉnh trình UBND xem xét quyết định việc kê khai.
Tuy nhiên, qua khảo sát tại các tỉnh thành, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hầu hết các địa phương đều chưa thực hiện việc quản lý giá cước vận tải hàng hoá, hợp đồng, du lịch trong khi giá cước vận tải hàng hoá có ảnh hưởng lớn đến giá thành hàng hoá.
Với những lý do như vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho sửa Nghị định 177 với 2 nội dung.
Trước hết, tại Điều 3, Bộ GTVT muốn bổ sung giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, taxi và vận tải hàng hoá vào danh mục bình ổn giá để các cơ quan quản lý giá có thể quản lý chặt chẽ và bình ổn giá cước vận tải khi cần.
Bộ này cũng nêu vấn đề, Điều 15 Nghị định 177 mới chỉ đưa giá cước vận tải hành khách theo tuyến cố định, giá taxi vào danh mục hàng hoá, dịch vụ bắt buộc phải kê khai giá. Cơ quan quản lý đề nghị sửa quy định, buộc kê khai giá với tất cả các loại cước vận tải bằng xe ô tô.
Trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định 177, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các địa phương bổ sung giá cước vận tải hàng hóa vào danh mục phải kê khai cước để quản lý theo quy định.
Được biết, theo quy trình, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, tiếp thu và trình phương án sửa Nghị định để Chính phủ xem xét quyết định. Tại cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ chiều 1/12, đại diện Bộ Tài chính xác nhận đã nhận được văn bản đề xuất của Bộ GTVT và sẽ phối hợp cùng bộ này để lập phương án trình Chính phủ.
Trước đó, chính Bộ Tài chính đã gửi văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo DN vận tải tính toán giá thành, kê khai lại giá cước phù hợp với biến động giảm của chi phí nhiên liệu vì từ đầu năm 2014 đến nay, giá xăng đã giảm 8 lần, giá dầu diezen giảm 15 lần nhưng giá cước vận tải - loại dịch vụ chịu sự tác động trực tiếp của giá xăng dầu, lại chưa có động thái giảm tương ứng.
P.Thảo
Theo dantri
Bắt lô xe đạp điện nhập lậu giá 500.000 đồng/chiếc Những loại hàng này được ghi hóa đơn với giá rẻ đến khó tin. Xe đạp điện có giá 500.000 đồng/chiếc, laptop giá 50.000 đồng/chiếc. Lô hàng lậu khoảng 40 tấn bị Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Trung ương phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện khi đang đưa từ biên giới về đến thành phố Lạng...