Mỗi năm lo 5 đám giỗ, vợ chồng tôi làm quần quật vẫn không có dư
Chồng tôi là con trai một, chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên. Mỗi năm, chúng tôi phải cúng 5 đám giỗ, hao tốn tiền của rất nhiều.
Tôi biết tâm sự chuyện thờ cúng ông bà, tổ tiên ra đây thì mọi người sẽ bảo tôi bất hiếu. Nhưng quả thật, tôi mệt mỏi đến mức muốn buông xuôi.
Gần đây, tôi và chồng đã cãi nhau một trận kịch liệt về chuyện chuẩn bị đám giỗ. Đây là đám giỗ thứ 5 trong năm.
Tôi muốn làm mâm cơm đơn giản, trước cúng người đã khuất sau anh em thân hữu quây quần bên nhau. Thế nhưng, chồng tôi đòi thuê người nấu 6 mâm cỗ để mời họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp…
Tiền tiết kiệm không còn nhiều nhưng chồng tôi vẫn khăng khăng làm mâm cao cỗ đầy cho mở mày mở mặt.
Trước đó, chồng đã thống nhất với tôi, một năm có 5 đám giỗ thì tổ chức 3 đám lớn, mời khách, còn 2 đám làm đơn giản.
Trong số đó, đám giỗ thứ 5 cận Tết nên tôi tính làm nhỏ, để dành tiền sắm sửa cuối năm. Mấy năm trước, chúng tôi cứ theo lệ đó mà làm. Năm nay, chồng tôi bỗng dưng đổi ý, muốn làm rình rang.
Trước khi cưới, tôi biết chồng là con một, bố anh lại là con trưởng nên không tránh khỏi giỗ chạp liên miên. Tuy nhiên, một năm có đến 5 đám giỗ thì ngoài sức tưởng tượng của tôi.
Video đang HOT
Giỗ chạp liên miên khiến tôi mệt mỏi. Ảnh minh họa: Vĩnh Thành
Mọi người thử hình dung, vợ chồng làm quần quật, tích góp được ít tiền thì đến ngày đám giỗ. Nếu làm đơn giản thì mỗi đám cũng vài triệu đồng. Nếu làm lớn, mời khách 6 bàn thì tốn cả chục triệu đồng.
Bao nhiêu ngày phép của công ty, tôi không dùng cho bản thân mà phải để dành để lo đám giỗ. Để đảm bảo công việc và chuyện nhà, tôi phải cân đối, tính toán số ngày nghỉ hợp lý.
Thường tôi xin nghỉ phép vào ngày chính giỗ. Trước và sau đám, tôi lo dọn dẹp, nấu nướng. Lắm lúc, tôi ngủ gật trên bàn làm việc, tinh thần kiệt quệ. Đó là chưa kể chuyện chăm lo con cái cũng một tay tôi lo liệu.
Trước đây, bố mẹ chồng giúp tôi đôi việc, cho thêm ít tiền. Bây giờ, ông bà tuổi cao sức yếu, không hỗ trợ được việc nhà, cũng chẳng có tiền.
Có lần, tôi đề nghị chồng tính toán lại với bố mẹ anh, san sẻ việc thờ cúng với các chú. Anh vừa mở lời đã bị bố mắng té tát. Ông nói chồng tôi bất hiếu, làm xấu mặt bố mẹ. Từ đó, tôi đành âm thầm chịu đựng.
Thế nhưng, chuyện lần này như giọt nước tràn ly khiến tôi không thể im lặng. Vợ chồng tôi “chiến tranh lạnh” cũng gần 1 tuần. Chồng tôi vẫn chưa có động thái thay đổi quan điểm.
Người mất cũng đã mất, giỗ chạp tổ chức trong khả năng, miễn sao trọn vẹn ý nghĩa tưởng nhớ.
Chẳng lẽ, ý kiến của tôi là sai, tại sao chồng tôi không nghĩ cho vợ con? Tôi phải làm sao để chồng suy nghĩ lại, vun vén cho gia đình hơn?
Mỗi tháng góp 6 triệu tiền ăn, nhưng mâm cơm mẹ chồng khiến tôi rùng mình: Lên tiếng thì bà nổi giận, đòi đuổi cả vợ chồng ra khỏi nhà!
Chỉ sau hai tháng ăn cơm mẹ chồng nấu, tôi sụt hẳn 5kg. Dù đang mang bầu, tôi chẳng còn dám mong được bữa ăn tẩm bổ tử tế.
Cuộc sống chung với mẹ chồng giờ đây trở thành nỗi ám ảnh.
Ảnh minh họa.
Gia đình nhỏ của tôi đang sống chung với bố mẹ chồng vì chồng không muốn ra ở riêng. Hàng tháng, tôi góp 6 triệu đồng tiền ăn, chỉ ăn bữa tối ở nhà, vậy mà mâm cơm mẹ chồng nấu khiến tôi nhiều lần phải lắc đầu ngán ngẩm.
Từ mong ngóng đến thất vọng
Lúc đầu, tôi nghĩ rằng, với số tiền ấy, bữa tối sẽ được chuẩn bị tươm tất để tôi có thể bồi bổ cho sức khỏe của hai mẹ con. Nhưng thực tế khiến tôi không khỏi bàng hoàng. Mỗi ngày, tôi phải đối diện với những bữa cơm đạm bạc, thiếu dinh dưỡng và đôi khi là đồ ăn để lại từ bữa trưa.
Canh tép, cá kho mặn chát, thịt luộc nguội ngắt - những món ăn tưởng chừng chỉ xuất hiện vào ngày "chẳng biết ăn gì", lại trở thành thực đơn thường xuyên. Đỉnh điểm, bà còn nấu món ốc với dọc mùng từ bữa trưa rồi để dành đến tối. Vừa đưa miếng vào miệng, tôi đã rùng mình vì mùi tanh và cảm giác lạnh lẽo.
Mẹ chồng nổi giận, đòi đuổi vợ chồng tôi
Không thể chịu nổi, tôi cố gắng nhẹ nhàng góp ý: "Mẹ ơi, con đang bầu bì, bụng yếu, đồ ăn để từ trưa tới tối dễ không tốt cho sức khỏe. Hay mẹ mua thêm món ngon để con tẩm bổ cho cháu nội nhé?"
Nhưng lời nói của tôi như châm dầu vào lửa. Mẹ chồng đập mạnh bát xuống bàn, ánh mắt như tóe lửa: "Chị đừng tưởng có mấy đồng mà đòi hỏi. Đây không phải người giúp việc! Tôi nấu thế nào thì ăn thế ấy, không thích thì ra ngoài mà ở!"
Tình huống trở nên căng thẳng hơn khi tôi ngỏ ý muốn ăn riêng. Mẹ chồng lập tức nổi trận lôi đình, đuổi thẳng vợ chồng tôi ra khỏi nhà. Còn chồng tôi, thay vì đứng về phía vợ, lại hùa theo mẹ, bảo tôi "câm miệng" và cảm ơn mẹ vì đã nấu ăn cho.
Mâm cơm - ngọn lửa chiến tranh
Đã một tuần trôi qua, không khí trong nhà nặng nề hơn bao giờ hết. Mẹ chồng vẫn tiếp tục "chiến dịch" nấu bữa trưa để ăn cả tối, bất chấp thời tiết nắng nóng dễ khiến đồ ăn ôi thiu. Tôi không biết phải làm sao để cải thiện tình hình, bởi mỗi lần mở lời, bà đều xem đó là sự xúc phạm.
Theo bạn, tôi nên làm gì? Nhường nhịn để yên nhà hay cứng rắn đấu tranh vì sức khỏe của hai mẹ con?
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp Hóa ra, tái hôn lại có thể mang đến cảm giác này! Tôi 40 tuổi, từng đổ vỡ nên không muốn tái hôn. Tôi và chồng cũ là người cùng làng. Dù có tình cảm với nhau nhưng chúng tôi không dám thổ lộ, chỉ giữ kín trong lòng. Mãi sau này, được chị họ đánh tiếng mai mối, chúng tôi mới chính...