Mỗi năm có hơn 20 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt
“Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC-AR6) ước tính, kể từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt và một nửa dân số thế giới thiếu nước ít nhất 1 tháng mỗi năm…”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường bên hành lang diễn đàn – Ảnh: QUANG THẾ
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho biết như vậy tại “Diễn đàn kinh tế tuần hoàn năm 2022″ với chủ đề “Phát thải ròng bằng ‘0′ – từ cam kết đến hành động” diễn ra tại Hà Nội ngày 28-6.
Hành động chậm trễ, sẽ bỏ lỡ cơ hội
Ông Hà cho biết, tháng 5-2022, Tổ chức Khí tượng thế giới công bố 4 chỉ số chính về biến đổi khí hậu, bao gồm: nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt và axit hóa đại dương đã lập kỷ lục mới vào năm 2021.
Từ số liệu thu được cho thấy các hoạt động của con người đang gây ra những thay đổi ở quy mô cấp hành tinh trên đất liền, trong lòng đại dương và bầu khí quyển. Tạo ra những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài đối với sự phát triển bền vững và các hệ sinh thái.
“Nếu hành động chậm trễ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo Trái đất có thể sinh sống được và duy trì một hành tinh bền vững cho tất cả trong tương lai. Vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là cần có mô hình kinh tế hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Hà, tại COP26 (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu), các quốc gia đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0″ vào năm 2050 để giữ cho mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Trong đó chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm, rất cần thiết.
Các đại biểu tham gia thảo luận bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến – Ảnh: QUANG THẾ
Tuy nhiên theo nhiều tổ chức quốc tế, chuyển đổi năng lượng cùng với tiết kiệm sử dụng hiệu quả năng lượng chỉ đóng góp được 55% cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, 45% nằm ở các giải pháp kinh tế tuần hoàn.
Video đang HOT
Việc áp dụng nguyên tắc loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông các sản phẩm, nguyên liệu và tái tạo thiên nhiên trong mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, nông nghiệp. Cụ thể là việc giảm thiểu, loại bỏ chất thải, ô nhiễm sẽ giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi giá trị. Bằng cách luân chuyển các sản phẩm, vật liệu có thể thu giữ lại năng lượng có trong các sản phẩm, vật liệu. Đồng thời tái tạo tự nhiên sẽ giúp cô lập, thu giữ được cacbon.
Ông Hà nhận định, so với mô hình kinh tế truyền thống, việc thúc đẩy các hành động theo mô hình kinh tế xanh góp phần thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0″, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro cho doanh nghiệp về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…
Bà Caitlin Wiesen, trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam – Ảnh: K.TRUNG
Cần giảm dần ngành công nghiệp gây ô nhiễm
Bà Caitlin Wiesen, trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP), cho biết kinh tế tuần hoàn là một cơ hội đầu tư vào hệ thống quản trị, thể chế và chính sách thúc đẩy kinh doanh bền vững. Cần phải giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sẽ giúp Việt Nam đảm bảo phục hồi kinh tế xanh trong tương lai.
“Chúng tôi tin rằng bằng các nỗ lực tập thể, chia sẻ dữ liệu, kiến thức và kinh nghiệm một cách cởi mở, kết nối các bên liên quan sẽ giúp thay đổi tư duy, hướng đến sự chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phù hợp với nhu cầu, lịch sử và tham vọng của người dân Việt Nam…”, bà Caitlin Wiesen nói.
Là một trong những doanh nghiệp được mời tham dự diễn đàn, ông Roongrote Rangsiyopash – chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành SCG – chia sẻ: “Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty, khách hàng, chuỗi cung ứng và những bên liên quan tham gia trong chuỗi giá trị. Những nỗ lực chung, sự hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và môi trường cùng Mạng lưới đối tác doanh nghiệp Thái Lan ngày hôm nay chính là một minh chứng rõ ràng nhất”.
Ông Bùi Trung Nghĩa – phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho rằng doanh nghiệp vừa là chủ thể chính, quan trọng, vừa là đối tượng thụ hưởng lợi ích lâu dài của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
“Để vượt qua các thách thức, giải pháp quan trọng nhất là hợp tác giữa Nhà nước, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tạo ra cơ sở pháp lý chính sách rõ ràng, cơ chế ưu đãi, từ đó nâng cao nhận thức phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn…”, ông Nghĩa nói.
BHXH Quảng Bình đồng hành đảm bảo an sinh xã hội
Chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, hậu quả thiên tai, lũ lụt nhưng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tại tỉnh Quảng Bình vẫn tăng trưởng ổn định nhờ sự đồng hành đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.
Phát triển BHXH tự nguyện vượt bình quân chung cả nước
Dù cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng Quảng Bình là một trong những địa phương có tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cao hơn bình quân chung của cả nước. Kết quả này có được từ sự sát sao trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH theo nhóm nhỏ để tiết kiệm khi còn trẻ cho tương lai lúc hết tuổi lao động.
Tuyên truyền BHXH tự nguyện cho đồng bào công giáo tại xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc BHXH Quảng Bình cho biết, hiện tỉnh có hơn 33.900 người tham gia BHXH tự nguyện, cao hơn 5% so với bình quân chung toàn quốc. Điều này có được nhờ thời gian qua BHXH tỉnh luôn phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Dũng thẳng thắn nhìn nhận, chính sách BHXH tự nguyện vẫn chưa thực sự hấp dẫn để thu hút người dân tham gia, khi BHXH bắt buộc có 5 chế độ cho người tham gia còn BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ (hưu trí và tử tuất). Cùng đó, mức hỗ trợ từ ngân sách với người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, thời gian đóng để có lương hưu lại kéo dài tới 20 năm, trong khi kinh tế của người dân khu vực này còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Dũng nhìn nhận thực tế, công tác thực hiện chính sách BHXH tại Quảng Bình vẫn còn gặp một số khó khăn. Đó là dù số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng so với cuối năm 2021, nhưng mức tăng trưởng đang chậm lại.
Cụ thể, địa phương đã khai thác được 4.239 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng do số người tham gia giảm mạnh, lên đến 4.144 người dẫn đến số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tính đến hết tháng 5/2022 chỉ tăng 95 người so với cuối năm 2021. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế chưa bền vững, số người tham gia tính đến hết tháng 5/2022 là 810.510 người, giảm 6.240 người so với cuối năm 2021.
Một trong các nguyên nhân, theo ông Nguyễn Văn Dũng, là do việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế của người tham gia, tuy nhiên đời sống của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn do thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh.
Trong đó, đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, từ tháng 1/2022, mức đóng tối thiểu tăng hơn gấp đôi do áp dụng mức chuẩn nghèo nông thôn làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đối tượng BHXH tự nguyện, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, do mức đóng tăng gấp đôi, từ trên 150.000 đồng lên trên 300.000 đồng.
Hỗ trợ an sinh tới người lao động
Về công tác hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh, đây là một nhiệm vụ quan trọng giúp người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
"Trong thời gian qua, bảo hiểm xã hội tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai các chính sách hỗ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19"- ông Dũng cho hay.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc BHXH Quảng Bình thông tin về việc đồng hành đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhờ quyết tâm đó, BHXH tỉnh Quảng Bình đã giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho 92 đơn vị sử dụng lao động với 2.738 lao động với số tiền tạm dừng đóng là hơn 7,2 tỷ đồng; xác nhận danh sách cho 7.369 lao động của 616 đơn vị sử dụng lao động để lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ kinh phí do bị thiệt hại của COVID-19; Xác nhận danh sách cho 7.810 lao động để đơn vị sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động phục hồi sản xuất và để được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh, đã giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 10.368 triệu đồng cho 35.447 lao động của 2.731 đơn vị sử dụng lao động; Tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất trong 6 tháng là 1.755 triệu đồng cho 230 lao động của 6 đơn vị sử dụng lao động.
Đến hết tháng 12/2021, BHXH tỉnh Quảng Bình cũng đã hoàn thành chi hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 46.854 lao động với số tiền hơn 117 tỷ đồng; đến hết tháng 5/2022 thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng cho 2.830 đơn vị sử dụng lao động là 22,4 tỷ đồng, đạt 100% đơn vị sử dụng lao động thuộc diện được hỗ trợ.
Tuy nhiên, đến nay BHXH tỉnh Quảng Bình chỉ mới xác nhận danh sách cho 5 lao động của 2 đơn vị sử dụng lao động để lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao do còn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lập danh sách người lao động để thụ hưởng chính sách.
Riêng đối với bảo hiểm y tế, từ tháng 1/2022 giảm 9.087 người tham gia tại Quảng Bình do không tiếp tục được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng 100% vì không được công nhận là các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển.
Ngoài ra, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 810.510 người, giảm 6.240 người so với cuối năm 2021, đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 89,3%; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 62.744 người, tăng 393 người so với cuối năm 2021.
Trong 5 tháng 2021, thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương đạt 790.637 triệu đồng, tăng 16.144 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021. Riêng nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ hàng tháng trong 5 tháng năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Tổng số nợ đến hết tháng 5/2022 là 84.531 triệu đồng.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho 47.489 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; 21.483 lượt người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn; 3.343 người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; 1.124 người hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề 259 người, hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề 454 người. Tổng số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 1.239.851 triệu đồng.
Thống kê của BHXH cho thấy, tới hết tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 104.500 người tham gia BHXH và trên 810.500 người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT). Các chế độ về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Tới nay, đã có gần 60% người nhận các chế độ BHXH, BHTN tại Quảng Bình nhận tiền qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị.
Cùng đó, công tác thanh kiểm tra được BHXH Quảng Bình chú trọng, góp phần thực hiện nghiêm chính sách BHXH, BHYT, BHTN và bảo vệ quyền lợi của người tham gia có hiệu quả. Trong 5 tháng đầu năm, BHXH Quảng Bình đã thực hiện thanh kiểm tra 58 đơn vị sử dụng lao động, qua đó đã truy đóng hơn 145 triệu đồng, thu hồi hơn 3,8 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, thu hồi 45 triệu đồng tiền chi BHXH sai quy định. Từ năm 2020 tới nay, BHXH Quảng Bình đã chuyển hồ sơ của 9 đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài sang cơ quan Công an đề nghị điều tra, khởi tố. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 2 đơn vị.
Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh cũng đã được triển khai đồng bộ từ trạm y tế tuyến xã đến bệnh viện tuyến trung ương để phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Trong 5 tháng đầu năm 2022, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 325.350 lượt người.
Để khắc phục những mặt còn hạn chế, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh, thời gian tới, BHXH tỉnh Quảng Bình sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phát triển người tham gia; tăng cường thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, chủ động chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp đang cố tình trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các cơ sở khám khám chữa bệnh tăng chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới Ngày 28/5, tại Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu...