“Mời Mỹ Tâm với cát-xê 6.000 USD là bình thường”
“Chẳng ca sĩ nào cưỡi gió lượn mây sống trên núi tiền nếu như sự xuất hiện của họ không xứng đáng, không nuôi cả nghìn người khác từ sự cống hiến của mình.”
Từ hôm qua đến nay, thông tin quanh vụ đòi cát-xê 6.000 USD để hát tại Đà Nẵng của Mỹ Tâm đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên khắp các mặt báo, mạng xã hội… Có người xem đây là chuyện hoàn toàn bình thường, có người lại lên án.
Dưới đây là một trong những ý kiến đáng chú ý, được đăng tải trên Facebook của anh Trần Thăng Long – hiện đang là đạo diễn MV, CF và quản lí ca sĩ.
“ Kính thưa các anh, các chị, các bác, dì, chú, ông, các đoàn thể tầng lớp trong toàn xã hội.
Người thì đề nghị phải đánh thuế ca sĩ thật cao vào, phải 75% hẳn hoi, thật bất công quá!
Người thì bảo nếu là mình thì sẽ hát free
Người thì bảo có mấy chục triệu, ủng hộ quê hương tí tiền không được à?
Và vân vân cùng những sự tức giận, bàng hoàng, nổi khùng trước một số tiền quá to như thể chỉ cho một lần cất giọng.
Mọi người ạ.
Video đang HOT
Mình cũng từng choáng khi nhẩm tính catxe cho 1 tập 8 ngày quay làm bà nội trợ cho “ Desperate Housewives”/tập là 375000$, tương đương 7 tỷ 8 Việt Nam Đồng. Lúc công bố thông tin này, các bạn trẻ bên Mỹ tuyên bố “Em cũng muốn làm nội trợ!”. Đương nhiên. Một năm 23 -24 tập, các chị đút túi 170-200 tỷ đồng. Series dài 8 năm, mỗi năm tăng thêm kể từ năm thứ 7 các chị được tăng lương 25000$ mỗi năm cho mỗi tập, tương đương 525 triệu đồng. Nghe sao mà choáng váng.
Trên đời này, có một quy luật rất cơ bản mà chả hiểu sao nhiều người tự nhận nhiều tuổi vẫn chưa chịu hiểu, hoặc không muốn hiểu. Đó là “Miếng bánh to nuốt chẳng dễ dàng”.
Một là, các chị được trả lương cao thế, thì các chị phải nuôi cả một bộ máy ekip stylist, make up, công ty luật, agency truyền thông, agency nhận hợp đồng deal hợp đồng với một chi phí không rẻ. Nếu catxe bèo hơn thì thì các chị sẽ làm với các ekip giá rẻ, còn với catxe hiện tại bắt buộc phải làm với ekip xịn. Giống như bạn được lên chức lên lương thì bạn bắt buộc phải đi làm với những bộ đồ ở một giá tiền khác, đãi đồng nghiệp đi ăn ở những mức tiền khác vậy.
Hai là, trước khi đổi đời ngoạn mục như hiện nay, thì những năm tuổi 20, 30; các chị cũng vất vả chật vật giữa Holywood với mọi vai diễn, cơ hội lớn bé, với những lần đậu vai mà chẳng biết phim mình là bom tấn hay bom xịt, làm được 8 phần hay chỉ 3 tập đã bị cắt. Đến tuổi 40 mới hạ cánh được một cái show thế này, coi như có thể mỉm cười giữa cả ngàn diễn viên đang chật vật ở Holywood như mình trước kia.
Ba là, ai cũng phải làm ăn. Nếu như các bạn chẳng điên bỏ ra 1 tỷ để ăn một ổ bánh mì thịt nguội bình thường, thì đương nhiên các ông lớn ngành giải trí cũng không rảnh tiền làm từ thiện cho diễn viên ca sĩ vài tỷ nếu đó không phải là thả cá nhỏ nuốt cá khổng lồ. Sự có mặt của họ, sự diễn xuất của họ sẽ mang về cho bộ phim chừng đó tiền, và họ nhận những gì xứng đáng. Khi bộ phim mất sức hút, catxe của họ quá cao so với lợi nhuận, bộ phim sẽ phải ngừng lại. Thuận mua vừa bán.
Đó là chuyện ở Mỹ. Giờ quay lại với chị Tâm.
Một, những ai nhăn nhó đau khổ chuyện sao tiền một lần hát cao thế, thì cứ thử đi hát xem để có được giá như thế thì mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi tháng, mỗi năm phải đầu tư tiền như thế nào nhé. Bản thân những người này, nghe nhạc chẳng mất tiền, xem MV ca sĩ chẳng mất tiền, cười nhăn nhở khen hay chê dở rồi tắt, xem tivi thấy ca sĩ bảo con này hát cũng được nhỉ, mà bài này nghe cũng lạ lạ, mà cái bộ con này mặc nhìn đẹp hơn mọi lần này. Chẳng bao giờ nghĩ xem người ta tốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu công sức, chất xám; đến khi phải nghe nhạc thu phí thì giật đùng đùng trợn ngược mắt lên “chúng tôi nghèo lắm, ca sĩ chưa đủ giàu hay sao mà còn lấy 500, 1000đ của chúng tôi”, đến khi nghe mang máng cát-sê ca sĩ cao cũng lặp lại điệp khúc “ca sĩ chưa đủ giàu hay sao, hát free đi”. Hình như các bạn cứ mặc định là ca sĩ đang ăn cướp tiền của thiên hạ, mà thiên hạ cũng là các bạn, chứ chẳng bao giờ nghĩ chính mình đang ăn cướp công sức của người khác từ trong tư tưởng.
Hai là, ca sĩ thì nhiều, nhưng đến được mức ca sĩ có cát-sê cao như trên, tỷ lệ chọi cao chất ngất. Người muốn được ăn mặc đẹp, make up đẹp, hát cho ngàn người nghe, lấy tiền tỷ thì chắc tỷ lệ cũng phải 90% dân số chúng ta. Loại bớt những người không có nhan sắc, không có giọng hát, quá đam mê những ngành khác ra, con số này vẫn còn hàng triệu. Nếu tính đến những ca sĩ vẫn miệt mài hát trên khắp mọi nẻo đường đất nước, âm thầm mong có một ngày được như Mỹ Tâm, hoặc 1/10 Mỹ Tâm cũng là quá hạnh phúc; thì chắc là cũng hàng nghìn, hàng chục nghìn người chứ chẳng ít. Kim cương đắt vì nó hiếm, vàng đắt vì nó quý. Ca sĩ, bác sĩ và những ngành nghề khác thu nhập cao vì ai cũng muốn làm nhưng không phải ai cũng làm được. Nghìn người muốn và đang làm ca sĩ, ngôi sao như Mỹ Tâm chỉ có một vài. Nhưng người ta cho rằng kim loại quý đắt là đương nhiên, còn con người quý hiếm có thu nhập cao thì là đang ăn cướp tiền của họ.
Ba là, ai cũng phải làm ăn. Chẳng ca sĩ nào cưỡi gió lượn mây sống trên núi tiền nếu như sự xuất hiện của họ không xứng đáng, không nuôi cả nghìn người khác từ sự cống hiến của mình. Khán giả không dư hơi, bầu show chẳng rảnh tiền; nếu số tiền cát-sê đó không xứng, không thu lại về con số lớn hơn, ca sĩ đó chỉ có nước ngồi nhà xem ca sĩ hát khác trên tivi. Vì ca sĩ muốn như họ, sẵn sàng hát free đầy ra, bầu show thích thì móc ra cũng chật sân khấu. Chẳng có gì mà cứ nhìn vào tiền thu nhập rồi kêu ca họ hét giá, vì thật là hét thì đã nghỉ hưu rồi.
Tóm lại là:
Người tuyên bố nếu mình là Mỹ Tâm sẽ hát free, mời gọi điện cho Ban Tổ Chức hỏi xem mình hát free cho quê hương có được không để nhận câu trả lời. Hoặc đầu tư cho mình thành ca sĩ nổi tiếng rồi mai sau đi hát free hết các chương trình trên quê hương đất nước tôi.
Người bảo rằng có mấy chục triệu, đóng góp cho quê hương không được hay sao; xin mời trích nửa tháng lương của bạn đóng góp cho chương trình để chương trình có tiền mời Mỹ Tâm, nhiều người như bạn là Mỹ Tâm đến rồi còn gì.
Người bảo phải đánh thuế ca sĩ thật cao mới hợp lý, mời bạn liên lạc cơ quan thuế nộp thuế của bạn cho đủ, thuế của ca sĩ tự cơ quan thuế sẽ tận thu chứ mong gì thoát được.
Nói chung, nói người được thì mình hãy chủ động làm trước. Vậy đi đã.”
Theo TTVN
Những series phim "sống lâu" nhất của truyền hình Mỹ
Nền điện ảnh Mỹ luôn tạo ra những series truyền hình ăn khách nhất toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường truyền hình này cũng đầy sự khắc nghiệt và mang tính đào thải cao. Những yêu cầu của người xem truyền hình và các nhà sản xuất ngày càng lớn khiến quá trình sàng lọc chỉ còn lại những bộ phim hay nhất mới có sức sống lâu bền trên màn ảnh nhỏ.
Đội cứu hộ bãi biển (Baywatch) (1989 - 2001)
Đội cứu hộ bãi biển là một series phim truyền hình hành động về các cứu hộ viên tại hạt Los Angeles, những người trấn gác dọc bờ biển Los Angeles, California.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, bộ phim đã được theo dõi bởi 1,1 triệu người xem trên toàn cầu. Series phim có sức sống trong 11 mùa chiếu (1989 - 2001) với 3 bối cảnh tại Los Angeles, Úc và Hawaii.
" Đội cứu hộ bãi biển" đã giúp các diễn viên vô danh như Pamela Anderson (vai CJ Parker), David Hassehoff (vai Mitch Buchannon), Alexandra Paul (vai Lt Stephanie Holden)... trở thành ngôi sao màn ảnh.
Chính " Đội cứu hộ bãi biển" đã mở ra một thời đại mới cho truyền hình Mỹ với sự xuất hiện của những diễn viên và cảnh quay nóng bỏng, và các tình tiết gay cấn. Bộ đồ bơi đỏ - đồng phục của đội cứu hộ đã một thời làm mưa làm gió tại các cửa hàng thời trang.
Phim được chiếu thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới như Australia (chiếu từ phần 1-4), Phần Lan (phần 1-3), Đức (tất cả các phần từ 1-11), Ý (phần chiếu 1,2,5,6), Anh (từ 1-5, phần 6 được lên lịch phát sóng từ 2/4/2012)...
Tại Việt Nam, phim sẽ ra mắt khán giả truyền hình từ ngày 22/6/2012 trên kênh NCM của AVG - Truyền hình An Viên với hai phần thành công nhất của bộ phim (phần 5 và 6) hứa hẹn sẽ tạo nên một mùa hè sôi động cho khán giả Việt.
Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên (Little House on the prairie) (1974 - 1984)
"Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên, dựa trên một câu chuyện có thật, được kể lại trong cuốn tự sự của nữ văn sĩ Laura Ingalls.
Trong quãng thời gian từ năm 1869 đến 1871, gia đình bà đã cư trú ở vùng đồng cỏ hiện nằm cách thành phố Independence, tiểu bang Kansas (Mỹ) 13 dặm về hướng tây nam.
Hình ảnh về ngôi nhà được bà miêu tả rất chân thực trong cuốn sách tự sự của mình. Đó là nơi mà gia đình bà cùng bao gia đình tiên phong đi khai hoang của Mỹ đã phải đương đầu với điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, mùa đông tuyết ngập trắng còn mùa hè nhiệt độ lên tới 40 độ C. Quan trọng hơn là họ sống cô độc trên thảo nguyên mênh mông nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong điều kiện khó khăn đó.
Bộ phim đề cao tình cảm vợ chồng, cha mẹ và con cái, tình làng nghĩa xóm, tình bằng hữu trong sáng, đậm đà và chan hòa mặc cho cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ. Bên cạnh đó, bộ phim còn đề cập đủ mọi vấn đề của nước Mỹ đương thời như: nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến Nam - Bắc, sự phát triển của các công ty tư bản...
9 mùa chiếu từ năm 1974 đến 1984 đã làm rung động hàng triệu khán giả trên toàn thế giới. Bộ phim lọt vào top 10 của Nielsen và luôn ở vị trí top 10 trong suốt thời gian phát sóng.
Năm 1997, tạp chí TV Guide xếp hạng phim đứng thứ 97/100 phim hay nhất mọi thời đại. Phim từng được ra mắt khán giả Việt trên sóng VTV3 vào năm 1996.
Những người bạn (Friends) (1994 - 2004)
Sau 10 mùa chiếu (từ 1994 - 2004), "Những người bạn" được mệnh danh là phim truyền hình hài kịch thể loại sitcom nổi tiếng nhất thập niên 90 của thế kỷ 20.
Series phim có bối cảnh tại khu Greenwich Village thuộc Mahanttan, NewYork. 236 tập phim khai thác từ những câu chuyện đời thường, những tình huống hài hước trong cuộc sống của 6 người bạn thân trong độ tuổi 20. Bộ phim được chiếu trên 100 quốc gia và thu hút một lượng khán giả, người hâm mộ khổng lồ.
Chỉ tính riêng tập phim cuối (tập 236) đã kéo 51,1 triệu người Mỹ dõi theo. Sau 10 năm công chiếu, bộ phim đã có một bảng thành tích giải thưởng vô cùng ân tượng với 6 giải Emmy, 9 lần nhận giải "Khán giả yêu thích" trong hệ thống giải People's Choice Awards, 11 lần chiến thắng cho hạng mục "Những phim truyền hình hay nhất" của hệ thống giải ASCAP, 8 lần được vinh danh trong hệ thống giải thưởng BMI...
Nhiều nhà phê bình đã xếp loại đây là bộ phim truyền hình đáng xem nhất trong lịch sử truyền hình. 6 diễn viên chính của bộ phim gồm Jenifer Aniston, Courtney Cox, Lisa Kudrow, Matt LeBlanc, Mathew Perry, David Schwimmer đều đã trở thành các siêu sao của điện ảnh thế giới.
Khi trình chiếu tại Việt Nam, phim cũng gây ảnh hưởng và từng tạo ra nhiều khuynh hướng mới trong giới trẻ những năm cuối thế kỷ 20.
Những bà nội trợ kiểu Mỹ (Desperate Housewives) (2004 - 2012)
Đây là một series phim truyền hình hài kịch được sáng lập bởi và sản xuất bởi ABC Studios và Cherry Productions. Loạt phim xoay quanh cuộc sống của một nhóm phụ nữ qua cái nhìn của người hàng xóm đã chết của họ tại khu dân cư nằm bên con đường Wisteria Lane thuộc thị trấn giả tưởng Fairview, tiểu bang Eagle.
Ẩn dưới sự yên bình của một vùng ngoại ô, cuộc sống ở đây vô cùng phức tạp với những người phụ nữ khi họ khám phá ra những bí mật, tội ác và cả những điều không thể lý giải ẩn sau cánh cửa mỗi gia đình.
Loạt phim có sự góp mặt của 4 nữ diễn viên chính xuyên suốt tất cả các phần: Teri Hatcher (vai Susan Mayer), Felicity Huffman (Lynere Scavo), Marcia Cross (Bree Van de Kamp) và Eva Longoria (Gabrielle Solis).
Từ khi được công chiếu lần đầu năm 2004, phim đã xây dựng được lượng khán giả trung thành khổng lồ và nhận nhiều giải Emmy, Quả Cầu vàng...
Từ năm 2006 đến 2010, "Những bà nội trợ kiểu Mỹ" liên tục là phim truyền hình có nhiều người xem nhất toàn cầu. Năm 2012, các nhà sản xuất đã quyết định khép lại series ăn khách này trong sự nuối tiếc của nhiều khán giả. Tập cuối của phim được chiếu vào ngày 13/5/2012 trên kênh ABC.
Ngoài ra, truyền hình Mỹ còn được góp danh với nhiều phim truyền hình dài kỳ như Thị trấn Smallville - 10 mùa chiếu (2001 - 2011), CSI: Miami - 9 mùa chiếu ( 2002- 2011), Hồ sơ mật (X-files) - 9 mùa chiếu, Mất tích (Lost) - 6 mùa chiếu (2004 - 2010), Gossip Girl - 6 mùa chiếu (2007 - 2012)...
Theo Báo mới
Giá quảng cáo "khó đỡ" của các chương trình truyền hình ăn khách Để có được những đoạn quảng cáo ngắn phát trong chương trình, số tiền các hãng phải bỏ ra tới hàng triệu đô, tương ứng với hàng chục tỷ đồng tiền Việt Nam. Mới đây, tạp chí Forbes đã tổng hợp doanh thu quảng cáo của các chương trình lớn nhất trên truyền hình để xác định chương trình nào kiếm được lợi...