Mỏi mắt chờ kiểm định chất lượng giáo dục
Gần 500 trường ĐH, CĐ trên cả nước sẽ bắt buộc phải thực hiện chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm/lần. Tuy nhiên, đến 25-11-2013, Bộ GD-ĐT mới có quyết định thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thứ 2 trên cả nước, trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Trung bình 100 trường phải được kiểm định mỗi năm là con số không nhỏ đối với 2 trung tâm kiểm định.
Nhiều trường ĐH ngoài công lập muốn được đánh giá công bằng thông qua kiểm định chất lượng
Nhu cầu lớn, đáp ứng nhỏ giọt
Sau gần 3 tháng chính thức ra quyết định thành lập tổ chức kiểm định đầu tiên của Việt Nam là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐHQG Hà Nội thì cuối tháng 11-2013, Bộ GD-ĐT mới công nhận đơn vi thứ 2 đươc quyên đánh giá và công nhân các trường ĐH và các chương trình đào tạo ở trong nước trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Với chức năng hoạt động của mình, cả hai tổ chức này được quyền đưa ra quyết định công nhận hay không công nhận các trường ĐH và các chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mà không bị can thiệp bởi bên thứ 3. PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết năm 2014 trung tâm này sẽ đi vào hoạt động, với nhiệm vụ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường ĐH, CĐ, TCCN trong cả nước.
Hiện tại, cả nước có gần 500 trường ĐH, CĐ với yêu cầu của Bộ GD-ĐT bắt buộc phải thực hiện chu kỳ 5 năm/lần kiểm định, tính trung bình mỗi năm 2 tổ chức này sẽ tiến hành kiểm định 100 trường ĐH, CĐ. Trong khi đó, dự kiến mỗi trung tâm kiểm định thuộc các ĐH quốc gia sẽ có khoảng 30 kiểm định viên và 25 nhân viên hỗ trợ, trong khi đây là khối lượng công việc khổng lồ. Nhận xét về vấn đề này, ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Điện lực cho rằng trước đến nay tiến độ kiểm định của các trường ĐH, CĐ là rất chậm. Nay với việc thành lập mới 2 trung tâm này thì yêu cầu kiểm định 100 trường ĐH, CĐ/năm sẽ “quá tải”. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng kết quả kiểm định để phân loại các trường ĐH, từ đó làm căn cứ đầu tư ngân sách tập trung thay vì dàn trải như hiện nay đã được Bộ GD-ĐT nêu ra như một trong những biện pháp chính để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH.
Chưa “mở cửa” lĩnh vực kiểm định cho tư nhân
Một trong những người “sốt ruột” nhất hiện nay về nhu cầu được kiểm định chính là các nhà đầu tư khối trường ngoài công lập. Đây được coi là sự khẳng định uy tín, thương hiệu rõ ràng nhất với các trường này. Chính vì vậy, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho biết, hiệp hội đã đề xuất từ lâu với Bộ GD-ĐT về việc cho thành lập đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục của riêng hiệp hội.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều này có vẻ không khả thi, ít nhất là từ nay cho đến hết năm 2015. Bởi lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã khẳng định, với quy định mới nhất, đồng ý cho phép thành lập các tổ chức kiểm định tư nhân nhưng nêu rõ, trong giai đoạn 2012-2015 chỉ thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước. Trong giai đoạn sau năm 2015, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Đơn vị cho phép thành lập là Bộ GD-ĐT.
Phân tích về vấn đề này, ông Bùi Đức Hiền cho rằng, kiểm định giáo dục là việc còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì thế trong giai đoạn chuyển tiếp cần có những chuyên gia kiểm định am hiểu về giáo dục, nếu thực sự muốn đi vào chất lượng thay vì hình thức.
Một chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT cho biết, sở dĩ bước đầu chỉ thành lập các tổ chức của nhà nước là để tránh việc tư nhân chạy theo lợi nhuận khi năng lực quản lý và hoạt động còn hạn chế. Thêm vào đó việc tổ chức kiểm định là hoạt động mới ở Việt Nam, còn ít kinh nghiệm hoạt động và quản lý, nguồn lực hạn chế nên cần chia làm các giai đoạn. Như vậy, với sự “dè chừng” này của Bộ GD-ĐT, việc xếp hàng chờ kiểm định là điều các trường ĐH, CĐ cả nước phải chấp nhận ít nhất đến hết năm 2015.
Theo ANTD
Xuất hiện vết nứt trên "biểu tượng mới của Đà Nẵng"
Mấy ngày nay, dư luận Đà Nẵng râm ran chuyện cầu Rồng vừa đưa vào hoạt động vài tháng đã xuất hiện nhiều vết nứt. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, đây chỉ là hiện tượng bê tông giãn nở.
Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2013, cầu Rồng được xem là biểu tượng mới của TP Đà Nẵng. Đây không chỉ là một cây cầu độc đáo, có tính thẩm mỹ cao mà còn là điểm đến của nhiều khách du lịch khi tới thành phố biển này để được ngắm và xem "Rồng thép" phun lửa, phun mưa.
Một số đường nứt trên cầu Rồng
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cầu Rồng xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ, kéo dài khiến nhiều người lo ngại. Theo quan sát của phóng viên, vết nứt xuất hiện ở mố cầu phía đông (đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà) và dầm cầu. Có những vết nứt kéo dài đến 2m.
Chiều 1/11, Ban Quản lý dự án cầu Rồng (Sở GTVT Đà Nẵng) đã có văn bản báo cáo Thường trực Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về vấn đề này.
Đường nứt dưới mố cầu phía Đông
Theo ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Rồng, trong quá trình triển khai dự án, các đơn vị liên quan đều đã nhận thức được vấn đề trên và triển khai các giải pháp kỹ thuật từ khâu thiết kế đến thi công để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự co ngót hay giãn nở của bê tông. Tuy nhiên, vì kết cấu phức tạp nên không thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vết nứt tại một số vị trí.
Theo ông Nam, qua theo dõi kết cấu công trình nói chung và đặc biệt là qua công tác kiểm định thử tải đánh giá an toàn chịu lực, đơn vị kiểm định thử tải đã có đánh giá chung như sau: Quá trình kiểm định sức chịu tải (chất tải và dỡ tải), không phát hiện các biểu hiện bất thường của kết cấu. Kết cấu cầu vẫn làm việc bình thường trong giới hạn đàn hồi.
Ngoài ra, các chỉ tiêu kỹ thuật như cường độ chịu tải, độ cứng chống biến dạng, chuyển vị đỉnh vòm, chu kỳ dao động riêng đều phù hợp với kết quả phân tích lý thuyết.
Một số vết nứt đã được công nhân trám lại
Qua kiểm tra thực tế, các vết nứt có bề rộng trung bình từ 0,1-0,2mm, xuất hiện ở các vị trí như: trên gờ chắn bánh dải phân cách đoạn nhịp trên dầm hộp thép; tại vị trí tiếp giáp giữa 2 lần đổ bê tông của dầm và ụ chân vòm; tại tường ngực mố cầu dẫn phía Đông.
"Các vết nứt trên xuất hiện là do co ngót bê tông hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường. Qua theo dõi không thấy có hiện tượng phát triển thêm, không có biến đổi bất thường. Các vết nứt này không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng làm việc của công trình cầu Rồng", ông Nam cho biết.
Ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Rồng trả lời báo chí
Ông Nam cũng cho rằng, công trình cầu Rồng được bảo hành 2 năm, việc xử lý các vết nứt nêu trên nằm trong kế hoạch bảo hành của đơn vị thi công, đảm bảo mỹ quan và hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố môi trường xâm thực vào bê tông gây bất lợi cho công trình. Ban Quản lý dự án cầu Rồng và đơn vị quản lý cầu thường xuyên theo dõi và yêu cầu đơn vị thi công xử lý kịp thời.
Được biết, công trình cầu Rồng được xây dựng năm 2009 và đưa vào hoạt động tháng 3/2013 có chiều dài 666m, bề rộng mặt cầu 37,5m với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Đây là cây cầu vòm ống thép hình dáng rồng dài hơn 560 mét, nặng gần 9.000 tấn được đánh giá là độc đáo và lớn nhất Việt Nam.
Công Bính
Theo Dantri
Những "ma đề" bị oan hồn hồ tử thần ám ảnh Mặc dù có biển báo "hồ sâu nguy hiểm" nhưng cứ chiều xuống, hồ đá Làng Đại học Quốc gia Thủ Đức vẫn rất nhiều người hẹn hò nơi đây hóng mát, tâm sự và sau đó là cùng lao mình xuống dòng nước lạnh buốt bơi lội, chơi đùa. Người ta gọi lòng hồ này là hồ tử thần hay lòng hồ...