Mối lo Trump làm lộ bí mật quốc gia sau khi rời Nhà Trắng
Trump từng nhiều lần vô tình tiết lộ thông tin mật cho truyền thông và cả lãnh đạo nước ngoài, điều khiến giới tình báo, an ninh không khỏi lo lắng.
Khi David Priess còn là một sĩ quan Cục Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA), ông đã phải bay tới Houston để cập nhật cho cựu tổng thống George H.W. Bush về những diễn biến mới ở Trung Đông và tham vấn ông. Những thông tin này đều là tuyệt mật. Đây là một phần truyền thống lâu đời khi các cựu tổng thống Mỹ thường được hỏi ý kiến và có quyền truy cập vào một số bí mật của quốc gia.
Song Priess và các cựu quan chức tình báo khác cho rằng tổng thống đắc cử Joe Biden tốt nhất là không nên giữ truyền thống đó trong trường hợp của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters .
Đế chế bất động sản của Trump đang đối mặt nhiều áp lực tài chính và thương hiệu của ông đang bị tổn thương, điều làm giới chức tình báo lo ngại rằng Tổng thống có thể lợi dụng những bí mật quốc gia để thu về lợi ích riêng.
Theo tài liệu do New York Times đăng tải, hồ sơ thuế của Trump cho thấy ông dường như đang đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Ông đã đích thân đảm bảo cho một khoản nợ trị giá hơn 400 triệu USD của các công ty do ông đứng tên giữa lúc đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo ngành du lịch, khách sạn, lĩnh vực chủ đạo trong đế chế kinh doanh Trump.
Trump nhiều lần khẳng định tình hình tài chính của ông hoàn toàn ổn và các khoản nợ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản ông nắm giữ. Tuy nhiên, nhìn chung, những khoản nợ ngân hàng nước ngoài lớn thường là yếu tố khiến một người bị hủy quyền tiếp cận thông tin mật. Chủ nợ lớn nhất của Trump được cho là Ngân hàng Deutsche, ngân hàng Đức có mối liên kết với Nga.
Video đang HOT
Các cựu tổng thống Mỹ sau khi rời Nhà Trắng thường kiếm tiền bằng việc viết sách và diễn thuyết nhưng không cựu tổng thống nào có mối liên hệ kinh doanh quốc tế chằng chịt như Trump. Ông có lợi ích kinh doanh và các mối quan hệ làm ăn ở cả Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác của Mỹ, những nước luôn thèm khát các bí mật an ninh quốc gia Mỹ dù là nhỏ nhất.
“Trump đã cho thấy ông là một tổng thống không coi trọng việc giữ bí mật”, Jack Goldsmith, quan chức cấp cao Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush, nhận xét. “Ông ấy có xu hướng không coi trọng các quy tắc liên quan đến an ninh quốc gia. Và ông ấy khuynh hướng thích bán đi những thứ mang lại giá trị cho bản thân”.
Goldsmith và các chuyên gia khác lưu ý rằng Tổng thống Trump từng nhiều lần bất cẩn tiết lộ thông tin mật. Ông từng chia sẻ với Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Nga hồi năm 2017 về thông tin đe dọa khủng bố cực kỳ nhạy cảm mà Mỹ được một đồng minh cung cấp. Năm ngoái, ông đăng lên Twitter một bức ảnh vệ tinh bí mật về cơ sở hạt nhân của Iran.
Trong các cuộc phỏng vấn với nhà báo Bob Woodward để lấy tư liệu cho một cuốn sách mới xuất bản hồi mùa thu, Trump đã khoe về hệ thống vũ khí hạt nhân bí mật mà cả Nga và Trung Quốc đều không biết.
Theo Washington Post, các nguồn tin của Woodward “về sau xác nhận rằng quân đội Mỹ có một hệ thống vũ khí bí mật mới nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết”. Họ còn thấy “bất ngờ” vì Tổng thống Trump lại tiết lộ nó.
Khi Trump thông báo với công chúng về cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al Baghdadi, ông cũng tiết lộ những thông tin mật và nhạy cảm về cuộc tấn công như có một con chó nghiệp vụ bị thương, 8 trực thăng đã được điều động đưa đặc nhiệm Mỹ tới địa điểm hành động và họ đã thực hiện sứ mệnh trong khoảng hai tiếng.
Năm 2017, Trump đã tiết lộ vị trí của hai tàu ngầm hạt nhân Mỹ gần Triều Tiên cho Tổng thống Philippines.
Năm 2018, New York Times đưa tin Trump thường xuyên dùng điện thoại không bảo mật gọi cho bạn bè, tạo lỗ hổng để gián điệp nước ngoài nghe lén.
Doug Wise, cựu sĩ quan CIA tuần qua đăng một bài viết trên trang tin Just Security cảnh báo rằng việc Trump có quyền tiếp cận các thông tin tuyệt mật sau khi rời Nhà Trắng sẽ tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Các khoản nợ lớn của Trump là “rủi ro phản gián rõ ràng và đáng báo động”, Wise viết.
Cựu giám đốc CIA John Brennan cho rằng chính quyền Biden cần cẩn trọng khi cân nhắc liệu có nên giữ truyền thống để Trump tiếp cận với các thông tin mật trong tương lai hay không.
“Chính quyền mới cần được tham vấn và lập tức tiến hành đánh giá nhằm xác định xem liệu Tổng thống Donald Trump có nên tiếp tục được truy cập thông tin mật không dựa trên những hành động trong quá khứ và mối quan ngại sâu sắc về những gì ông ấy có thể làm trong tương lai”, Brennan nói.
Ông Biden hứng chỉ trích từ chính thành viên chủ chốt của đảng Dân chủ
Một thành viên chủ chốt của đảng Dân chủ, thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Joe Biden về nhân vật mà ông định đề cử vào vị trí giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Mike Morell, người từng là phó giám đốc CIA dưới thời ông Barack Obama và 2 lần giữ chức quyền giám đốc CIA. Ảnh: Getty
Hãng CNN hôm 25/11 dẫn 2 nguồn đáng tin cậy cho biết, Mike Morell, người từng là phó giám đốc CIA dưới thời ông Barack Obama và 2 lần giữ chức quyền giám đốc CIA, là nhân vật được ông Biden đề cử vào vị trí giám đốc CIA trong nội các mới.
Tuy nhiên, viễn cảnh ông Morell lãnh đạo CIA đã dẫn đến chỉ trích gay gắt từ một số thành viên trong đảng Dân chủ, trong đó có thượng nghị sĩ Ron Wyden, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện - người cuối cùng sẽ bỏ phiếu xác nhận ứng viên nào sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ giám đốc CIA.
"Không có người ủng hộ bạo lực, tra tấn nào có cơ hội được xác nhận là giám đốc của CIA. Người như thế không có triển vọng thành công", ông Wyden chia sẻ với CNN, nhắc đến những đề xuất trước đây của ông Morell cho rằng cái gọi là "thẩm vấn tăng cường" của CIA đối với khủng bố là hiệu quả và có đạo đức.
Daily Beast là trang đầu tiên đưa tin về sự phản đối của thượng nghị sĩ Wyden dành cho ứng viên Morell.
Ông Biden vẫn chưa quyết định nhân vật nào nắm giữ vị trí giám đốc CIA. Ảnh: Getty
Việc ông Wyden phản đối có thể gây khó khăn cho ông Morell trong việc trở thành lãnh đạo của CIA dù ông Morell là người có tiếng tăm từ lâu. Nhiều nguồn tin quen thuộc với quá trình chuyển giao quyền lực chia sẻ với CNN rằng quyết định vẫn đang được cân nhắc và chưa có ứng viên nào vượt trội hơn những người còn lại. Do đó, ông Biden đã không công bố ứng cử viên nào cho vị trí giám đốc CIA hôm 24/11.
Tên của ông Morell liên tục xuất hiện trong những tuần gần đây như một sự lựa chọn khả dĩ cho vị trí giám đốc CIA do giàu kinh nghiệm lãnh đạo ở cơ quan này. Tuy nhiên, ông Wyden nói sẽ bỏ phiếu phản đối sự việc ông Morell sẽ trở thành giám đốc CIA vì ông Morell công khai ủng hộ việc tra tấn và chống lại sự giám sát của quốc hội.
Một trợ lý trong quốc hội Mỹ cũng đồng tình với ông Wyden khi cho rằng các bình luận trước đây của ông Morell về kỹ thuật thẩm vấn tăng cường của CIA và việc phản đối sự giám sát của quốc hội là điểm trừ.
Dẫu vậy, Nick Shapiro, cựu phó chánh văn phòng CIA và hiện là phát ngôn viên của ông Morell, đã bác bỏ các chỉ trích của ông Wyden. Chia sẻ với CNN, ông Shapiro nói: "Ông Morell là một trong những sĩ quan tình báo thông minh, chăm chỉ, tận tâm nhất mà chúng tôi từng có. Ông ấy đã phục vụ các tổng thống của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa trong cả thập kỷ. Ông ấy cũng đã chia sẻ cùng cựu Tổng thống Bush trong vụ khủng bố 11/9 và phục vụ cựu Tổng thống Barack Obama khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt.
Mỹ: Liên tiếp xảy ra 6 vụ nổ súng tại thành phố Houston Theo Sở Cảnh sát thành phố Houston, Mỹ, một cảnh sát đã bị bắn chết tại thành phố này trong chiều 9-11 (giờ địa phương). Theo truyền thông địa phương, đây là vụ nổ súng thứ 6 xảy ra tại Houston trong 24 giờ qua khiến nhiều người thương vong. Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ súng. (Nguồn: fox7austin.com) Vụ nổ...