Mối lo nào ẩn sau báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hòa Phát?
Tích cực có, nhưng cũng có mối lo ẩn sau báo cáo tài chính kỳ này của Hòa Phát.
Mối lo nào ẩn sau báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hòa Phát?
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với lợi nhuận sau thuế lũy kế cả năm 2019 đạt 7.578 tỷ đồng, giảm gần 12% so với năm 2018.
Mặc dù giảm nhưng so với kỳ vọng của giới đầu tư, mức lợi nhuận này không nằm ngoài dự đoán khi Hòa Phát đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép chung của thị trường chậm lại, giá quặng sắt tăng cao trong năm cũng như bắt đầu phải ghi nhận một phần khấu hao và chịu thêm lãi vay trong quá trình xây dựng “siêu dự án thép” Dung Quất.
Nhìn vào báo cáo, có thể thấy tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) của “vua thép” tăng rất mạnh trong năm 2019, lên tới 51%, đạt trên 36.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay chỉ bằng 0,77 lần, cho thấy cán cân tài chính vẫn ở mức an toàn và Hòa Phát vẫn có thể sử dụng thêm đòn bẩy tài chính.
Hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm lần lượt 19,1% và 3,5% tổng tài sản, đều ở mức thấp so với nền quá khứ, cho thấy không có mối lo đáng kể đối với cơ cấu tài sản.
Tích cực có, nhưng cũng có mối lo ẩn sau báo cáo tài chính kỳ này của Hòa Phát.
Video đang HOT
Cụ thể, mặc dù doanh thu thuần năm 2019 tăng trưởng 14% nhưng nếu xét riêng mảng thép, tăng trưởng doanh thu thuần (không kể doanh thu nội bộ) chỉ ở mức 8,1%.
Mức tăng này mặc dù không phải là thấp nếu đặt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và nhu cầu thị trường tăng chậm, tuy nhiên không khỏi khiến nhiều nhà đầu tư lấn cấn.
Tăng trưởng doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận mảng thép của Hòa Phát suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2016 – 2019
Từ năm 2020 trở đi, Hòa Phát sẽ phải gánh thêm chi phí khấu hao và nợ vay bởi quá trình xây dựng tổ hợp nhà máy thép Dung Quất vẫn đang tiếp tục tiến hành.
Với tốc độ tăng trưởng chỉ 8,1% trong năm 2019, liệu rằng mảng thép của Hòa Phát có thể đạt được tăng trưởng doanh thu cao trong năm 2020 cũng như các năm sau để “cân” lại được khấu hao và lãi vay, tạo ra tăng trưởng lợi nhuận đáng kể hay không, trong bối cảnh cạnh tranh vẫn gay gắt và nhu cầu thị trường vẫn tăng chậm?
Nhưng nhà đầu tư vẫn có quyền tin vào kịch bản tốt đẹp, bởi nếu xét riêng quý IV/2019, mức tăng doanh thu thuần mảng thép (không kể nội bộ) so với cùng kỳ năm 2018 lại đạt mức cao, lên đến 19,8% (sở dĩ doanh thu thuần cả năm tăng thấp là bởi quý II ghi nhận suy giảm 0,9%, trong khi quý III chỉ tăng 3,4%).
Tuy vậy, vẫn cần cẩn trọng với tín hiệu tốt này, bởi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần mảng thép (không kể nội bộ) chỉ đạt 10% trong quý IV/2019, thấp hơn cả quý II (15,5%) và quý III (14%) – vốn là các quý mà Hòa Phát phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào có giá vốn cao do giá quặng sắt tăng cao (giá quặng sắt đã hạ nhiệt từ đầu tháng 8/2019), nghĩa là khấu hao, lãi vay cũng như diễn biến giá thép đầu ra là những biến số rất cần phải lưu ý.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán ngày 6/12: Điểm sáng ở HPG
Thị trường chứng khoán ngày 6/12/2019: Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất khi tăng tới hơn 3% cùng thanh khoản bứt phá.
Chỉ số VN-Index giữ được sắc xanh nhạt sau phiên giao dịch ngày 6/12/2019.
Bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 6/12/2019, chỉ số sàn HOSE mở cửa với sắc đỏ từ đà giảm của nhóm bluechip. Sau đó, VN-Index đi vào nhịp giằng co trong hơn 1 giờ giao dịch trước khi được tiếp sức, ổn định trở lại cho đến thời điểm tạm nghỉ.
Tới phiên chiều, diễn biến tiếp tục đi theo hướng ảm đạm. VN-Index trượt từ đỉnh 965 điểm xuống lình xình quanh tham chiếu và cầm cự trạng thái đi ngang trên nền thanh khoản yếu.
Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,29 điểm (tương đương 0,03%) lên 963,56 điểm. Toàn sàn có 156 mã tăng và 154 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 171,819 triệu đơn vị, giá trị hơn 3.870 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,45 triệu đơn vị, giá trị 641,65 tỷ đồng.
Bộ ba có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index phải kể tới VNM giảm 1,27%, BID giảm 0,88%, HVN giảm 1,68%. Tuy nhiên, chỉ số vẫn hiện sắc xanh nhờ vào các trụ chính là HPG, SAB, CTG.
Trong đó, HPG là mã để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất khi tăng tới hơn 3% lên 23.850 đồng/CP cùng thanh khoản bứt phá sau khi kết phiên, đồng thời được khối ngoại mua ròng mạnh.
Ngoài ra, ROS cũng có màn đảo chiều ấn tượng khi từ mức giảm 2,24% đã leo dốc thẳng đứng và kết phiên tăng 2,04% lên mức cao nhất ngày 25.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 31,13 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường,
Trên sàn Hà Nội, sau những rung lắc, chỉ số HNX-Index cũng đã kịp lấy lại sắc xanh nhạt và đóng cửa tăng 0,13 điểm (tương đương 0,13%) lên 102,5 điểm. Toàn sàn này có 51 mã tăng và 60 mã giảm.
Gánh hoàn toàn chỉ số HNX-Index trong phiên hôm nay chính là sắc tím của DGC khi cổ phiếu này tăng trần 10% lên 29.700 đồng/CP cùng khối lượng khớp lệnh gần 0,84 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, toàn sàn có 94 mã tăng, 80 mã giảm. Chỉ số UPCoM-Index nhích nhẹ 0,06 điểm (tương đương 0,11%) lên 55,92 điểm
Biển Ngọc
Theo baogiaothong.vn
Nhiều Bluechips đồng thuận bứt phá, VN-Index áp sát mốc 990 điểm Khối ngoại hiện mua ròng 60 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó riêng VEA được mua ròng gần 32 tỷ đồng. Sau những phút mở cửa giảm điểm, thị trường đã mau chóng hồi phục với lực kéo từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Ở nhóm Bluechips, HPG, VNM, PLX, POW, VHM...cùng các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB,...