Mối lo “mang virus đi muôn nơi” từ người mắc COVID-19 không triệu chứng
Các quan chức y tế từ lâu đã tự hỏi có bao nhiêu người nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng.
Những người không cảm thấy bệnh hiếm khi đi xét nghiệm, nên các chuyên gia chỉ có thể ước tính số trường hợp không có triệu chứng.
Ảnh minh họa
Lượng lớn bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng mang virus muôn nơi
Nghiên cứu mới – được công bố trên tạp chí chuyên ngành JAMA Network Open hôm 14/12 – cho thấy có hơn 40% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 không có triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 95 nghiên cứu từ tháng 1/2020 – tháng 2/2021 bao gồm gần 30 triệu người ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi. Kết quả, hơn 60% các trường hợp COVID-19 được xác nhận ở những người dưới 20 tuổi là không có triệu chứng; gần 50% ở những người từ 20 đến 39 tuổi; khoảng 32% ở những người từ 40 đến 59 và khoảng 33% ở những người trên 60 tuổi.
SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang mô mỡ, biến chất béo trở thành ổ virus
Video đang HOT
WHO: Omicron lây lan nhanh hơn Delta và làm suy yếu hiệu quả của vaccine
Hàng loạt nỗ lực của thế giới nhằm khống chế COVID-19
Tiến sĩ Alan Wells – Giám đốc Y tế của Phòng thí nghiệm lâm sàng UPMC và giáo sư bệnh học tại Trường Y Đại học Pittsburgh (Mỹ), người không liên kết với nghiên cứu trên nhận định: “Đó là những gì chúng ta thấy ở rất nhiều loại virus đường hô hấp”.
Nghiên cứu trên còn chỉ ra rằng số trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng cao nhất xảy ra ở nhân viên viện dưỡng lão, khách du lịch bằng máy bay hoặc tàu biển và phụ nữ mang thai. Điều đó không có nghĩa là những quần thể đó dễ bị mắc bệnh không có triệu chứng hơn, mà chỉ là họ có nhiều khả năng được xét nghiệm hơn.
Các nhân viên viện dưỡng lão phải trải qua các cuộc kiểm tra thường xuyên trong suốt đại dịch, máy bay quốc tế và tàu du lịch yêu cầu xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay và phụ nữ mang thai được kiểm tra theo lịch hẹn của bác sĩ.
“Nếu chúng ta có một chương trình thử nghiệm toàn diện hơn, lấy mẫu tất cả mọi người theo cách không thiên vị, chúng ta sẽ thu thập được nhiều hơn các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng” – giáo sư Wells khẳng định.
Trong khi 40% trường hợp nhiễm COVID-19 nói chung không có triệu chứng thì con số này cũng chỉ đại diện cho 0,25% dân số được xét nghiệm. Nhưng các chuyên gia sức khỏe nói rằng nó vẫn là một thực trạng đáng lo ngại. Đây cũng có thể là một đánh giá thấp vì xét nghiệm không được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trong khung thời gian của nghiên cứu.
Nhà miễn dịch học về bệnh truyền nhiễm Mark Cameron tại Trường Y Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho biết: “Một phần tư dân số được xét nghiệm nhiễm bệnh không có triệu chứng, đó không phải là một con số quá lớn. Tuy nhiên, khi bạn nhân số đó với hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, thì đó là một lượng đáng kể người truyền virus đi muôn nơi”.
Mắc COVID-19 không triệu chứng có nguy cơ tái nhiễm bệnh nặng
Tỷ lệ các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng trong số các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 cũng đáng lo ngại vì các nghiên cứu trước đây cho thấy những người như vậy có thể không được bảo vệ chống lại sự tái nhiễm so với những người có các triệu chứng bệnh vừa phải.
Sở Y tế Công cộng Kentucky và một sở y tế địa phương tại Mỹ đã điều tra hai đợt bùng phát dịch bệnh tại một cơ sở điều dưỡng: một đợt bùng phát vào tháng 7/2020 và đợt thứ hai vào tháng 10/2020. Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện có 5 người, trong đó 3 người nhiễm bệnh không có triệu chứng và 2 người nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ trong đợt bùng phát đầu tiên, bị nhiễm bệnh nặng hơn trong đợt bùng phát thứ hai – theo nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2021 bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
“Các nhà nghiên cứu đang xem xét vấn đề này nhưng dữ liệu củng cố một giả thuyết rằng bệnh càng nặng thì mức độ kháng thể trung hòa và khả năng miễn dịch lâu dài của cơ thể càng cao. Còn nhiễm trùng nhẹ và không có triệu chứng dẫn đến phản ứng miễn dịch kém mạnh mẽ hơn” – ông Cameron cho biết.
Các chuyên gia y tế cho biết hiện nay, còn nhiều trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng hơn so với thời điểm nghiên cứu được tiến hành, bởi các biến thể có khả năng lây truyền cao như Delta và Omicron.
Giáo sư Wells cho biết vaccine ngừa COVID-19 cũng có thể góp phần làm tăng tỷ lệ người nhiễm bệnh không có triệu chứng vì vaccine cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại bệnh nặng và làm tắt các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đột phát.
Tiến sĩ Shiv Pillai, nhà miễn dịch học và giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard, cho biết cách bảo vệ tốt nhất chống lại COVID-19 vẫn là tiêm vaccine và uống thuốc kháng virus.
Con mắc COVID-19, phụ huynh vẫn đưa tới trường 7 ngày liền khiến cả lớp phải cách ly
Một gia đình ở California, Mỹ vẫn đưa con tới trường 7 ngày liền mặc dù con có xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Trường tiểu học Neil Cummins. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, Tiến sĩ Brett Geithman, Quản lý học khu Larkspur-Corte Madera ở hạt Marin, California cho biết em học sinh đó học trường tiểu học Neil Cummins ở Corte Madera. Hành động của bố mẹ em này đã khiến 75 bạn học cùng lớp buộc phải cách ly từ ngày 19/11.
Ông Geithman cho biết trường học chỉ được thông báo về ca dương tính này sau khi cơ quan y tế hạt Marin liên lạc với họ. Tuy nhiên, ca bệnh này không được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của trường tiểu học.
Sở y tế khu vực đã làm việc với mọi phòng thí nghiệm trong khu vực để họ được thông báo về các ca bệnh mới. Sau đó, sở sẽ liên lạc với trường học để xác nhận xem học sinh đó có đang cách ly hay không. Trong trường hợp trên, cả sở y tế và trường học đều bị cha mẹ học sinh cung cấp thông tin sau, khiến mãi về sau trường hợp này mới bị phát hiện.
Tiến sĩ Matt Willis, quan chức y tế của hạt Marin nói: "Đây không chỉ là vi phạm đạo đức cơ bản mà còn là vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm có thể bị phạt hoặc truy tố hình sự. Do tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm này, chúng tôi đã đưa vụ việc lên ủy viên công tố quận".
Học khu Larkspur-Corte Madera đã hướng dẫn cha mẹ các bước nếu thành viên gia đình họ có người xét nghiệm dương tính với COVID-19. Theo luật, ai mắc COVID-19 sẽ phải tự cách ly ít nhất 10 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ em học sinh nói trên không thông báo cho trường và vẫn đưa người con này và một người con khác tới trường.
Sở y tế biết về ca dương tính trên từ ngày 8/11. Họ liên lạc với gia đình em học sinh nhưng trong cuộc gọi điện đầu tiên, gia đình không nói trên trường học của con mình. Họ đã gọi điện vài lần để hỏi tên trường học nhưng gia đình kia không nghe máy. Khi sở y tế tìm ra tên trường thì họ đã báo cáo cho quản lý trường học.
Nhân viên trường tiểu học Neil Cummins đã hành động ngay lập tức, gửi tin nhắn cho các phụ huynh có con học cùng lớp vào đêm 18/11, đề nghị cho con xét nghiệm sáng hôm sau.
Sau khi xét nghiệm những người tiếp xúc gần, có thêm 6 người mắc COVID-19. Các học sinh này đã được đưa đi cách ly. Các bậc phụ huynh rất sốc khi biết về sự việc. Nhiều gia đình buộc phải hủy kế hoạch nghỉ lễ vì con bị cách ly. Các ca mắc COVID-19 tại trường đều hồi phục và không ai mắc bệnh nặng.
Các trường học ở Indonesia phải đóng cửa nếu tỷ lệ dương tính trên 5% Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết các trường học có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với COVID-19 trên 5% trong thời gian học trực tiếp (PTM) sẽ phải đóng cửa trong hai tuần. Kiểm tra thân nhiệt của học sinh để phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Jakarta, Indonesia, ngày 30/8/2021....