Mối liên quan giữa tỏi và HIV?
Tỏi là một loại gia vị phổ biến có thể giúp làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu nói gì về tỏi và HIV? Ăn tỏi có giúp cho những người nhiễm HIV hay không, hay là nó gây ra nhiều tác hại hơn?
Hoạt chất chính trong tỏi là allicin. Tỏi cũng chứa các chất khác, bao gồm diallyl polysulfides và ajoene.
Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia về ảnh hưởng của tỏi đến đến hệ thống miễn dịch ở người nhiễm HIV, cũng như tương tác của tỏi với thuốc điều trị HIV.
HIV và tỏi
Tỏi có đặc tính kháng vi-rút có thể có lợi cho người nhiễm HIV.
Một số người cho rằng tỏi có thể giúp chống lại HIV nhờ các đặc tính chống vi-rút, chẳng hạn như tăng cường hệ thống miễn dịch.
HIV tấn công các tế bào T, một loại tế bào cụ thể trong hệ miễn dịch. Tế bào T chống lại vi-rút và tế bào khối u trong cơ thể. Khi HIV phá hủy các tế bào T, việc chống lại nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn.
Người có HIV dễ bị một số loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả vi-rút. Những nhiễm trùng này có thể trở nên nghiêm trọng nếu người đó có hệ miễn dịch yếu.
Bất cứ điều gì có thể khiến hệ miễn dịch mạnh hơn đều có lợi cho những người bị nhiễm HIV, đó là lý do tại sao một số người khuyên nên bổ sung tỏi.
Một phân tích được công bố trên Journal of Immunology Research gợi ý rằng tỏi có thể cải thiện chức năng hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản sinh một số loại tế bào.
Những tế bào này bao gồm các tế bào diệt tự nhiên và đại thực bào, giúp chống lại nhiễm trùng.
Những lợi ích sức khỏe chung của tỏi cũng có lợi cho người nhiễm HIV. Ví dụ, theo Trung tâm Quốc gia về Y tế Bổ sung và Tích hợp Mỹ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có thể giúp giảm cholesterol.
Các nghiên cứu nói gì?
Một giả thuyết cho rằng tỏi có các axit amin chứa lưu huỳnh kích thích hoạt động ở hệ thống miễn dịch và giúp chống nhiễm trùng.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí The Journal of Nutrition chỉ ra rằng các tế bào T và tế bào diệt tự nhiên có thể đáp ứng với những thay đổi của chế độ ăn, bao gồm tỏi.
Video đang HOT
Nghiên cứu được tiến hành trên người lớn độ tuổi 21-50. Các nhà khoa học chia những người tham gia thành hai nhóm. Trong 90 ngày trong mùa cảm lạnh và cúm, một nhóm sử dụng 2,56g chiết xuất tỏi và nhóm còn lại sử dụng giả dược.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đánh giá chức năng tế bào T và tế bào diệt, cùng với bệnh tự báo cáo. Kết quả chỉ ra rằng bổ sung tỏi có thể cải thiện chức năng tế bào miễn dịch.
Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp người nhiễm HIV duy trì sức khỏe, nhưng các nghiên cứu không xác nhận rằng tỏi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đặc biệt ở người nhiễm HIV.
Các nghiên cứu lớn hơn là cần thiết để xác định xem tỏi có thể đóng vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch của người nhiễm HIV hay không.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ thừa nhận rằng tỏi có thể có một số đặc tính chống ung thư.
Những người nhiễm HIV cũng dễ bị một số loại ung thư. Giảm nguy cơ ung thư ở người nhiễm HIV có thể cải thiện triển vọng trong một số trường hợp.
Trong một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp, các nhà khoa học đã xem xét 14 nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa tỏi và ung thư đại tràng. Sử dụng tỏi không có vẻ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, cũng chưa có những nghiên cứu báo cáo mối liên quan với giảm các bệnh ung thư phổ biến nhất liên quan đến HIV.
Tỏi và thuốc điều trị HIV
Bổ sung tỏi có thể tương tác với thuốc HIV.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung tỏi ảnh hưởng đến nồng độ của một số thuốc chống vi-rút được kê đơn điều trị HIV.
Ví dụ, một phân tích có hệ thống về các nghiên cứu được công bố trên tờ International Journal of STD & AIDS chỉ ra rằng một số dạng bổ sung tỏi có thể làm giảm nồng độ của một số loại thuốc chống vi-rút.
Điều đáng chú ý là một số nghiên cứu gợi ý mối liên quan giữa tỏi và cản trở thuốc HIV đã cũ. Tuy nhiên, các thuốc này đang thay đổi và tiến bộ theo thời gian.
Một nghiên cứu khác gồm 77 phụ nữ nhiễm HIV tự báo cáo về việc bổ sung tỏi. Kết quả cho thấy bổ sung tỏi trong thời gian ngắn không ảnh hưởng đến tần suất uống thuốc kháng vi-rút, số lượng tế bào CD4 hoặc lượng vi-rút.
Các hợp chất trong tỏi rất phức tạp. Ví dụ, allicin nhanh chóng thay đổi thành các chất khác. Vì thế, các nhà nghiên cứu chưa hiểu đầy đủ về tương tác của tỏi với các loại thuốc điều trị HIV khác nhau.
Nguy cơ và tác dụng phụ
Cách điều trị tốt nhất sẽ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe chung của một người và các tình trạng bệnh lý khác mà họ có thể có. Phác đồ điều trị HIV khác nhau sẽ bao gồm các nhóm thuốc khác nhau, một số trong đó có thể tương tác khác nhau với tỏi.
Đối với những người nhiễm HIV đang cân nhắc việc bổ sung tỏi, có một số câu hỏi để hỏi bác sĩ.
Ví dụ, rất cần hỏi bác sĩ xem liệu bổ sung tỏi có an toàn khi dùng chung với các thuốc mà người đó hiện đang dùng hay không. Cũng rất tốt khi thảo luận về liều tối ưu.
Thảo luận về những tác dụng phụ điển hình của tỏi cũng cần thiết. Tác dụng phụ của tỏi có thể bao gồm:
buồn nôn
nôn
tiêu chảy
vị khó chịu trong miệng
khó tiêu
Vì các tác dụng phụ của tỏi đôi khi có thể bao gồm kích ứng dạ dày, có thể cản trở việc dùng thuốc điều trị HIV hoặc dinh dưỡng hợp lý.
Như với bất kỳ chế phẩm bổ sung nào khác, việc cân nhắc lợi ích so với nguy cơ là hết sức cần thiết.
FDA không giám sát chất lượng hoặc độ an toàn của các chế phẩm bổ sung, vì vậy điều quan trọng là phải mua chúng từ nhà cung cấp có uy tín.
Tóm lại
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định lợi ích y học của tỏi. Bổ sung tỏi có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, nhưng tác dụng của nó đối với điều trị HIV và HIV hiện chưa rõ ràng.
Một số nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung tỏi cản trở thuốc HIV, nhưng các nghiên cứu khác không cho thấy mối liên quan này.
Vì bằng chứng chưa kết luận, nên những người nhiễm HIV cần luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung tỏi.
Cẩm Tú
Theo MNT
Vẫn còn sự kỳ thị đổi với người nhiễm HIV
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sợ bị kỳ thị, không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV để đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm.
Hiện nay, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn. (Ảnh: Minh Khuê).
Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Ngoài việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, PGS Nguyễn Hoàng Long cho biết, một trong những nguyên nhân gây nguy cơ bùng phát dịch HIV là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích và nhóm phụ nữ "bán hoa", nhóm nam có quan hệ giao hợp với nam, chuyển giới... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.
Đặc biệt, định mức chi cho một số hoạt động khó tạo động lực cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng, ví dụ định mức chi cho một tuyên truyền viên đồng đẳng tối thiểu 500.000 đồng/tháng, mức chi này không khuyến khích các đồng đẳng viên đi lại nhiều lần để tiếp cận với những người có nguy cơ cao; mức chi cho xét nghiệm HIV chỉ 52.000 đồng/ xét nghiệm cũng rất thấp cho triển khai xét nghiệm tại cộng đồng, với mức chi này chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm khoảng 35.000-40.000 đồng, do đó công xét nghiệm và chi phí đi lại để tiếp cận được một người nguy cơ cao là không thể khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV.
Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ, do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương.
Trong khi, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cam kết nhanh chóng đạt được mục tiêu 90-90-90 (90 % người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) trong phòng, chống HIV/AIDS.
Với mục tiêu 90 thứ nhất: Theo ước tính cả nước đã có khoảng với 80% người nhiễm HIV đã biết tình trạng HIV; mục tiêu 90 thứ hai: Tại các cơ sở y tế công hiện đang cung cấp thuốc ARV điều trị cho 131.600 người nhiễm HIV, cộng với số bệnh nhân đang điều trị ARV do tự chi trả hoặc huy động từ các nguồn khác. Như vậy trong số những người đã biết tình trạng HIV có khoảng 70% người nhiễm HIV được điều trị ARV; mục tiêu 90 thứ ba: Theo kết quả xét nghiệm tải lượng virut cho gần 40.000 người đang điều trị ARV thì có 94% có tải lượng virut dưới ngưỡng ức chế.
Và theo PGS Nguyễn Hoàn Long, để hoàn thành mục tiêu 90- 90-90, giải pháp đầu tiên đặt ra hiện nay chính là đẩy mạnh công tác chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Đồng thời, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung theo Chỉ thị số 1139/CT-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS. Bao gồm: Đẩy mạnh các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV; tăng cường công tác giám sát dịch HIV chủ động và triển khai đa dạng các mô hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm phát hiện HIV; mở rộng cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV và điều trị sớm ARV ngay khi người nhiễm HIV được phát hiện; tăng cường đầu tư ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống, đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng, chống HIV; Duy trì và nâng cao năng lực cán bộ phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh chuyển đổi tổ chức hệ thống y tế dự phòng.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
Nhà khoa học tìm ra virus HIV bị từ chối giải Nobel Robert Gallo (Mỹ) cùng hai đồng nghiệp Pháp tuyên bố tìm ra HIV nhưng do bị hiểu nhầm, Gallo không được trao giải Nobel. Lịch sử tìm ra HIV vô cùng phức tạp. Đầu những năm 80, con người gần như chẳng biết gì về căn bệnh bí ẩn khiến hệ miễn dịch cơ thể suy giảm. Một trong những nhà khoa học...