Mối liên hệ “mật thiết” giữa kinh doanh cầm đồ và những vụ trọng án
Tối 13/10/2013, người dân ở thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên không khỏi bàng hoàng trước sự việc một nhóm đối tượng dùng súng tự chế bắn chết một quân nhân và chém trọng thương một người tại nhà nghỉ Hương Rừng, thuộc tổ 20, thị trấn Chùa Hang.
Hoạt động kinh doanh cầm đồ bên cạnh mặt tích cực như giúp người dân giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn, thì cũng đang phát sinh những biến tướng gây mất trật tự an toàn xã hội. Thực tế đã có nhiều vụ án xảy ra từ việc cầm đồ biến tướng đòi hỏi nhà nước cần sớm siết chặt các quy định đối với lĩnh vực kinh doanh này.
Án mạng nảy sinh từ cầm đồ, cho vay lãi suất cao
Tối 13/10/2013, người dân ở thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên không khỏi bàng hoàng trước sự việc một nhóm đối tượng dùng súng tự chế bắn chết một quân nhân và chém trọng thương một người tại nhà nghỉ Hương Rừng, thuộc tổ 20, thị trấn Chùa Hang.
Các đối tượng gây án gồm Đỗ Thanh Tùng, 22 tuổi, trú tại xóm Vải, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ; Đinh Tiến Đức, 24 tuổi, trú tại thôn Dương Đình, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội; Đỗ Văn Vang, 24 tuổi, trú tại xã Lai Thành, Kim Sơn, Ninh Bình và Phạm Văn Phụng, 20 tuổi, trú tại tổ 11, phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên.
Chúng khai, trước khi gây án đã nhận được lệnh tới nhà nghỉ Hương Rừng để “xử” anh Nguyễn Thành Tuân là chủ cơ sở, do nợ tiền chưa trả. Lập tức chúng liền lấy dao, súng tự chế bắn đạn “hoa cải”, bịt mặt đi xe máy tới nhà nghỉ Hương Rừng.
Lúc đó, anh Phạm Văn Dương, 29 tuổi là quân nhân chuyên nghiệp của Quân khu I đang ngồi xem anh Tuân và một số người khác đánh cờ tướng. Bất ngờ nhóm đối tượng trên xông vào chém anh Tuân, anh Dương và những người khác bỏ chạy thì bị bọn chúng đuổi theo và nổ súng.
Hậu quả, anh Dương bị chúng bắn chết, anh Tuân bị thương nặng phải đi cấp cứu. Sau khi gây án, các đối tượng chạy về hiệu cầm đồ Phương Nam để cất giấu vũ khí và lẩn trốn. Sau khi sự việc xảy ra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Công an huyện Đồng Hỷ nhanh chóng điều tra, bắt giữ các đối tượng, thu giữ nhiều hung khí tại cơ sở cầm đồ Phương Nam. Những ngày sau, chủ hiệu là Nguyễn Phương Nam đã ra đầu thú về hành vi tàng trữ vũ khí trái phép.
Đối tượng Đoàn Việt Dũng tại cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Số hung khí được cất giấu tại hiệu cầm đồ vụ xả súng nhà nghỉ Hương Rừng.
Một vụ án khác liên quan tới hoạt động cầm đồ, cho vay lãi suất xảy ra vào tháng 11/2013. Đối tượng Đoàn Việt Dũng, hay còn gọi là Dũng Anh, 21 tuổi, trụ tại tổ 9, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên đã bị bắt giam về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Khám xét nơi ở của Dũng, cơ quan điều tra thu giữ được nhiều sổ sách, tài liệu liên quan tới hoạt động cho vay, cầm đồ; và 4 ôtô do đối tượng khác lừa đảo, chiếm đoạt mà có đem cầm cố. Theo tài liệu điều tra, từ tháng 4 đến tháng 8/2013, Đoàn Việt Dũng đã mua 4 ôtô do đối tượng Nguyễn Tuấn Anh, 33 tuổi, trú tại tổ 24, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên lừa đảo chiếm đoạt của người khác.
Các vụ án cho thấy thực trạng nhiều cơ sở cầm đồ đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật hoạt động trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau để làm ăn phi pháp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, phát sinh tội phạm.
Còn kẽ hở trong chế tài xử lý
Tính tới quý I năm 2014 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 344 cơ sở kinh doanh cầm đồ, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên. Số lượng hiệu cầm đồ vẫn gia tăng dựa trên nhu cầu cần vay nhanh chóng của người dân. Đặc biệt là quanh khu vực các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh những cơ sở chấp hành tốt các quy định thì một bộ phận các cơ sở kinh doanh cầm đồ đều tìm các kẽ hở của pháp luật để kinh doanh trái quy định.
Một trong những vi phạm chủ yếu đó là các cơ sở cầm đồ cho cầm cố tài sản nhưng với lãi suất cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, cầm cố những đồ vật do phạm tội mà có; cầm cố những giấy tờ, tài sản trái quy định như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, thẻ sinh viên… Không những vậy, các cơ sở này còn cho vay tín dụng trái quy định với lãi suất cao.
Đáng lo ngại hơn, để thu nợ, một số cơ sở cầm đồ trá hình còn tập hợp những thanh thiếu niên hư, côn đồ để tổ chức đi đòi nợ khi có yêu cầu. Nhiều trường hợp đi đòi nợ đã gây thương tích cho các con nợ hoặc tổ chức bắt giữ người trái pháp luật gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự.
Trung tá Nguyễn Phương Nam – Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Hiện nay, không ít các đối tượng đang lợi dụng dịch vụ cầm đồ để chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tổ chức cho vay với lãi suất cao. Các đối tượng này khi cho vay tiền thường rất dễ dãi, thậm chí không cần thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp đã được vay tiền. Khi người vay không đủ khả năng chi trả do lãi suất cao thì lập tức bị chúng siết nợ, bị khủng bố về tinh thần, thậm chí bị xâm hại đến sức khỏe và tính mạng”.
Trước thực trạng trên lực lượng chức năng đã đấu tranh mạnh với các ổ nhóm cầm đồ có biểu hiện phức tạp. Cùng với hoạt động kiểm tra định kỳ, thường xuyên; lực lượng cơ sở còn tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở cầm đồ để xử lý. Tuy nhiên cơ quan chức năng cũng gặp phải một số khó khăn do chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe và còn một số kẽ hở.
Theo Thượng tá Phạm Thanh Hải – Phó trưởng Công an TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, công tác xử lý các cơ sở kinh doanh cầm đồ biến tướng hiện vấp phải một số khó khăn như hiện tại một số đối tượng đang lợi dụng một số kẽ hở, thiếu chặt chẽ trong Nghị định 72 của Chính phủ để làm các hoạt động dịch vụ cầm đồ biến tướng.
Do đó các cơ quan chức năng cần sớm bổ sung các quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Cũng cần có quy định cụ thể hơn về diện tích vị trí kho bãi cùng số vốn điều lệ khi mà tham gia hoạt động cầm đồ.
Cầm đồ và kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một nhu cầu của xã hội, song để các cơ sở hoạt động cầm đồ đi vào nền nếp, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật thì thiết nghĩ cơ quan chức năng cần sớm có những quy định chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu những hệ lụy xấu đến an ninh trật tự do lĩnh vực kinh doanh này gây ra
Theo Nguyễn Minh
Công an nhân dân
Phát hiện hàng loạt "siêu xe" vô chủ ở Đà Nẵng!
Cơ quan công an và Chi cục Hải quan Đà Nẵng đang tạm giữ một số lượng lớn siêu xe trị giá hàng trăm tỉ đồng để điều tra, làm rõ nghi vấn buôn lậu.
Hàng loạt siêu xe "vô chủ" đang được tạm giữ tại Công an TP Đà Nẵng (Ảnh: TH)
Ngày 10/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP Đà Nẵng cho biết đơn vị này vừa phát hiện thêm một xe sang nghi nhập lậu.
Trước đó, qua công tác tăng cường quản lý xe có hồ sơ mang biển kiểm soát nước ngoài, ngoại giao lưu thông trên địa bàn, PC46 phát hiện một ô tô Lexus RX 330 loại 5 chỗ có dấu hiệu bất minh, nên tiến hành kiểm tra. Ôtô được sản xuất tại Nhật Bản, năm sản xuất 2005, người điều khiển không xuất trình được giấy tờ chứng minh sở hữu hợp pháp, nên cơ quan chức năng tiến hành tạm giữ ô tô.
Hiện PC46 đã thông báo ai là chủ sở hữu hợp pháp chiếc xe trên liên hệ PC46 Công an TP Đà Nẵng. Nếu quá thời hạn 30 ngày kể từ khi ra thông báo mà không ai đến nhận xe thì PC46 sẽ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu theo luật định.
Trước đó, vào cuối năm 2013, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phát hiện, thu giữ bảy chiếc siêu xe mang nhãn hiệu Bentley, BMW, Lexus... trị giá khoảng 30 tỉ đồng. Qua kiểm tra, số xe này có nhiều biểu hiện nghi vấn nên chuyển sang cơ quan điều tra. Theo điều tra ban đầu, số xe này thuộc diện tạm nhập miễn thuế (đối với người nước ngoài và nhân viên ngoại giao) được chuyển nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích...
Mới đây, Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Đà Nẵng tiếp tục phát hiện hai xe ô tô hiệu BMW (serie 7 loại năm chỗ) mang biển số 51A-592.47 và ô tô Lexus LX 470 màu đen (loại bảy chỗ) biển số 51A-646.51 không xuất trình được giấy tờ hợp lệ, nghi là hàng nhập lậu.
Cùng ngày, ông Nguyễn Quang Lãng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Cục Hải quan TP Đà Nẵng) cho biết: Hiện tại cảng đang tạm giữ 16 xe ô tô các loại, được nhập về từ năm 2013. Trong đó có lô hàng gồm năm chiếc xe Lexus của Công ty Phương Nam (trụ sở tại TP.HCM) nhập khẩu theo diện xe của Việt kiều hồi hương, bị tạm giữ từ đầu năm 2013 đến nay.
Một điều khó hiểu là 5 chiếc xe có giá trị lên đến hàng chục tỉ đồng nhưng Cty Phương Nam đa tư chôi lam thu tuc nhân xe vơi ly do... gưi nhâm!
Ngoai 5 chiêc xe trên, hiên tai cang Đa Năng con co nhiều "siêu xe" khac như Mercedes Benz S600, BMW Series 5, Mercedes Ben GL 550... ma theo Cuc Hai quan (co thê thuôc diên xe cua Viêt kiêu hôi hương, hoăc xe cac đơn vi, tô chưc cân mua), nhưng tât ca đêu chưa co ai đên lam thu tuc thông quan. Điều đáng nói, trong số hàng loạt siêu xe đang bị tạm giữ thì có đến hơn nữa mang biển số ngoại giao.
Được biết, tư cuôi năm 2012 đên nay, Bô ngoai giao, Tông cuc Canh sat va Tông cuc Hai quan đã triên khai điêu tra, giam sat chăt che đôi vơi diên xe Viêt kiêu hôi hương mang vê vi gân đây sô lương nhâp khâu theo diên Viêt kiêu hôi hương vê Viêt Nam ngày càng tăng. Thậm chí, một số đia phương còn phat hiên trương hơp lam gia hô sơ, chưng tư liên quan đê mang xe vê nươc hong trôn thuê.
Dư luân đang đặt câu hỏi, tại sao hàng loạt siêu xe có giá trị lên đến hàng tỉ đồng lại bổng nhiên "vô chủ" khi bị phát hiện? Có hay không chuyện lơi dung chinh sach ưu đai đôi vơi Viêt kiêu hôi hương đê hơp thưc hoa giây tơ, thu tuc mang vê nươc nhưng lô "siêu xe" trôn thuê?
Theo Đoàn Nguyên
Petrotimes
Vụ thầy giáo bảo kê đưa côn đồ truy sát dân: Triệu tập 9 đối tượng Tin từ Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, cơ quan này đã triệu tập 9 đối tượng liên quan đến vụ việc thầy giáo đưa côn đồ truy sát dân xảy ra vào đêm 15/2. Như báo Dân trí thông tin, tối ngày 15/2 cả thôn Hương Đại, xã Đức Hương náo loạn khi bị một nhóm côn đồ mang...