Mối liên hệ giữa Covid-19 và bệnh Parkinson
Mặc dù cực kỳ hiếm, các triệu chứng giống Parkinson đã xảy ra ở một số người bị Covid-19.
3 ca bệnh sau nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện của bệnh Parkinson – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hiện tượng này khiến các nhà nghiên cứu đang điều tra xem liệu có mối liên hệ giữa SARS-CoV-2 và bệnh Parkinson hay không, theo MedicalNewsToday .
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm thông tin về cách thức SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến cơ thể.
Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu và chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết rằng những tác động này còn vượt ra ngoài hệ hô hấp. SARS-CoV-2 có thể tác động đến các cơ quan khác.
Vào tháng 11.2020, một bài báo được xuất bản trên tạp chí The Lancet Neurology báo cáo rằng có tới 65% những người mắc Covid-19 đã bị hạ huyết áp, mất hoặc thay đổi khứu giác, đây cũng là một triệu chứng của bệnh Parkinson.
Bài báo đã báo cáo 3 trường hợp người gặp phải các triệu chứng giống như Parkinson sau khi nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù họ không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến của tình trạng này.
Những sự cố này khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu có mối liên hệ giữa SARS-CoV-2 và bệnh Parkinson hoặc các triệu chứng giống Parkinson hay không.
Bệnh Parkinson là một tình trạng bệnh thần kinh. Các triệu chứng xuất hiện từ từ và tiến triển theo thời gian. Các triệu chứng bao gồm run, cứng và khó giữ thăng bằng, đi lại, nói chuyện và phối hợp.
Video đang HOT
Do căn bệnh này ảnh hưởng đến não, những người bị Parkinson cũng gặp phải những thay đổi về hành vi, các vấn đề về trí nhớ, các vấn đề về giấc ngủ và mệt mỏi.
Tình trạng này là kết quả của sự suy giảm các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động. Các yếu tố khác được cho là góp phần bao gồm mức dopamine hoặc norepinephrine thấp và có thể là sự hiện diện của thể Lewy trong não. Theo các nhà khoa học, các yếu tố di truyền và môi trường dường như đã tạo ra những thay đổi này, gây ra bệnh.
Theo dữ liệu gần đây nhất, được công bố trên The Lancet vào ngày 27.11.2020, 3 người bị Covid-19 cũng đã trải qua các triệu chứng giống như Parkinson.
Hai người đàn ông, 45 và 58 tuổi và một phụ nữ, 35 tuổi, cho biết chuyển động chậm đi kèm với cứng cơ, co thắt cơ, chuyển động mắt không đều và run.
Cả ba đều cho thấy chức năng của hệ thống dẫn truyền dopamine của não bị suy giảm trong các bài kiểm tra hình ảnh. Hai trong số 3 người phản ứng tích cực với thuốc và một người hồi phục một cách tự nhiên.
Các nhà khoa học đã lý giải 3 lý thuyết về các cơ chế có thể liên quan đến sự xuất hiện của bệnh Parkinson sau nhiễm trùng SARS-CoV-2, trên tạp chí Xu hướng khoa học thần kinh .
Hóa giải những lầm tưởng phổ biến về bệnh Parkinson
Tháng 4 hàng năm được coi là "Tháng Nhận thức về Parkinson", mọi người khắp thế giới cùng nhau chia sẻ và nâng cao nhận thức về chứng bệnh thoái hóa não đang ảnh hưởng khoảng 1,6% dân số toàn cầu.
Sự thoái hóa của các tế bào sản xuất dopamine ở vùng liềm đen, một khu vực nhỏ nhưng quan trọng nằm sâu trong não, là nguyên nhân gốc rễ của bệnh Parkinson. Bởi dopamine là hóa chất dẫn truyền tín hiệu trong các mạch vận động của não bộ, nếu hàm lượng suy giảm hoặc thiếu, người bệnh sẽ bị run, vận động chậm chạp và cứng một số bộ phận cơ thể - biểu hiện điển hình của bệnh Parkinson.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn biểu hiện và cách điều trị Parkinson, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm phổ biến về căn bệnh này:
1. Parkinson làm run tay
Sự thật: Run là biểu hiện phổ biến, nhưng 10-15% bệnh nhân có thể không bị run. Thay vào đó, những bệnh nhân này có thể bị cứng các bộ phận cơ thể, đi lại khó khăn và mất thăng bằng. Mỗi bệnh nhân có các triệu chứng bệnh khác nhau và không ai giống ai.
2. Parkinson chỉ gây ra các vấn đề liên quan đến vận động
Sự thật: Các triệu chứng "phi vận động" như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, táo bón, giảm khứu giác, tiểu không tự chủ và chóng mặt khi đứng đều là những đặc điểm quan trọng cần được quan tâm và điều trị thích hợp giống như các biểu hiện vận động rõ ràng khác.
3. Không có phương pháp điều trị tốt cho bệnh Parkinson
Sự thật: Có một số phương pháp điều trị giúp bệnh nhân sống khỏe, thậm chí sống như bình thường, bao gồm các loại thuốc điều chỉnh dopamine, tập vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống. Ở một số bệnh nhân, khi bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) - một thủ thuật trong đó các điện cực được đặt tại các vùng não chi phối vận động - giúp kiểm soát rất hiệu quả các triệu chứng, cũng như giúp họ có chất lượng sống khá tốt trong thời gian dài.
4. Nếu tôi mắc bệnh Parkinson, tôi sẽ bị tàn tật hoặc chết sớm
Sự thật: Không đúng. Parkinson không phải là căn bệnh chết người giống như đau tim nặng hoặc đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân Parkinson, nếu được chăm sóc thần kinh sớm và thích hợp, có thể có cuộc sống và tuổi thọ gần như bình thường và các triệu chứng có thể kiểm soát được.
5. Nếu bị Parkinson, tôi không thể làm được gì ngoài việc uống thuốc suốt đời
Sự thật: Điều chỉnh lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, yoga và thiền định đều giúp duy trì sự độc lập và chất lượng cuộc sống tốt cho người bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh nặng có thể điều trị bằng DBS để giảm run, co cứng và cử động chậm chạp.
6. Bệnh Parkinson chỉ có ở người già
Sự thật: Mặc dù phần lớn người mắc bệnh Parkinson trên 60 tuổi, nhưng việc khởi phát sớm hơn - khi các triệu chứng bắt đầu trước 40 tuổi - cũng ngày càng phổ biến. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy ai đó mắc bệnh ở độ tuổi 30, thậm chí 20.
7. Parkinson không phải là do di truyền
Sự thật: Điều này có thể đúng trong phần lớn trường hợp (trên 80%), nhưng ít nhất 15-20% trường hợp bị Parkinson được coi là di truyền. Một số gien hiện đã được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh và xuất hiện ở nhiều thành viên trong một gia đình.
8. Liệu pháp tế bào gốc có thể chữa Parkinson
Sự thật: Không chính xác. Không có bằng chứng khoa học cho thấy nó có ích, thậm chí còn có thể gây hại. Giới nghiên cứu Parkinson trên toàn thế giới khuyên bệnh nhân nên tránh xa liệu pháp tế bào gốc và các tuyên bố phi khoa học khác về cách chữa này.
9. Kích thích não sâu chỉ là liệu pháp thử nghiệm
Sự thật: Tuy nghe có vẻ đáng sợ và viển vông, nhưng nó đã tồn tại và được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ, với hơn 150.000 bệnh nhân đã trải nghiệm DBS trên toàn thế giới. DBS hoạt động rất giống với máy tạo nhịp tim, với dây dẫn nằm trong vùng kiểm soát vận động của não. Đây là một trong những dạng phẫu thuật não an toàn nhất hiện nay, vì rất ít xâm lấn.
Các bằng chứng khoa học ủng hộ DBS đã tồn tại được 20 năm và đang tăng lên hàng năm. Đây là một quy trình tiêu chuẩn kiểm soát Parkinson trên toàn thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 khi khởi phát Xuyên tâm liên có vị đắng, với thành phần chính là Andrographolid được cho là có khả năng ức chế nCoV, giảm các triệu chứng Covid-19. Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết xuyên tâm liên là vị thuốc truyền thống được ứng dụng rộng rãi trong nền y học...