Mỗi khi luyện phim ‘cung đấu’ xong, bạn có cảm thấy mình đang ác dần
Phim cung đấu không chỉ tạo ra những nhân vật độc ác mà còn khiến người xem phim cũng ác dần đều. Không thể bày mưu tính kế hại người, khán giả nuôi dưỡng cái ác từ trong tâm.
Thành công của bộ phim Thâm Cung Nội Chiến (2004) của đài TVB đã mở ra thời kỳ thịnh vượng của dòng phim cung đấu. Nhiều bộ phim thể loại cung đấu ra đời sau đó và nhanh chóng nổi tiếng rộng khắp ở nhiều nước châu Á như Mỹ Nhân Tâm Kế (2010), Bộ Bộ Kinh Tâm (2011), Hậu Cung Chân Hoàn Truyện (2011), Võ Mỵ Nương Truyền Kỳ (2014). Thành công của hai bộ phim Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện thời gian gần đây đã chứng tỏ phim cung đấu chưa bao giờ bị giảm sức hút.
Diên Hi Công Lược đã chứng tỏ sức hút của thể loại cung đấu.
Phim cung đấu khiến chúng ta mất sạch niềm tin vào cuộc sống?
Cuộc sống nơi thâm cung bí sử vẫn luôn là điều bí ẩn lớn gây tò mò với người hậu thế. Điều cuốn hút nhất trong những bộ phim cung đấu chính là cuộc đấu trí của các vị phi tần, từ việc xéo xắt qua lời ăn tiếng nói đến những thủ đoạn tinh vi. Có người thật sự cơ trí, biết dùng sự thông minh để “ăn miếng trả miếng” kẻ đã hãm hại mình. Có người lại chẳng ngại giở mọi thủ đoạn, mưu hèn kế bẩn để làm hại người khác. Chinh phục đỉnh cao ở nơi hậu cung chính là đạp vào đầu kẻ khác để cao lên. Vậy nên không thiếu những cảnh “chị em cây khế” hãm hại nhau, nô tì phản bội chủ tử, vợ chồng đầu ấp tay gối vẫn nghi kị, đề phòng nhau, có những kẻ miệng nói đạo lý nhưng lại làm những việc ác đến rợn người. Khi đó, chân tình trở thành thứ hiếm hoi và vô cùng xa xỉ.
Như Ý (Châu Tấn) sốc nặng khi bị nô tì phản bội.
Trong các bộ phim cung đấu, nhân vật chết như sung rụng, tuổi thọ được đếm bằng… số tập. Hầu hết các bộ phim cung đấu đều không có một kết cục có hậu, nhân vật có sống đến tập cuối cũng phải chịu đủ mọi đớn đau, mất mát, cô độc. Cuối cùng chỉ biết cảm thán rằng mong kiếp sau đầu thai làm một người bình thường, lấy một người bình thường, cùng nhau chăm sóc con cái và mong con cái kiếp sau cũng đừng đầu thai vào gia đình đế vương nữa. Chiến tranh thì luôn luôn phi nghĩa, dù ở chiến trường hay cuộc chiến không gươm đao nơi cung cấm.
Khi lịch sử được drama hóa bằng đủ thứ “mắm muối”
Chưa bao giờ khán giả được mở mang tầm mắt đến thế khi xem phim cung đấu. Hóa ra để leo lên vị trí cao nhất, các phi tần đều phải tính kế hãm hại lẫn nhau, mưu hèn kế bẩn gì cũng có thể mang ra dùng và biết đâu họ chẳng hiền lương thục đức, đoan trang đức hạnh như sử sách ghi chép?
Cũng có thể hiện thực cuộc sống nơi hậu cung thật sự khắc nghiệt và qua bàn tay nhào nặn, thêm mắm dặm muối của các biên kịch nó càng trở nên lắm “drama”. Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy, hậu cung thời Thanh phải sống trong cảnh “cá lồng chim chậu”, bị kìm hãm, trói chặt bởi một thứ gọi là cung quy. Vinh hoa phú quý cũng không thể giúp họ thoát được cảnh cô đơn, trầm cảm, thiếu sức sống và phần lớn đều yểu mệnh. Điều này cũng được phản ánh trong những bộ phim cung đấu, tuy nhiên về nhân cách của các vị phi tần thì không thể dựa vào phim để phán xét.
Tần Lam đã thể hiện thành công hình tượng Phú Sát Hoàng hậu hiền lương trên phim.
Phim cung đấu thường bị chỉ trích rất nhiều vì làm sai sự thật lịch sử. Cùng lấy cảm hứng từ một nhân vật có thật trong lịch sử nhưng trong phim biên kịch cho hiền mới được hiền, bảo ác thì phải ác. Thế nên khán giả mới có dịp loạn não khi bị lạc trong mê hồn vũ trụ cung đấu giữa Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện.
Nếu Phú Sát Dung Âm (Tần Lam) được mệnh danh là Hoàng hậu quốc dân trong Diên Hi Công Lược vì sự hiền lương thục đức thì ở Như Ý Truyện, Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết) lại là kẻ khẩu Phật tâm xà, lòng dạ nham hiểm. Trong Diên Hi Công Lược, Lệnh phi Ngụy Anh Lạc (Ngô Cẩn Ngôn) là người thông minh, cơ trí, trọng tình nghĩa thì sang Như Ý Truyện, Lệnh phi Vệ Yến Uyển (Lý Thuần) lại là ác nữ bị ghét nhất nhì Tử Cấm Thành. Trong lịch sử thì Phú Sát Hoàng hậu và Lệnh phi đều là những phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái. Cao Quý phi được ghi chép lại là có tính cách điềm đạm chứ không hề ngạo mạn như trên phim, bà cũng là một trong 5 vị hậu phi được hợp táng cùng vua ở Dụ lăng.
Cao Quý phi trong lịch sử là người hiền hiệu và được vua yêu thương.
Video đang HOT
Chính vì sự hư cấu quá đà, thêm mắm dặm muối vào lịch sử nên đa số phim cung đấu đều gặp vấn đề với khâu kiểm duyệt. Diên Hi Công Lược hay Hậu Cung Như Ý Truyện đều phải trải qua những cuộc “đại phẫu”, bị cắt gọt rất mạnh tay mới được công chiếu.
Phim cung đấu nuôi dưỡng mầm ác trong lòng người xem?
Trong phim cung đấu, nhân vật ác là điều bình thường, nhân vật hiền lành, nhân hậu mới là điều bất thường. Khán giả nhiều phen sởn da gà với những thủ đoạn quá dã man, tàn độc trong phim. Phải chăng các nhà làm phim đã tạo nên một định kiến trong lòng người xem rằng phim cung đấu nhất định phải khốc liệt và nhân vật hiển nhiên phải ác đến cực kỳ ác?
Bạn có nhận thấy rằng, không chỉ các nhân vật trong phim ác mà chính chúng ta – những người xem cũng đang ác dần đều? Tất nhiên chúng ta không có những thủ đoạn tàn độc, bày mưu tính kế hại người nhưng chúng ta ác trong suy nghĩ. Trong tâm mỗi người vốn đã có sẵn mầm ác, chỉ là phim cung đấu giúp “kích hoạt” mầm ác ấy lên và nuôi dưỡng nó từng ngày.
Gia phi (Tân Chỉ Lôi) một trong những ác nữ hàng đầu trong Như Ý Truyện.
Xem phim, nhân vật nào hiền quá thì được kỳ vọng sẽ sớm “hắc hóa” (từ thiện hóa ác). Tất nhiên ai cũng phải biết cách bảo vệ mình nhưng hắc đạo không phải là con đường duy nhất, thế nhưng khán giả vẫn ra sức ủng hộ nhân vật đi theo con đường ác. Phải chăng xem các nhân vật cắn xé nhau trên phim là cách để thỏa mãn “ác tính” trong lòng mỗi người?
Những nhân vật phản diện bị ghét vì quá ác, khán giả sốt ruột đếm từng tập để chờ nhân vật chết, chết bình thường chưa đã, phải chết đau chết đớn mới hả dạ. Khi nhân vật Nhĩ Tình (Tô Thanh) trong Diên Hi Công Lược “chết ở Việt Nam”, toàn thể con dân ăn mừng, tin tức lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Trong bộ phim này, cảnh Thuần phi (Vương Viện Khả) và Nhĩ Tình bị xử tử đều bị cắt bớt chi tiết. Tuy nhiên nhiều khán giả không thấy thỏa mãn với những gì trên màn ảnh và quyết định tự chế clip cảnh Minh Ngọc (Khương Tử Tân) ép Nhĩ Tình uống thuốc độc.
Nhĩ Tình chết, toàn thể nhân dân ăn mừng nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn.
Có những nhân vật chưa kịp ác đã bị khán giả ghét cay ghét đắng, chẳng hạn như Vệ Yến Uyển (Lý Thuần) trong Như Ý Truyện. Nửa đầu bộ phim, rõ ràng nhân vật này chưa có thủ đoạn gì quá tàn nhẫn, hơn nữa nàng còn bị Gia phi (Tân Chỉ Lôi) hành cho tơi tả, chịu tủi nhục đủ đường. Nhưng biết chắc là nhân vật này kiểu gì cũng ác nên khán giả cứ phải ghét dần là vừa. Bộ phim Như Ý Truyện cũng có những thay đổi so với nguyên tác tiểu thuyết để có thể qua cửa kiểm duyệt. Điều này lại không làm hài lòng một bộ phận khán giả. Theo họ, Hoàng hậu Phú Sát Lang Hoa đúng ra phải thâm độc hơn nữa, hay con của Gia phi phải do Vệ Yến Uyển hại chứ không có chuyện sinh ra đã chết do mẹ sống thất đức.
Địa vị như nhau nhưng 5 nhân vật này lại đối nghịch hoàn toàn trong hai bộ phim &’Hậu cung như ý truyện’ và &’Diên hi công lược’ &’Hậu Cung Như Ý Truyện’ đạt mốc 2 tỷ view chỉ sau 2 tuần phát sóng Diên Hi Công Lược hấp dẫn đến tập cuối cùng: Nguỵ Anh Lạc chính thức trở thành Hoàng quý phi, trả thù cũ một cách xuất sắc
“Em nào đã được ác đâu, em còn đang bị chị Gia hành cho tơi tả đây này!”
Nhân vật ác bị ghét đã đành, nhân vật thiện lương cũng bị đem ra chửi (?!). Sau khi Như Ý Truyện chiếu được 20 tập, đến đoạn Như Ý (Châu Tấn) bị đày vào lãnh cung, có nhiều ý kiến bình luận cho rằng Như Ý chẳng chịu đề phòng gì, bị hại là đáng lắm! Đến khi Tỏa Tâm (Trần Tiểu Vân) cung nữ thân cận của Như Ý bị tra tấn dã man trong Thận Hình Ti, một làn sóng phản ứng đã bùng lên trên mạng xã hội với ý kiến cho rằng Như Ý quá yếu đuối, nhu nhược. Đến nỗi nam diễn viên Kinh Siêu (vai Lăng Vân Triệt) phải đăng đàn trên Weibo bênh vực Như Ý rằng: “Cô ấy không nhu nhược, cô ấy chỉ muốn sống lương thiện”.
Như Ý không nhu nhược, cô ấy chỉ muốn sống lương thiện thôi.
Khi diễn viên quá nhập vai còn người xem quá nhập phim
Người ta vẫn bảo diễn vai phản diện mà để người ta ghét là thành công của diễn viên. Tuy nhiên không ít khán giả lại để cảm xúc của bản thân đi hơi xa. Diễn viên Vương Mậu Lôi, người thể hiện vai Viên Xuân Vọng trong Diên Hi Công Lược từng bị netizen chửi rủa, xúc phạm nặng nề chỉ vì diễn vai ác quá đạt. Trước đó, diễn viên Lý Minh Khải cũng từng gặp rắc rối trong cuộc sống thực chỉ vì đóng vai Dung ma ma trong Hoàn Châu Cách Cách quá ác. Diễn viên Lý Thuần, người “chuyên trị” các vai phản diện như vai Nghê Mạn trong Hoa Thiên Cốt hay gần đây là vai Vệ Yến Uyển trong Như Ý Truyện cũng từng bị tấn công Weibo bằng những lời lẽ xúc phạm.
Diễn vai ác quá đạt, Vương Mậu Lôi bị xúc phạm ngoài đời.
Khi diễn viên nhập tâm vào vai diễn, họ tạo nên một nhân vật thành công nhưng khi khán giả quá nhập tâm vào bộ phim thì thường quên đi cuộc sống thật. Họ không phân biệt được đâu là vai diễn, đâu là diễn viên nên mới có chuyện ghét nhân vật, ghét lây cả diễn viên.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ phim ảnh, nhiều người áp đặt cả cảm xúc yêu ghét lên các nhân vật thật trong lịch sử. Sau khi bộ phim Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện lên sóng, nhiều người hâm mộ đã mang hoa quả đến thắp hương trước mộ phần của Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu. Có lẽ chính bà cũng không ngờ rằng sau chừng ấy thế kỷ, bà lại có nhiều fan hâm mộ đến thế. Trong khi đó, làn sóng tẩy chay Lệnh phi bùng lên dữ dội trên mạng xã hội, nhiều người xúc phạm bà bằng những ngôn từ tục tĩu, tự ý suy diễn về nhân cách của bà. Có lẽ những con người thiên cổ đã an giấc nghìn thu cũng không muốn bị “gọi hồn” một cách vớ vẩn như thế. Yêu ghét nhân vật trong phim là quyền của mỗi người nhưng xúc phạm người quá cố trong lịch sử là điều bất kính và thất đức.
Người hâm mộ đem bánh kem và hoa quả đến mừng Thọ thần lần thứ 300 của Kế Hoàng hậu.
Lại có những người dùng hệ quy chiếu của bộ phim này để áp đặt lên bộ phim khác. Trong khi Như Ý Truyện đang tiếp tục chiếm được sự chú ý, nhiều khán giả đã “đào mộ” lại những thước phim Hoàn Châu Cách Cách với nhiều điểm tương đồng về bối cảnh, nhân vật. Lạ lùng chưa, nhân vật Kế Hoàng hậu (Đới Xuân Vinh) và Dung ma ma (Lý Minh Khải) từng bị ghét vì quá ác, nay lại được nhìn nhận bằng ánh mắt thiện cảm, thậm chí cảnh Dung ma ma tra tấn Tử Vy (Lâm Tâm Như) dã man còn được một số người tán thưởng.
Hoàn Châu Cách Cách vốn không phải phim cung đấu, nhân vật Kế Hoàng hậu trong bộ phim này cũng rất khác với Như Ý (Châu Tấn), trong phim bà ta ác thật và việc bà ta hành hạ Tử Vy là bởi vì ghen tức chứ không phải vì mục đích giáo huấn tốt đẹp gì.
Vậy nên, khi xem phim chúng ta có thể sống trong không gian của nhân vật, nhưng khi mỗi tập phim khép lại, tay hãy trở về với cuộc sống bình thường. Đừng quá sa đà vào việc ném đá, bình luận tiêu cực hay phấn khích trước những hành vi độc ác của nhân vật trong phim. Điều đó chỉ khiến chúng ta càng trở nên cay nghiệt hơn mà thôi.
Pose.com
Từ cơn sốt Diên Hy Công Lược: Tại sao chúng ta lại thích xem phim cung đấu đến thế?
Dường như trên một khía cạnh nào đó, chúng ta - quần chúng nói chung, thường thích xem những vụ tranh chấp giữa đàn bà phụ nữ với nhau hơn là giữa các nam giới.
Hàng ngày trên các trang mạng xã hội, dù chỉ lướt ngang vô ý, ta cũng vô tình bắt gặp những cuộc thảo luận bàn tán thu hút dư luận về một chủ đề rất đặc biệt: sự đấu đá nhau của phụ nữ. Đó có thể là một clip đánh ghen của hai cô gái, một đoạn trích phim tình cảm, một trích đoạn về tranh chấp nữ sinh học đường, một đoạn trích thuộc phim cung đấu,... từ đó ta ra đời một cụm từ thường xuyên bắt gặp: "nữ phụ xấu xa"/"nữ phản diện".
Dường như trên một khía cạnh nào đó, chúng ta - quần chúng nói chung, thường thích xem những vụ tranh chấp giữa đàn bà phụ nữ với nhau hơn là giữa các nam giới, từ xa xưa ta đã có chuyện giựt chồng kinh điển: Tấm Cám, Lọ Lem đến chuyện giựt bồ mới nổi: Tình Yêu Không Có Lỗi, Lỗi Ở Bạn Thân của Thái Lan rồi gần đây là sự lên ngôi của trào lưu cung đấu Trung Quốc như Võ Tắc Thiên, Diên Hi Công Lược, Như Ý Truyện,Thâm Cung Nội Chiến, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện,... Hay những câu chuyện con-giáp-thứ-mười-ba, tiểu tam, tranh chồng, đánh ghen, bóc phốt,... được update hàng ngày, hàng giờ nhan nhản trên đủ các trang mạng từ hội chị em buồng kín đến công khai trên các trang mạng xã hội.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã làm những bộ phim tranh đấu giữa phái yếu lại được yêu thích không? Hay nói khác hơn:
Để lý giải điều này, có lẽ chúng ta phải lội ngược dòng thời gian nhìn lại, thông qua các triều đại lịch sử khác nhau, vai trò của người phụ nữ trong xã hội tuy có thay đổi tùy theo thời đại song phái nữ luôn được gắn với hình ảnh phái yếu, là những con người phức tạp. Nói cách khác hơn, phái nữ gắn với hình ảnh những con người không có sức mạnh cơ bắp nhưng lại thắng thế nhờ sự nhu mì, linh hoạt, dẻo dai, thận trọng và tỉ mỉ. Thậm chí đôi khi nữ giới được gắn với những hình ảnh: ti tiện, độc đoán, ích kỷ, nhỏ mọn, lắm chuyện,... Trái với hình tượng chuẩn mực "quân tử" của phái nam thì hình tượng nhỏ mọn, "loại đàn bà" thì có vẻ giàu tố chất kịch hơn rất nhiều.
Thậm chí ngay trong tôn giáo hay văn hóa ta cũng thấy ảnh hưởng của điều này, khi nữ giới được coi là sự tà dục, không trong sạch, là hiện thân của yêu nữ, xà tinh, chằn tinh,... hay nữ giới là đưa tai họa đến với thế gian (thần thoại Hy Lạp chuyện chiếc hộp Pandora), hay được cho là nhân tố xui khiến người khác gây họa (Con rắn xui khiến Adam - Eva ăn trộm trái cấm được cho là Lilith - một người đàn bà, hay chính Eva là người đã rủ Adam ăn trái cấm),... rồi còn hàng tỉ thứ truyện khác.
Có thể nói: Phụ nữ nược gắn với hình ảnh yếu đuối nhu mì về thể chất nhưng mạnh mẽ về tính toán, mưu mô. Và bởi vậy, phim "nữ đấu" toát lên một sức hút đặc biệt khó cưỡng.
Bên cạnh đó, phái yếu - một nửa của thế giới thường xuyên phải sống trong những lời so sánh từ thưở lọt lòng, sự so sánh giữa đứa con gái này với đứa con gái khác, giữa đứa con gái này với hàng ta thước đo chuẩn mực phụ nữ mà cô phải sống. Lúc nhỏ, thì con bé này mũi không cao bằng con bé kia, con bé này không mẫm bằng con bé kia, chân nó hơi to, má nó không phính,... Đến khi ta lớn lên thì lại "đẻ" ra đủ kiểu so sánh như thể: con bé này béo hơn con bé kia, phụ nữ thì phải thế này thế kia,...
Vậy nên khi sống giữa những sự so sánh, về cơ bản chúng ta sinh tâm lý so sánh với người khác và chỉ cảm thấy tự tin khi người khác thua kém mình. Từ đó để thỏa mản bản thân mình, phái nữ sinh ra một nét tính cách mới ở phần đông: đó là sự đố kỵ. Chúng ta đấu đá lẫn nhau, mong muốn hạ bệ lẫn nhau để có thể đạt được sự an toàn trong tâm hồn, để thỏa mãn lòng tự tin bị khuyết của mình.
Ban đầu ta nói: Con A xinh nhưng nghe nói xấu tính lắm. (Rõ rằng "nghe nói" không phải là một thông tin khẳng định, tuy nhiên việc thêm thông tin bất lợi đó vào như một cách để ta hạ bệ đối thủ). Hay cao hơn ta nói: con A điểm cao nhưng chắc gì đã là điểm thật của nó, khéo lại đút lót, không khéo còn *** ý chứ. Thậm chí, khi ta bị phán xét, ta cũng muốn phán xét kẻ khác, lại cộng thêm văn hóa "buôn dưa lê bán dưa chuột" giữa các hội bạn nữ, dẫn đến những câu chuyện dở khóc dở cười, rồi thù hằn nhau bởi những lời nói,...
Dần dần chính ham muốn được hơn người khác, mong muốn được hơn bạn hơn bè từ đó đã khiến ngay trong chính con gái với nhau đã có những sự đấu đá ngầm, và ngày nay với sự ra đời của mạng xã hội thì những sự so sánh càng có đất để diễn ra nhiều hơn, từ đó khuyếch đại sự đấu đá lẫn nhau giữa phái nữ. Nói cách khác, bằng tác động của xã hội, quan điểm chuẩn mực, góc nhìn khiến cho nội tại xã hội nữ giới đã có những sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau.
Và khi ta phải đấu đá quá nhiều thì ta cũng sẽ thích xem những phim đấu đá, bởi ta xem để học hỏi, xem để xem nữ chính làm thế nào, xem để hóa thân vào những con người "hơn cả thiên hạ" để thỏa mãn vui vẻ, để ghét con nữ phụ thay cho nữ chính,...
Đồng thời, còn một nguyên do đặc sắc khác là bởi đấu đá giữa phái nữ với nhau, khác với phái nam, họ có thể chửi rủa gây gổ thậm chí đánh nhau, sự tranh chấp giữa phái nữ thường âm ỉ, khó khăn, lắt léo và thường gây nhiều thù hằn hơn. Đó là chưa kể thế giới phái nữ vấn luôn (bị cho là) một thế giới phức tạp, khó hiểu. Và vì thế khi lên phim, những cuộc đấu này cũng sẽ hay hơn những nắm đấm đơn thuần của phái mạnh với đầy đủ yếu tố: đau não lắt léo vì mưu mô, sự khích thích trong cảm xúc,...
Về bản chất, con người đều thích những sự việc đặc biệt, thú vị, gây kích thích, bởi vậy xét về yếu tố độc lạ, khó đoán, hay bất cứ khía cạnh nào, dòng phim tranh đấu giữa phái nữ có lẽ luôn là một kiểu phim gây kích thích, mê hoặc, thu hút sự tò mò.
Bạn thấy đấy, trăm năm rồi mà người ta vẫn yêu thích mô tuýp nữ-nữ giành nhau hơn là giữa hai anh nam, như cái cách mà Tấm Cám có đủ mọi phiên bản trên thế giới: từ cô bé Lọ Lem đến đủ các cô bé khác, khác với câu chuyện hai anh Sơn Tinh, Thủy Tinh chưa thấy được chuyển thể rầm rộ bao giờ. Có lẽ, dưới một góc nhìn phiến diện nào đó, thì đó là bởi Sơn Tinh, Thủy Tinh chỉ có đánh đánh, còn Tấm Cám, Lọ Lem thì từ hành hạ đến gọt chân đến hại người đủ cả. So với Sơn Tinh Thủy Tinh thì chuyện giữa những cô gái kích thích hơn nhiều.
Ngoài ra ta cũng không thể không kể đến những yếu tố tác động của lịch sử, truyền kỳ từ lâu đời về những cuộc tranh đấu nơi hậu cung, bởi vậy, từ rất sớm ta đã có một khái niệm về vấn đề "nữ đấu".
Có thể nói, nếu bạn muốn tìm một bô phim vừa hay, vừa dạy bạn cách "đối nhân xử thế", vừa giúp bạn muốn khóc muốn cười cùng phim: Phim tranh "nữ đấu" là một điều lý tưởng.
Tạm kết
Kết lại sự lên ngôi của trào lưu phim nữ đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thuộc về tính dài hạn trong xã hội đến những yếu tố mới nổi trong xã hội nói chung. Có thể nói, trong một xã hội xô bồ và bộn bề với đủ hình đủ trạng thì sự lên ngôi của phim nữ đấu giống như sự ưa chuộng một món hàng trendy, hợp thời, hợp cách vậy.
Theo Helino
Dương Dung, Trương Hinh Dư, Viên San San... hối tiếc vì bỏ lỡ 'Diên Hi công lược', Xa Thi Mạn kịp thời thay đổi quyết định Bộ phim hot nhất nhì mùa hè năm nay, có lẽ là bộ phim cung đấu "Diên Hi Công Lược". Tính đến thời điểm hiện tại thì bộ phim đã vượt mốc 17 tỉ lượt xem, rating cũng vượt xa các bộ phim chiếu cùng thời điểm, có thể nói nhờ bộ phim này mà Vu Chính đã chuyển mình thành công. Từ...