Mỗi ha tiêu mất 1 tỷ đồng sau bão số 12: Chưa hết bàng hoàng
Ngoài hàng trăm ngôi nhà bị sập, tốc mái, đường sá hư hỏng, cơn bão số 12 còn gây thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp cho nông dân ở Gia Lai. Với những người trồng các loại “cây vàng” như cà phê, hồ tiêu thì cơn bão đã “thổi” bay toàn bộ gia sản mà họ tích cóp hàng chục năm trời mới có được.
Mỗi ha tiêu mất 1 tỷ đồng
Tiếp xúc với PV Dân Việt chiều 5.11, anh Nguyễn Đức Hùng (thôn 1, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa) thảng thốt nói: “Hết sạch rồi anh ơi!”. Chỉ trong vài giờ cơn bão số 12 càn quét, vườn tiêu 1.200 trụ (tương đương 1,2ha) của gia đình anh đã bị xô ngã gần hết, chỉ còn sót lại khoảng 100 trụ. Chỉ những trụ tiêu xanh tốt, trĩu quả nằm rạp dưới đất, anh Hùng nói như khóc: “Vợ chồng tôi thế chấp toàn bộ tài sản, vay ngân hàng đầu tư hết vào đây, chăm bẵm suốt 3 năm ai nhìn thấy cũng khen. Vậy mà bây giờ còn lại không được một phần mười”.
Hàng nghìn trụ tiêu ở Gia Lai đã gãy đổ do bão
Theo tính toán của anh Hùng, từ khi trồng đến năm thứ ba, 1.200 trụ tiêu đã “ngốn” hết 500 triệu đồng, năm nay cho thu bói khoảng gần 500 triệu (6 – 7 tấn). Như vậy bão số 12 đã “thổi” bay 1 tỷ đồng của gia đình anh, chưa kể tiền lãi ngân hàng.
Quan sát vườn tiêu của anh Hùng, chúng tôi thấy tất cả các trụ tiêu đều được giằng dây thép chống ngã, nhưng đây cũng là một nguyên nhân khiến cả vườn đổ rạp, bởi trụ này ngã sẽ lôi thêm trụ khác. Sau khi ngã, phần lớn cây tiêu đều bị đứt gốc, phơi rễ lên mặt đất.
Cách vườn tiêu anh của Hùng không xa, anh Vũ Văn Sáng đang ngẩn ngơ với 1.500 trụ tiêu xơ xác. “Tôi đầu tư làm trụ bằng bê tông kiên cố, nên chỉ có 200 trụ bị ngã. Nhưng khổ nỗi tiêu trồng bằng trụ bê tông, nếu đổ ngã thì coi như mất trắng, không thể phục hồi lại được”, anh Sáng cho biết.
Nói về cơn bão số 12, anh Phạm Hồng Vỹ (trú thôn 1, xã Hải Yang) vẫn chưa hết bàng hoàng: “Chưa bao giờ tôi thấy một cơn bão khủng khiếp như vậy, dường như tất cả các loại cây trồng ở Tây Nguyên đều không chịu đựng nổi với sức gió của nó. Chả trách người ta đặt tên là bão Con Voi”.
Người trồng cà phê cũng liêu xiêu
Video đang HOT
Đến chiều 5.11, các huyện trọng điểm trồng hồ tiêu ở Gia Lai vẫn chưa thống kê hết thiệt hại. Nhưng báo cáo sơ bộ đã có gần 30.000 trụ tiêu bị ngả đổ hoàn toàn, trong đó huyện Chư Pưh gần 18.000 trụ, huyện Đắk Đoa 5.475 trụ, huyện Mang Yang 6.000 trụ.
Người dân tìm cách dựng lại các trụ tiêu đã ngã nhằm vớt vát lại phần nào khi mùa thu hoạch sắp tới.
Không chỉ hồ tiêu, người trồng cà phê ở Gia Lai cũng đang khóc ròng vì quả rụng xanh mặt đất, cây bị lay gốc đứt rễ, trong khi thời điểm thu hoạch đã cận kề. Đặc biệt, tại xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang có đến 40% diện tích cà phê bị rụng quả và lay gốc. Vụ cà phê năm nay coi như trắng tay, hàng trăm nông dân ở xã này đang “vắt óc” nhưng chưa nghĩ được cách trả nợ cho các đại lý phân bón, xăng dầu mà họ mua chịu từ đầu năm.
Theo báo cáo chiều 5.11 của Sở NN&PTNT Gia Lai, do ảnh hưởng của bão số 12, huyện Phú Thiện có 286 ngôi nhà bị ngập, 162 con trâu bò bị và gần 1.000 gia cầm bị chết, nhiều km quốc lộ 25 (nối Gia Lai với Phú Yên) và kênh mương thủy lợi bị hư hỏng. Huyệ Krông Pa có 38 ngôi nhà sập và tốc mái, hơn 600 ha cây trồng bị ngập và nhiều bò, dê, lợn bị nước cuốn trôi…
Theo Danviet
Bão "nuốt chửng" 9 tàu hàng, thuyền viên kể hành trình sống sót thần kỳ
Bão số 12 nhấn chìm 9 tàu hàng neo đậu vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), nhiều thuyền viên trên tàu sống sót thần kỳ. Dù vẫn còn hoảng sợ, nhưng những thuyền viên chẳng tin mình còn may mắn sống sót trở về.
Cứ tin mình sẽ sống!
Ghi nhận của PV Dân trí, chiều 5/11, tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, các thuyền viên trên các tàu bị chìm do bão số 12 đang dần ổn định sức khỏe.
May mắn trở về từ cõi chết, ông Nguyễn Văn Tài (45 tuổi, quê Thanh Hóa, thuyền trưởng tàu Nam Khánh 26) gắng định thần nói: "Sóng đánh quá lớn, có lúc sóng cao đến 8m, tưởng chừng anh em chúng tôi không còn ai sống sót trở về. Tôi vừa phải trải qua những giây phút khủng khiếp nhất trong cuộc đời".
Ông Nguyễn Văn Tài kể lại phút giây kinh hoàng trên biển khi bão 12 nhấn chìm tàu hàng.
Theo ông Tài, tàu ông có 11 người đang chở hàng từ TP Hải Phòng đến Cần Thơ, khi vào trú bão số 12 tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) thì lưới giã cào của tàu vỏ gỗ bị bão lùa vào cuốn vào chân vịt, khiến máy chính bị chết máy. Trong khi đó, gió giật rất mạnh, sóng biển cao đến 8m đánh cuộn vào thân tàu, làm gãy nhiều lan can, vật dụng...
"Sóng cao như cả quả núi bổ vào thân tàu, tôi phát tín hiệu cứu hộ nhưng vì sóng to, nhiều tàu khác bị chìm nên lực lượng cứu hộ ưu tiên cứu trước. Tàu tôi thả trôi chừng 3 lý thì sóng đánh sập, tàu chìm, tôi chấn an anh em thuyền viên, rồi thả bè phao cứu sinh xuống biển thoát thân", ông Tài kể lại.
Các thuyền viên sống sót kỳ diệu sau khi bị bão số 12 "nuốt" cả tàu và người
Sống sót thần kỳ, ông Tài kể về giây phút kinh hoàng vật lộn trên biển: "Lúc đó, con tàu như chiếc lá, mạng người như hạt cát. Chiếc áo phao mang trên người chỉ với ý nghĩ có chết thì xác cũng nổi để người thân dễ tìm, chứ tôi đã nghĩ đến cái chết. Nhưng nghĩ tới vợ và 2 con nhỏ, nếu chết thì vợ con chắc khổ lắm. Tôi tự an ủi, đời người sống chết có số nên tôi động viên anh em hãy nghĩ mình sẽ sống".
Sau nhiều giờ vật lộn trên biển, những đợt sóng lớn đã đẩy 11 thuyền viên trên tàu ông Tài vào bờ. "Khi vào bờ ai cũng no nước, mệt lả, có người bị sóng đánh bầm tím thân thể. Tôi và 7 thuyền viên cấp cứu ở bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa. Lúc đó, tôi không dám bật điện thoại vì sợ gia đình các thuyền viên điện hỏi thăm thì không biết trả lời sao. Sau khi truyền chưa xong chai nước biển tôi rút ra để tìm các thuyền viên còn lại"- ông Tài nói.
Sống sót kỳ diệu
Theo Dantri
Trong số 11 thuyền viên trên tàu Nam Khánh 26 may mắn sống sót trở về, thì trường hợp ông Bùi Văn Tú (hành khách theo tàu Nam Khánh 26) là trường hợp sống sót thần kỳ.
Ông Tài cho biết: "Ông Tú là khách hàng đi theo trên tàu, tuổi tác cũng lớn, sức khỏe kém, kinh nghiệm đi biển không bằng anh em thuyền viên. Lúc sóng lớn đánh mạnh lật phao bè cứu sinh, mỗi người văng đi mỗi nơi tôi chẳng thấy ông Tú đâu nữa. Khi chúng tôi vào bờ khoảng 11h trưa ngày 4/11, thì ông Tú vẫn không thấy. Tôi nghĩ khả năng sống sót của ông Tú là không còn. Nhưng đến hơn 14h chiều cùng ngày, ông Tú được sóng đánh vào bờ và được Bội đội biên phòng tỉnh đưa đi cấp cứu".
Ông Tú nghĩ mình chẳng sống sót trở về
Vẻ mặt thất thần, ông Bùi Quang Tú kể: "Lúc tàu chìm, tôi nghĩ chắc chết vì sóng dữ quá. Sóng đánh mệt đừ, tôi đã buông xuôi, khi đó chỉ biết hai tay ôm đầu, hít thở sâu mỗi khi có sóng đánh. Sau đó, một đợt sóng cao cả 10 mét đánh tôi bay vào bờ đá. Đầu đập vào đá chảy máu, nhưng may lúc đó mặc áo phao, hai tay ôm đầu. Nếu đập đầu trực tiếp vào đá không chết cũng bất tỉnh thì sóng lại dập tiếp cũng chết. Khi tôi về mọi người đều nghĩ chắc tôi chết chắc vì sóng quá mạnh".
Lần đầu tiên trong lịch sử số tàu thuyền bị chìm ở biển Quy Nhơn lên con số "khủng", gây thiệt hại lớn về người và tài sản
Thông tin mới nhất, đến sáng 6/11, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã phát hiện thêm 3 thi thể thuyền viên trong vụ chìm 9 tàu cá ở vùng biển Quy Nhơn. Như vậy, đến nay đã tìm thấy được 6 thi thể thuyền viên. Hiện cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm các thuyền viên còn lại.
Doãn Công
Phú Yên: Hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm tiền tỷ bị bão số 12 thổi bay Theo báo cáo nhanh của cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên, ngư dân Phú Yên có hơn 100 tàu, ghe bị chìm. Do sóng còn lớn nên chưa thống kế hết lồng, bè bị thiệt hại nhưng ước tính có đến hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm, cá bị cuốn trôi. Chiều 5.11, UBND tỉnh Phú Yên cho biết, cơn bão số...