Môi giới “khô máu” vì làm giàu cho Google, Facebook
Khoảng 3 năm trở lại đây, môi giới bất động sản ồ ạt đổ tiền vào marketing online tìm kiếm khách hàng. Những công cụ như Google, Facebook giúp giảm “sức người”, thay vì phải phát tờ rơi, sale phone… Nhưng liệu nó có mang lại hiệu quả hay đẩy thị trường vào cuộc chiến “hao tiền tốn của” hơn?
Câu chuyện dưới đây được Kerry Le, người có nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường bất động sản TP.HCM, chia sẻ đến PV.
Mối quan hệ mới là cái gốc bền vững cho nghề môi giới
Kerry có một anh bạn mới mở công ty OceanHome, chuyên gia môi giới bất động sản tại Quận 2. Chia sẻ của anh CEO này, trong dịp café tại văn phòng vào tuần trước, về chi phí marketing online khiến nhiều người không khỏi giật mình.
- Dạo này công ty làm ăn được không anh?
- Cũng tạm tạm thôi em. Anh mới mở nên nhiều bỡ ngỡ. Chi phí vô hình phát sinh nhiều lắm em.
- Em thấy báo cáo cuối tháng vừa rồi doanh thu được mấy trăm là ngon rồi anh ơi!
- Chú nhìn bề ngoài thế thôi, chứ “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”. Bọn anh còng lưng làm chỉ để vỗ béo mấy ông: Google, Facebook…
Video đang HOT
- Anh nói rõ chút được không?
- Ngành bất động sản em biết đó, nó là nói chung chung nhưng trong đó chia ra làm nhiều mảng nhỏ: Bán dự án, cho thuê… Như em làm mảng bán thì biết rồi đó, chi phí cho marketing online lớn cỡ nào.
Bọn anh làm mảng cho thuê, công ty nhỏ mới mở, vốn ít, chi phí online chiếm gần hết lợi nhuận rồi. Để tìm khách hàng bên anh chỉ có quảng cáo online thôi. Bên anh chi tiền cho mấy trang Việt Nam như: batdongsan, alonhadat, muaban… mấy chục triệu 1 tháng rồi.
Ví dụ trang batdongsan, em đăng tin thường mất gần 9000 vnđ/tin, mà 1 ngày bọn anh đăng cả trăm tin. Tin thường không hiệu quả thì phải đăng tin Vip. Tin Vip tối thiểu 100.000 vnd/tin. Em cứ thế nhân lên 1 tháng xem là biết ngay.
- Bọn anh quảng cáo đủ cả nào là: Google, Facebook, Youtube, Zalo, Viber… mà em biết đó, riêng tiền thuê công ty dịch vụ quảng cáo, phí của họ đã là bao nhiêu rồi. Chưa kể lên đó còn phải đấu giá với các công ty bất động sản khác để website của mình được hiện lên Google nữa.
Khổ nỗi khi mà website hiện lên top 3 trang nhất của Google thì lại vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh nhiều đối thủ trong ngành nữa, khiến chi phí nhiều mà khách “thật” ngày càng ít. Làm bất động sản bây giờ không năng động và giỏi, khó kiếm ăn lắm. Thời “người người” làm bất động sản nên cạnh tranh rất khốc liệt.
Ngoài vấn đề quảng cáo công ty còn khó khăn gì không anh?
Chủ nhà bây giờ được thế ép giá dịch vụ ghê lắm chưa kể nhiều chủ nhà quỵt tiền dịch vụ nữa. Khách thì giờ muôn kiểu: Người đòi chia phí, người thì bắt tay “đi đêm ” với chủ nhà…
- Bên bán mới cũng vậy thôi anh à. Trường môi giới, khóa cấp tốc rồi “siêu tốc” môi giới bất động sản mọc như nấm. Em này, ngày nào cũng có vài cuộc gọi mời học , tham gia khóa học môi giới. Rồi học Marketing online, Seo Web… Em tham gia vài khóa làm được Web, Seo được vài từ khóa. Nhưng cuối cùng em nhận ra, dự án thì ngắn hạn, 3 – 6 tháng, mình tự làm cả năm sau mới có kết quả. Vậy nên cứ “mì ăn liền”, marketing online và làm giàu cho Facebook và Google.
Theo Kerry, công nghệ nó là xu hướng tất yếu, nhất là những người mới thì càng không thể ở ngoài cuộc chơi. Nhưng đó cũng là chỗ “đốt tiền” nếu bạn không nắm rõ luật chơi và am hiểu thị trường. Điều quan trọng nữa là, có tiền bạn có thể dùng công nghệ bất kỳ lúc nào, nhưng mối quan hệ thì không mua được. Mà chính mối quan hệ với khách hàng, đối tác… mới là cái gốc bền vững cho nghề môi giới.
Theo_VietNamNet
Phân phối bất động sản nghỉ dưỡng, cuộc chơi dễ hụt hơi
Sự sôi động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thu hút hàng loạt đơn vị phân phối nhập cuộc. Thế nhưng, việc bán sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng không đơn giản và với chi phí lớn, nếu không lượng sức, nhà phân phối có thể bị thua lỗ, thậm chí phá sản.
Chỉ có các dự án bất động sản nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư uy tín như Sun Group, Vingroup mới hút nhà đầu tư và dễ bán hàng
Sức hút hoa hồng lớn
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang đặc biệt sôi động, thu hút lượng nhà đầu tư rất lớn từ Hà Nội, TP. HCM và khách hàng là Việt kiều.
Sự sôi động của thị trường đã kéo một số đơn vị phân phối nhanh chân tham gia phân phối phân khúc này và nhanh chiếm lĩnh thị phần, đồng thời xây dựng được đội ngũ bán bất động sản nghỉ dưỡng chuyên nghiệp.
Đến nay, ngoài Đà Nẵng, Phú Quốc, các nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng đã mở rộng đầu tư đến nhiều địa phương khác trên cả nước. Nguồn cung lớn và nhu cầu cũng được dự báo gia tăng, đã thu hút nhiều đơn vị phân phối mới tham gia cuộc chơi.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cengroup, bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đang có sức hút lớn với các đơn vị phân phối mới, bởi tỷ lệ hoa hồng cao hơn hẳn bán bất động sản để ở thông thường. Tuy nhiên, ông Hưng cũng đưa ra cảnh báo, việc bán bất động sản nghỉ dưỡng không hề đơn giản. Cụ thể, nhu cầu mua bất động sản nghỉ dưỡng không phải nhu cầu bức thiết đối với khách hàng, nên các khách hàng đều có quá trình tìm hiểu rất kỹ. Việc tư vấn bán sản phẩm vì thế đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, nhà môi giới phải có am hiểu nhiều hơn về vấn đề tài chính, kể cả kinh nghiệm, sự hưởng thụ cuộc sống cao cấp của khách hàng, người dân.
Do việc phân phối bất động sản nghỉ dưỡng không đơn giản, nên ông Hưng cho biết, Cengroup tham gia phân phối bất động sản nghỉ dưỡng khá muộn và đến nay, chỉ phân phối 2 dự án, không mở rộng ra nhiều dự án.
Khó đi đường dài
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh miền Bắc thừa nhận, với mức hoa hồng từ 3-3,5% giá trị hợp đồng, bất động sản nghỉ dưỡng đang là mảnh đất màu mỡ, thu hút các đơn vị phân phối tham gia thị trường. Tuy nhiên, các đơn vị phân phối muốn tham gia bán bất động sản nghỉ dưỡng phải cân nhắc, bởi đây là sản phẩm thật sự cao cấp, khách mua hàng vì thế rất khó tính, đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có trình độ, có nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực tài chính, du lịch, có kỹ năng thuyết phục và thật sự chuyên nghiệp.
Cũng theo ông Quyết, khác với các sản phẩm bất động sản để ở thông thường, việc tìm kiếm khách hàng mua bất động sản cao cấp cũng không đơn giản, phụ thuộc vào cả quá trình hoạt động, phục vụ khách hàng lâu dài trước đó của đơn vị phân phối. Đó là chưa kể đến các chi phí bán hàng, như vé máy bay, chi phí ăn nghỉ ở khách sạn, chi phí công tác phí, chi phí hội thảo, marketing, chi phí hỗ trợ khách hàng tham quan dự án... Tất cả các chi phí này, đơn vị bán hàng phải bỏ tiền túi duy trì. Vì thế, nếu không bán được sản phẩm, đơn vị phân phối có thể thua lỗ, thậm chí phá sản.
Theo đại diện của Đất Xanh Miền Bắc, khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu mua để đầu tư, nên các khách hàng có xu hướng mua sản phẩm của các doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, có các dự án đã hoạt động tốt, có thể mang lại lợi tức lâu dài tốt nhất sau khi mua sản phẩm. Việc phân phối sản phẩm của các đơn vị không được thị trường biết tới, ít uy tín vì thế sẽ rất rủi ro.
Như vậy có thể thấy, dù là mảnh đất màu mỡ với tỷ lệ hoa hồng lớn, nhưng việc khó khăn trong bán hàng và chi phí bán hàng quá lớn, một số đơn vị phân phối bất động sản nhỏ và yếu về tài chính khó có thể đi đường dài để thụ hưởng khoản hoa hồng khủng trong phân phối bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Lót tay" 10-20 triệu/mã hàng đưa vào siêu thị Ngoài ép chiết khấu, hệ thống siêu thị còn đẻ ra vô số chi phí thuê, thậm chí "lót tay" để hàng vào được siêu thị... Nhiều doanh nghiệp sản xuất "tố" bị làm khó khi đưa hàng vào các hệ thống siêu thị - Ảnh: Quang Định "Nghe đọc bài "Lót tay" mới đưa được hàng đưa vào siêu thị" Đó là...