Môi giới “khô máu” và nỗi oan cho Google, Facebook
Câu chuyện Môi giới “khô máu” vì làm giàu cho Google, Facebook qua chia sẻ của độc giả Kerry Le, đã trở thành đề tài nóng, thu hút sự quan tâm của dân bất động sản cũng như các chuyên gia về marketing online.
Ở góc độ là nhà đào tạo, chuyên gia tư vấn, ông Mai Xuân Đạt, Giám đốc Công ty Truyền thông Thịnh Vượng, cho rằng, không nên đổ lỗi hết cho Google và Facebook, khi người chạy quảng cáo không thu lại kết quả.
“Tôi cảm thấy oan cho Google, Facebook khi đọc bài Môi giới “khô máu” vì làm giàu cho Google, Facebook. Trên thực tế, mình không thích làm dịch vụ AdWords hay SEO cho các bạn làm bất động sản” – ông Đạt chia sẻ trên Facebook cá nhân.
Theo ông Đạt, có 4 lý do ảnh hưởng đến chuyện ông không mặn mà với mảng bất động sản.
Thứ nhất, thời gian cho hành trình mua của khách hàng có nhu cầu bất động sản, tính từ khi tìm kiếm lần đầu, tới khi có nhu cầu thật sự là quá lâu (2 – 3 năm, từ lúc nghĩ rằng mình sẽ có tiền…). Vì vậy việc 100 click vào quảng cáo, có bao nhiêu người đang ở giai đoạn thực sự muốn mua là rất ít và không thể dự đoán. Hiệu quả quảng cáo giữa các ngày, các tuần là rất khác nhau. Do vậy, ông Đạt cho rằng “có khách hàng hay không phụ thuộc lớn vào… sự may mắn”.
Nhiều lớp học marketing online nở rộ đón xu hướng. Nguồn ảnh: im.edu.vn
Thứ 2, hành vi tìm kiếm của khách hàng bất động sản rất đa dạng. Nếu với điện thoại, khách Search “iphone 6 16GB trắng” gần như chắc chắn sẽ mua, khách search “iphone 6″ là khách tìm hiểu. Trong khi, khách bất động sản lại khác. Khách mua bất động sản
Video đang HOT
thường là người có tiền và bận rộn. Họ không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu Online, nhiều người sẽ tìm kiếm ngắn gọn về tên dự án quan tâm, để tìm ra một môi giới có khả năng cung cấp cho họ thông tin đầy đủ.
Thứ 3, với đa số ngành nghề dễ bán Online, hành vi chúng ta mong muốn họ thực hiện trên website là “mua hàng”. Nhưng khách bất động sản lại không như vậy. Chúng ta chỉ có thể hy vọng họ gửi lại contact để liên hệ tư vấn tiếp theo. Việc đó lại phụ thuộc phần lớn ở niềm tin của khách hàng dành cho website (có vẻ là “chủ đầu tư” hay không), ấn tượng với người môi giới (hình ảnh, hotline, cách hành văn trên website, màu sắc phù hợp…).
Điều này loại phần lớn nhân viên môi giới “không thể hiện được bản sắc thương hiệu cá nhân” trên website. Và ngay cả khi thể hiện được bản sắc thì mỗi nhân viên môi giới bất động sản cũng chỉ phù hợp với một phân khúc, nhóm khách hàng nhất định chứ không phải “đại đa số người mua bất động sản” như chúng ta hy vọng. Làm online với bất động sản hoàn toàn không chỉ là câu chuyện kỹ thuật quảng cáo.
Thứ 4, ngành bất động sản rất đông môi giới viên cùng làm quảng cáo. Hệ thống lọc click không hợp lệ của Google sẽ bỏ qua nếu mỗi môi giới viên chỉ search và click vào đối thủ 1 lần/ngày. Nếu hàng chục môi giới viên cùng làm vậy thì thiệt hại cho các quảng cáo là không hề nhỏ.
Ông Đạt cũng đồng quan điểm với góc nhìn của Kerry Le, trong câu chuyện của nghề môi giới rằng, “Mối quan hệ mới là cái gốc bền vững cho nghề môi giới”.
“Chỉ môi giới viên non nớt và không nhạy bén mới đặt toàn bộ niềm tin vào công cụ quảng cáo Google hay Facebook. Mà không chỉ bất động sản, bất cứ lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm nào, sẽ không thành công nếu không xuất phát từ khách hàng cùng với thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, tìm tòi. Công cụ chỉ là công cụ. Sử dụng công cụ chứ không nên phụ thuộc vào công cụ” – ông Đạt nhận định.
Quốc Tuấn
Theo_VietNamNet
Sửa đổi, bổ sung quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Ảnh minh họa
Thông tư bổ sung quy định, tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây được đề nghị gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản đã phát hành: a- Tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b- Tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản đã phát hành dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm đề nghị gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt bị âm.
Tổ chức tín dụng lập hồ sơ theo quy định đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản đã phát hành cho tổ chức tín dụng.
Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung nguyên tắc cơ cấu lại nợ đối với các khoản nợ xấu đã mua như sau: Việc cơ cấu lại khoản nợ xấu phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tư này và thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng mua bán nợ. Công ty Quản lý tài sản xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay.
Công ty Quản lý tài sản thực hiện việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay và theo quy định. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cơ cấu lại nợ để hưởng lợi bất hợp pháp.
Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro
Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu phù hợp với quy định nội bộ, quy định tại Thông tư này và quy định có liên quan của pháp luật.
Sau khi xử lý rủi ro, Công ty Quản lý tài sản phải hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro của khoản nợ và có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, sử dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47b Thông tư này. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ là công việc nội bộ của Công ty Quản lý tài sản, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với khoản nợ sau khi đã được xử lý rủi ro.
Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, Công ty Quản lý tài sản được quyết định xuất toán khoản nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau khi được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Số tiền thu hồi được từ khoản nợ đã được xử lý rủi ro được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ của Công ty Quản lý tài sản.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2016.
Minh Minh
Theo NTD
Nghề ngân hàng hết thời, môi giới bất động sản lên ngôi? Những hình ảnh quần là áo lượt cùng thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng của nhân viên ngân hàng một thời dường như đang dần bị thế chỗ bởi những người làm môi giới bất động sản... Ngân hàng không còn "cao giá" Nghề ngân hàng, dù vẫn đang nằm trong tốp đầu các ngành nghề có thu nhập hấp dẫn,...