Môi giới địa ốc vượt khó bằng nghề tay trái
3 tháng nay, anh Tùng vừa làm môi giới bất động sản vừa giúp vợ bán hàng online vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.
Anh Tùng cho biết, cách đây 4 năm, từ một nhân viên thủ kho có thâm niên, thu nhập gần 15 triệu đồng mỗi tháng, anh chuyển sang nghề môi giới bất động sản và ngay lập tức đạt thu nhập trung bình 25-30 triệu đồng mỗi tháng. Đó là chưa kể khoản thưởng cuối năm hậu hĩnh hơn nghề cũ.
Năm 2017-2018 là giai đoạn thị trường địa ốc vẫn duy trì hoạt động đầu tư mua bán ổn định nên anh Tùng tích lũy tài chính để mua nhà trả góp vào năm 2019. Thế nhưng, 10 tháng đầu năm 2020 với anh trở thành ác mộng, cảnh nhà thiếu trước hụt sau khi thị trường bất động sản chịu tác động mạnh bởi Covid-19.
Hơn 3 quý vừa qua, từ sau kỳ nghỉ Tết đến nay anh Tùng không bán được sản phẩm nào, cuối tháng chỉ có lương cơ bản 5 triệu đồng, so với các chi phí hàng tháng như muối bỏ bể. Để giúp gia đình trang trải các khoản trả góp tiền nhà, tiền học cho con, anh làm thêm công việc bán hàng online giúp vợ, đôi lúc đảm nhận luôn cả việc giao hàng.
“Trở về nghề cũ làm thủ kho cũng không được vì các doanh nghiệp đang cắt giảm nhân sự, công việc môi giới lại không đủ sống. Tôi cố gắng cầm cự, vừa bám trụ nghề môi giới vừa cải thiện thu nhập bằng việc bán hàng online chờ thị trường bất động sản phục hồi”, anh Tùng chia sẻ.
Môi giới chào bán bất động sản tại TP HCM. Ản: Hải Khoa.
Cũng lâm cảnh khốn khó vì thu nhập giảm sút thời gian dài, chị Thương, nhân viên sale công ty bất động sản có trụ sở tại khu Nam TP HCM cho hay phải làm thêm nghề tay trái là bán bảo hiểm gần 6 tháng nay. Công ty của chị Thương là doanh nghiệp địa ốc vừa phát triển dự án vừa nuôi cả đội ngũ bán hàng, trong giai đoạn không có hàng để bán và thanh khoản thị trường xuống thấp. Doanh nghiệp chị cắt giảm thu nhập trung bình 20-35% tùy vào cấp quản lý hay nhân viên văn phòng.
Riêng chị Thương là môi giới chỉ có lương cơ bản 6 triệu đồng một tháng, không bị cắt giảm nhưng cũng không còn được hưởng các khoản hỗ trợ bán hàng và cũng không có khoản phí hoa hồng do từ đầu năm đến nay chưa bán được gì. Để vượt khó, nữ nhân viên môi giới này làm cộng tác viên với một đại lý bảo hiểm trong giai đoạn tâm lý thị trường bất động sản xuống thấp.
“Khi Covid-19 ập đến, sức khỏe được quan tâm nhiều hơn nên bán bảo hiểm dễ hơn bán nhà. Trước mắt, khách hàng mua bảo hiểm của tôi là họ hàng, người thân quen nên thu nhập từ nghề tay trái giúp cầm cự được trong giai đoạn địa ốc quá khó khăn”, chị Thương giải bày.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á xác nhận, 10 tháng qua môi giới bất động sản gặp nhiều khó khăn, sức mua trên thị trường giảm mạnh do chịu tác động của đại dịch từ đầu năm 2020 đến nay. Covid-19 khiến thị trường giảm sức mua đồng thời tình trạng chậm cấp phép dự án cũng làm sale địa ốc không có hàng để bán.
Theo ông Hạnh, đại dịch xảy ra một cách bất ngờ, không ai có thể hoạch định gì trước. Nghề nào kiếm tiền cũng khó, môi giới bất động sản càng nhiều thách thức vì nhà đất là tài sản có giá trị lớn. Thậm chí muốn bám trụ với nghề môi giới trong giai đoạn này còn phải trả giá nhiều hơn, mất nhiều thời gian và sức lực hơn.
CEO Ngọc Châu Á cho hay, qua khảo sát sơ bộ, 10% môi giới toàn thị trường vẫn sống sót qua đại dịch. Khoảng 25-30% môi giới bỏ nghề, chuyển hẳn sang làm các ngành khác nếu từng có kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan. 60% môi giới còn lại chia làm 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất sống bằng lương cơ bản ít ỏi, lấy tiền tích lũy những năm qua tiêu dùng đỡ. Nhóm thứ hai, vẫn cầm cự bằng lương cứng nhưng song song đó họ làm thêm nghề tay trái: bán hàng online, bán bảo hiểm… để cải thiện thu nhập, chờ qua giai đoạn khó khăn. Số nhân sự bất động sản đang cầm cự bằng việc làm thêm nghề tay trái nhiều khả năng có thể sẽ đi đến quyết định chuyển đổi ngành nghề nếu thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn kéo dài.
Chuyên gia này phân tích, thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2018 thăng hoa, môi giới bất động sản có thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với những công việc khác nếu làm tốt. So với các ngành nghề khác, người làm công ăn lương mỗi tháng thu nhập 15-20 triệu đồng đã là ổn định và xếp loại khá giỏi.
Trong khi đó, ngành bất động sản nhân viên sale chỉ cần bán hàng bùng nổ đôi ba tháng có thể kiếm được 100-200 triệu đồng từ khoản phí môi giới. Vì dễ kiếm tiền khi thị trường nóng sốt nên nhân sự khắp nơi đổ về ngành này tìm vận may. Đến khi khó khăn ập đến, nhiều môi giới bất động sản tay nghề yếu hoặc non kinh nghiệm dễ bỏ cuộc và mất niềm tin.
Ông Hạnh nhận xét, lương cứng của môi giới hiện nay khoảng 5-6 triệu đồng mỗi tháng. Dù mặt bằng lương này không đủ chi trả cho các chi phí đắt đỏ tại TP HCM, đặc biệt đối với hoàn cảnh phải thuê nhà, phụ giúp gia đình, nuôi con nhỏ… nhưng xét toàn cảnh thị trường lao động, hoàn cảnh của môi giới bất động sản vẫn chưa khó bằng nhân sự các ngành du lịch, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thậm chí là công nhân bị mất việc rất nhiều.
“Đại dịch đang sàng lọc thị trường địa ốc về chất lẫn về lượng, khiến thị trường chuyển sang giai đoạn đào thải nhân sự không có năng lực vượt khó. Đây là diễn biến hợp lý và cần thiết để bất động sản tái cấu trúc sau đại dịch”, ông Hạnh cho hay.
Thị trường địa ốc đón những tín hiệu lạc quan, chờ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Đã có những thông điệp tích cực từ các chính sách kích cầu giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, trong đó cũng đã có những thông tin vui đến với bất động sản.
Thị trường ảm đạm nhất 5 năm trở lại đây
Thị trường bất động sản quý 1 được cho là trầm lắng nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tổng cung và cầu đều sụt giảm mạnh, giao dịch trên thị trường cũng sụt giảm nghiêm trọng.
Báo cáo mới đây của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cho thấy nguồn cung mới trong những tháng đầu năm ở mức thấp kỷ lục. Cả nước chỉ có khoảng trên 8000 căn hộ chung cư, trên 5000 đất nền mở bán. Còn tại Tp.HCM có khoảng trên 2800 sản phẩm đủ điều kiện bán chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm 2019, Hà Nội cũng chỉ có 1 dự án chung cư mới mở bán...
Theo dữ liệu thống kê của Batdongsan.com.vn, trong 2 tháng đầu năm nay nhu cầu tìm kiếm BĐS của người dân sụt giảm mạnh. Tại Tp.HCM mức độ quan tâm chung cư giảm 4,6%, riêng nhà phố giảm đến 35% so với cùng kỳ, đặc biệt phân khúc đất nền có mức độ quan tâm giảm gần 50%.
Theo Hội môi giới, giao dịch trên thị trường vô cùng ảm đạm. Số lượng giao dịch căn hộ tại thị trường Tp.HCM vốn dĩ rất sôi động thì này chưa đến 1000 sản phẩm trong quý vừa qua, giảm 10 lần so với cùng kỳ 2018.
Những tín hiệu lạc quan
Tuy nhiên, gần đây thị trường địa ốc liên tục đón những tin vui từ các chính sách kích cầu, cụ thể:
Bổ sung kinh doanh BĐS vào gói hỗ trợ 180 nghìn tỷ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất: Bộ Tài chính đã gửi Công văn số 3915/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung lĩnh vực bất động sản (BĐS) vào nhóm các ngành nghề được hỗ trợ từ gói kinh tế này. Theo đó tổng số tiền các nhóm ngành được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47/TTr-BTC ngày 26/3.
Theo nhận định của đại diện một số sàn BĐS, việc ngành kinh doanh BĐS được bổ sung vào gói tín dụng kích cầu kinh tế 250 nghìn tỷ đồng là một tin vui đối với nhiều sàn BĐS vừa và nhỏ. Bởi lẽ nhóm doanh nghiệp này thời gian qua đóng cửa hàng loạt, có tới 50% tổng số sàn phải đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Các sàn giao dịch sẽ được nới rộng hơn thời gian cam kết thanh khoản sản phẩm, đồng thời cũng sẽ được giảm trừ hoặc miễn tiền thuê đất, thuê mặt bằng kinh doanh.
Bên cạnh đó, thông qua việc giảm trừ và giãn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất sẽ giúp cho DN có thời gian để hoạch định và xây dựng những phương án kinh doanh mới.
Giảm lãi suất: Ngày 17/3/2020, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Có những ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay lên tới 2,5%. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt được gánh nặng chi phí lãi vay.
Gia tăng đầu tư công: Theo phân tích của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 không chỉ hối thúc Chính phủ hồi phục lại tốc độ đầu tư công mà còn cho các nhà đầu tư đa quốc gia một lý do khác phân bổ các nhà máy ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cũng theo công ty này, trong quý 1 vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tăng 13,2% mặc dù kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 cao hơn 18% so với năm 2019 và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Việc tăng đầu tư công sẽ giúp các dự án bị trì hoãn sẽ khởi động và tăng tốc trở lại. Các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ sớm được khởi công trong tháng 8 này. KIS Việt Nam cho rằng cả hai diễn biến trên sẽ tiếp tục hỗ trợ giá tài sản trong trung hạn, điều này sẽ hỗ trợ đầu tư và tiêu dùng trong các lĩnh vực bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng.
Còn Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, việc Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ đưa BĐS vào nhóm đối tượng được hỗ trợ về tiền thuế, tiền thuê đất là hợp lý và có ý nghĩa lớn đối với DN trong giai đoạn khó khăn này.
Để tận dụng những chính sách của Nhà nước một cách tối ưu nhất, các DN BĐS cần phải nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc, tái cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực, giảm giá thành sản phẩm để có thể cùng chung tay với Chính phủ trong việc hỗ trợ người dân.
"Giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn như hiện nay cũng chính là cơ hội để các DN, tập đoàn BĐS thực hiện chiến lược tái cấu trúc DN, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng" - ông Châu nhìn nhận.
Nhật Minh
"Các doanh nghiệp địa ốc vẫn đang xoay xở để tìm vốn" Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành tại hội thảo "Bất động sản Việt Nam 2020 - 2021 sẵn sàng cho chu kỳ mới" do Bizlive tổ chức. Về bối cảnh chung, theo ông Thành, tác động của đại dịch lần này như một cơn bão mà sức tàn phá quá khủng khiếp với nền kinh tế. Cuối...