Môi giới bất động sản bán chênh, đẩy nhà đầu tư vào thế khó
Thị trường bất động sản gặp tình trạng thanh khoản khó, nhiều nhà đầu tư giảm giá nhằm thoát hàng sớm.
Song, môi giới lại bán chênh, đẩy các nhà đầu tư vào thế khó lại càng khó hơn.
Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, nguyên nhân do các chính sách điều tiết vĩ mô như kiểm soát tín dụng bất động sản và trái phiếu,… Theo đó, nhiều nhà đầu tư không đủ sức gồng buộc phải giảm giá để thoát hàng. Tuy nhiên, éo le thay, dù nhà đầu tư nóng lòng giảm giá bán nhưng môi giới lại rao bán chênh để kiếm lợi. Giá chênh so với giá chủ đất đưa ra được bao nhiêu môi giới càng thu về nhiều bấy nhiêu. Điều này khiến nhà đầu tư lâm thế khó lại càng khó.
Anh Nguyễn Tuấn Thành, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, giữa năm 2021, lãi suất vay ngân hàng xuống thấp. Có trong tay 1,5 tỷ đồng, anh Thành tự tin vay thêm để đầu tư căn hộ chung cư.
“Căn hộ tôi mua có diện tích 68m2, 2 phòng ngủ, với giá hơn 3 tỷ đồng, trong đó, số tiền thiếu tôi vay ngân hàng. Thời gian đầu được hưởng ưu đãi lãi suất nên số tiền phải trả không quá lớn”, anh Thành nói.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao. Cùng đó, ưu đãi lãi suất khoản vay của anh Thành đến nay cũng đã hết và thả nổi theo thị trường. Theo đó, để không gặp áp lực tài chính, anh Thành đã gửi môi giới bán căn chung cư này đi để lấy tiền trả nợ.
“Tôi cũng chỉ cần thu được tiền gốc về, nhưng rao bán suốt một tháng, không thấy môi giới phản hồi lại. Sau đó, tôi thấy môi giới đăng bán với mức giá 3,3 tỷ đồng. Trong khi đó, tôi đã chấp nhận trả phí hoa hồng cao hơn bình thường để môi giới tìm khách nhanh giúp. Đến nay, căn chung cư của tôi vẫn chưa tìm đc chủ mới”, anh Thành nói.
Tương tự, anh Quang Hà (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, tháng 9 vừa qua, anh có gửi môi giới bán giúp một căn nhà trong ngõ rộng 2,5m, diện tích 40m2, được xây dựng 5 tầng với mức giá, 3,5 tỷ đồng.
“Thực ra, trước đó tôi muốn bán với giá 3,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì cần tiền gấp nên đã giảm giá bán 200 triệu đồng. Sau đó, tôi phát hiện môi giới rao bán căn nhà của tôi với giá tận 3,8 tỷ đồng. Theo đó, tôi cũng không cho người môi giới đó tiếp tục bán, mới đây tôi đã gửi bán ở một văn phòng môi giới khác trên địa bàn”, anh Hà nói.
Video đang HOT
Theo anh Vũ Thanh Tùng, chủ một sàn môi giới bất động sản tại Hà Nội, chuyện môi giới bán chênh không hiếm trên thị trường bất động sản. Nguyên nhân bởi hiện nay môi giới thường thoả thuận với khách giá thu về, ăn chênh lệch giữa giá bán cho khách và giá thu về thay vì ăn hoa hồng trên mỗi sản phẩm như trước kia.
Tuy nhiên, theo anh Tùng nếu như trước kia trong lúc thị trường sôi động có thể dễ bán, còn thời điểm này giảm giá bán cũng khó.
“Việc mua bán dễ dàng đa phần vẫn phải qua môi giới vì họ có tệp khách hàng rộng. Tuy nhiên, môi giới bán chênh trong thời điểm này không khác gì kéo thêm người mua vào thế khó. Người muốn bán thì không bán được, còn môi giới thì vẫn không có giao dịch, đồng nghĩa không lấy được tiền hoa hồng”, anh Tùng nói.
Theo anh Tùng, thực tế, những bất động sản phục vụ nhu cầu thực vẫn có giao dịch, khác với phân khúc đất nền. Nhưng giá đã cao nhiều người cũng không đủ sức mua. Theo đó, môi giới bán chênh lại càng trở nên khó có thanh khoản. Hiện nay, giá nhà cũng đang ở mức chững lại, không như cách đây vài tháng.
Ở góc nhìn của chuyên gia, TS. Đinh Thế Hiển cũng cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang xuất hiện tình trạng một số khu vực nhà đầu tư chấp nhận giảm giá lên tới 20% nhưng vẫn không bán được. Hay nói cách khác là tình trạng đóng băng mà nhiều người vẫn không hiểu vì sao.
Ông Hiện cho rằng, có một thực trạng là nhiều người gửi cò đất bán nhưng cò vẫn giữ ở một mức giá nào đó trên thị trường cao hơn giá mà người bán đưa ra, do đó mới khó bán. Song, theo phân tích của vị này, không phải sản phẩm nào giảm giá cũng hấp dẫn người mua.
Theo vị chuyên gia, việc giảm giá hay không giảm giá là tùy theo góc nhìn của mỗi người nhưng hiện tại muốn bán cũng khó.
Thị trường rớt thảm, nhà đầu tư lẫn môi giới bất động sản lo “mất tết”
Giới đầu tư BĐS tìm kiếm sự an toàn dòng tiền cuối năm
BĐS vẫn là kênh "trú ẩn" an toàn theo nhận định của hầu hết chuyên gia trong ngành. Tuy nhiên, chọn BĐS ra sao để tỷ suất sinh lời cao vẫn là bài toán khó với các nhà đầu tư.
Là "cuộc chơi" trung - dài hạn
Theo các gia BĐS, với thị trường hiện nay, những NĐT có sẵn tài chính nhàn rỗi (không vay ngân hàng) thì nên vào thị trường, chấp nhận tỉ lệ lợi nhuận thấp so với kì vọng. Nhưng bù lại, nếu tính về giá trị sản phẩm gia tăng trong tương lai thì đây là bài toán tốt nếu chọn kênh đầu tư BĐS lúc này. Chắc chắn về trung - dài hạn BĐS vẫn sinh lợi nhuận tốt.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi.
Chưa kể, đây là thời điểm thuận lợi để sở hữu được BĐS giá tốt. Điều này gia tăng thêm giá trị chênh lệch cho nhà đầu tư chờ đợi được trong trung - dài hạn. Hiện nay để kích thích nhu cầu mua BĐS, các chủ đầu tư đã dành nhiều ưu đãi mạnh tay hơn hẳn so với thời điểm khác. Biên lợi nhuận của người mua cũng được kì vọng nhiều hơn khi thị trường tốt lên.
"Đây là lúc người mua tính toán được mức sinh lợi cụ thể ở các phân khúc, sự lựa chọn sản phẩm đẹp cũng đa dạng hơn. Thời điểm hiện nay có tiền mặt là vua, đồng thời cũng là thời điểm xuống tiền cho BĐS tương đối hấp dẫn", một chuyên gia trong ngành nhận định.
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, hiện nay và trong thời gian tới, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh. Bởi vậy, sẽ không còn chỗ cho "dòng tiền dễ" chỉ chảy vào "đầu cơ, lướt sóng". "Cuộc chơi" giờ đây nghiêng hẳn về những người có "tiền tươi, thóc thật" và là "cuộc chơi" trong trung - dài hạn...
6 tiêu chí đầu tư an toàn dòng tiền cho nhà đầu tư
Tiêu chí thứ nhất an toàn: Để đánh giá được độ an toàn của một dự án bất động sản, người mua nhà và các nhà đầu tư cần biết phải dựa vào hồ sơ pháp lý của dự án đó để tránh rủi ro cũng như tránh khỏi việc mua phải các dự án ma, dự án ảo.
Bên cạnh đó, việc được đứng tên, chủ quyền cũng quan trọng vì như vậy nhà đầu tư mới dễ dàng được "làm chủ" bất động sản của mình, có thể toàn quyền quyết định về chúng.
Tiêu chí 2 là An nhàn : Quản lý vận hành bất động sản là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Do đó đối với những nhà đầu tư có công việc bận rộn, không có nhiều thời gian hay các nhà đầu tư nước ngoài thì nên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có thể tự vận hành, không khó khăn trong khâu quản lý, không ảnh hưởng đến cuộc sống. Đặc biệt là dễ dàng kiếm người thay mình khai thác quản lý, không lệ thuộc hoàn toàn vào 1 hoặc 1 vài đối tác.
Ảnh minh hoạ.
Dòng tiền: Đối với các nhà đầu tư bất động sản thì dòng tiền rất quan trọng do đó các dòng sản phẩm có thể cho thuê như nhà phố làm mặt bằng kinh doanh, căn hộ để ở hoặc bất động sản nghỉ dưỡng là lựa chọn ưu tiên. Cụ thể, bản thân Bất động sản đó phải tự tạo ra thu nhập đều đặn hàng tháng, ngang với lãi suất cơ bản ngân hàng (5%/năm
Lãi vốn: Nếu việc cho thuê bất động sản tạo dòng tiền, mang đến thu nhập cố định cho nhà đầu tư thì câu chuyện lãi vốn lại là một vấn đề khác. Bất động sản được đánh giá là một kênh đầu tư lâu dài. Do đó việc lựa chọn các dự án có khả năng tự tăng giá trị 2,5 đến 3 lần trong 7-10 năm như quy luật chu kì của thị trường Bất động sản sẽ đảm bảo được câu chuyện lãi vốn cho khách hàng.
Đòn bẩy : Bên cạnh tạo lợi nhuận, đảm bảo lãi vối thì những bất độngi sản mà nhà đầu tư mua cũng cần phải có giá trị thế chấp trên "ít nhất 60%" giá thị trường để huy động vốn khi cần.
Kế thừa : Sau tất cả, tài sản bất động sản mua phải được sở hữu lâu dài, có thể truyền lại cho 2-3 thế hệ. Đây cũng là tiêu chí được người mua quan tâm, nhất là lúc thị trường biến động.
Chia sẻ trước đó, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS Group cũng đưa ra quan điểm về bất động sản an toàn trong thời gian tới. Thứ nhất , các bất động sản phục vụ nhu cầu thực như chung cư, khu công nghiệp, phụ trợ khu công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển. Thứ hai là bất động sản ở những nơi có liên kết vùng, công nghiệp, nghỉ dưỡng sẽ là điểm đến của dòng tiền, gồm: Tp. HCM - Bình Thuận - Vũng Tàu; Tp. HCM - Bình Dương - Đồng Nai; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang. Thứ ba là mô hình Homeliday: Seconhome Holiday là những sản phẩm kết hợp, có vị trí ở những địa phương có điều kiện thời tiết, khí hậu tốt, kết nối thuận tiện với các đô thị lớn, ví như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hạ Long; Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận... Nhu cầu đối với sản phẩm này rất tốt, có thể để ở hoặc uỷ thác cho thuê, chứ không hoàn toàn là để nghỉ dưỡng hay hoàn toàn để ở, trong tương lai sẽ là sản phẩm rất được quan tâm.
"Trong thời gian tới, những nhóm thị trường tiềm năng vẫn là bất động sản tại các thành phố lớn - vốn là thị tường bền vững, thu hút đầu tư. Những ai đang tham gia vào thị trường bất động sản lúc này sẽ cần phải am hiểu hơn, mất nhiều thời gian nghiên cứu hơn để có những quyết định chính xác hơn. Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người như trong thời gian vừa qua nữa", ông Tuyển nhấn mạnh.
Nhà đầu tư bất động sản "toát mồ hôi" nhìn lãi suất ngân hàng leo thang từng ngày Có tới hơn 50% các nhà đầu tư đang bị mắc kẹt trong việc vay vốn đầu tư BĐS, nếu tiếp tục vay thì chi phí vốn tăng rất cao, muốn bán nhưng lại không thể bán được. Lãi suất ngân hàng tăng, thanh khoản bị "đánh tụt" Thị trường BĐS đang bị ảnh hưởng "kép" khi vừa bị siết tín dụng, lãi...