Mỗi đêm 6.000-7.000 con lợn nhập lậu đổ về, người chăn nuôi cầu cứu Thủ tướng
Trước thực trạng mỗi đêm 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu về Việt Nam, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai mong Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn của nước ta.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai mới đây đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT về tình trạng lợn nhập lậu vẫn phức tạp.
Đơn kiến nghị nêu rõ, ngày 1/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,… để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Tuy nhiên, tình trạng lợn nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước.
Ngành chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lợn nhập lậu ồ ạt về Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Giang)
Theo nguồn tin mà Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nắm được, do đang vào thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng nên tình trạng lợn nhập lậu tiếp tục tăng đột biến.
Cụ thể, trong các tuần từ ngày 1-15/1, trung bình mỗi đêm có khoảng 6.000-7.000 con lợn từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam thông qua một số cửa khẩu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và biên giới Tây Nam.
Hiệp hội tính toán, số lượng lợn nhập lậu đang chiếm khoảng 30% sản lượng chăn nuôi trong nước bán ra mỗi ngày. Với giá bán chỉ dao động trên dưới 50.000 đồng/kg lợn hơi, lợi nhuận lợn nhập lậu đang khiến chăn nuôi trong nước gặp vô vàn khó khăn, người chăn nuôi phải bán dưới giá thành sản xuất.
Ngoài ra, lợn nhập lậu tràn vào nước ta còn gây nguy cơ lây lan dịch bệnh, trong tương lai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng đàn, thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, thời gian dài vừa qua, ngành chăn nuôi trong nước chịu rất nhiều áp lực từ dịch bệnh Covid trên người, bệnh dịch tả lợn châu Phi… Người chăn nuôi chịu lỗ do phải bán lợn dưới giá thành sản xuất, nhiều trang trại hoặc hộ chăn nuôi phải giảm đàn hoặc treo chuồng.
Bởi vậy, Hiệp hội tha thiết kiến nghị Thủ Tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát lực lượng thú y các địa phương, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép lợn vào Việt Nam trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở.
Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép lợn qua biên giới; hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn lợn buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Câu chuyện đằng sau con đường cổ tích Michinoku
Hơn một thập kỷ kể từ thảm họa sóng thần năm 2011, con người Tohoku vẫn miệt mài kiến thiết cuộc sống mới.
Đường mòn ven biển Michinoku là "xương máu" của người dân nơi đây.
Khu vực Tanesashi Kaigan (tỉnh Aomori, Nhật Bản) là thiên đường dành cho du khách thích đi dạo. Ảnh: Robin Takashi Lewis.
Trận động đất, sóng thần lịch sử năm 2011 đến nay vẫn là "khối u mạn tính" trong lòng người dân Tohoku (Nhật Bản). Chính quyền địa phương và cư dân vẫn ngày đêm nỗ lực xây dựng lại quê hương, trong đó có con đường cổ tích Michinoku.
Tháng 6/2019, Bộ Môi trường Nhật Bản mở tuyến đường bộ dài hơn 1.000 km với hy vọng thu hút du khách đến tham quan, khám phá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Đến nay, không nhiều người biết đến trải nghiệm này.
Theo Robin Lewis - nhà sáng lập dự án Người đi bộ trên Đường mòn Michinoku - cho biết cung đường mòn Michinoku thích hợp với nhiều tệp khách, dù là người đi bộ đường dài chuyên nghiệp, hay những bậc cha mẹ đang tìm kiếm một chuyến đi ngắn ngày cho gia đình.
Cung đường hoài cổ, con người hoài niệm
Đường mòn ven biển Michinoku, trải dài hơn 1.000 km, nằm dọc theo dãy núi Ou, cột sống của Tohoku.
Michinoku là sự kết hợp độc đáo giữa phong cảnh, văn hóa và ẩm thực khi đi qua bốn tỉnh (Aomori, Iwate, Miyagi và Fukushima) và 29 đô thị của Nhật Bản. Nói cách khác, chỉ một con đường Michinoku, du khách được trải nghiệm nhiều loại hình văn hóa khác nhau, biết thêm câu chuyện về lịch sử, nguồn gốc của tâm hồn người dân Nhật.
Robin Lewis - nhà sáng lập dự án Người đi bộ trên Đường mòn Michinoku - đã hoàn thành chặng đường 1.000 km khám phá đường mòn năm 2022. Ảnh: Robin Takashi Lewis.
Michinoku có hai đầu. Một đầu ở phía bắc, từ thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori. Đầu còn lại ở thành phố Soma, thuộc quận Fukushima ở phía nam. Nếu đi hết cung đường, trung bình du khách sẽ mất 40-50 ngày. Robin Lewis nhận định chỉ những du khách thực sự đam mê bộ môn đi bộ đường dài, muốn tạm lánh xa thực tại, mới có thể hoàn thành cả chặng đường.
Tuy nhiên, dọc đường mòn có nhiều lối vào khác. Nhiều tour du lịch tận dụng khai thác cung đường theo từng cụm, vừa rút ngắn thời gian khám phá Michinoku, vừa tạo sự linh hoạt cho du khách trải nghiệm.
Cung đường đưa du khách xuyên qua các vách đá, đến thị trấn gần biển Jodogahama, khám phá ngóc ngách của làng chài nhỏ - nơi từng bị tàn phá do trận sóng thần lịch sử. Sau đó băng rừng, dừng chân tại vùng nông thôn hẻo lánh. Và thưởng thức nhiều loại hải sản địa phương bao gồm bào ngư, hàu, nghêu, cá hồi và mực từ khu vực bờ biển Sanriku nổi tiếng chẳng hạn.
Nhật Bản có vô số con đường mòn đan xen nhưng Đường mòn ven biển Michinoku đặc biệt vì phong cảnh ngoạn mục, ẩm thực hải sản phong phú, đặc biệt là sự nhiệt tình của người dân nơi đây.
"Thật phi thường khi chứng kiến sự kiên cường và quyết tâm của người dân địa phương, họ chào đón du khách bằng sự nồng nhiệt và hào phóng", ông Paul Christie, Giám đốc điều hành Walk Japan, cho hay.
Đoạn đường nổi bật
Đối với du khách có quỹ thời gian giới hạn, Michinoku hướng phía bắc, đặc biệt là đoạn đi qua đô thị Hachinohe (tỉnh Aomori) và đảo Miyako (tỉnh Okinawa) là khu vực phù hợp. Nơi đây chứa đựng khung cảnh hoang sơ và đa dạng, từ bãi biển bình dị đến hòn đảo và đường hầm cổ kính.
Đoạn đường mòn dọc theo vách đá Kitayamazaki và Unosu ở Iwate cũng được nhiều du khách lựa chọn. Tuy nhiên, khu vực này khá dốc, không bằng phẳng, một bên là biển sâu, bên vách đá cheo leo (cao khoảng 200 m), du khách sợ độ cao nên cân nhắc.
Khu vực Tanesashi Kaigan (tỉnh Aomori), vách đá ở Kitayamazaki, ngôi làng búp bê Yajiro Kokeshi (tỉnh Miyagi), lâu đài Shiraishi (tỉnh Miyagi) là điểm đến du khách không nên bỏ qua khi trải nghiệm Đường mòn ven biển Michinoku. Ảnh: Rakuten Travel/CNN Travel/Shiroishi Sightseeing Navigation/womjapan.
Còn khu vực Tanesashi Kaigan (tỉnh Aomori) là thiên đường dành cho du khách thích đi dạo nhẹ nhàng, với những con đường mòn trải dài tương đối bằng phẳng, xung quanh là những đồng cỏ rộng lớn, khung cảnh ngoạn mục của Thái Bình Dương.
Ngoài thưởng thức cảnh sắc ở đoạn đường, du khách cũng có thể dừng chân tại một điểm đến nhất định, đi sâu vào thành để khám phá đền, chùa.
Nếu ở tỉnh Miyagi, du khách có thể ghé thăm lâu đài Shiraishi - từng là nơi ở của các samurai và gia tộc Katakurashi. Hoặc làng búp bê Yajiro Kokeshi, nơi trưng bày búp bê gỗ Kokeshi (hình các bé gái có đầu tròn, thân hình trụ).
Lối đường mòn khu vực tỉnh Aomori có nhiều địa điểm vui chơi khác như lâu đài Hirosaki (thành phố Hirosaki) với hơn 400 năm lịch sử, hồ Towada hay công viên Hirosaki với 5000 gốc anh đào. Bảo tàng Tưởng niệm thảm họa hạt nhân và động đất phía Đông Nhật Bản thuộc tỉnh Fukushima, nơi trưng bày kho tư liệu về những gì đã xảy ra ở tỉnh này vào năm 2011, cũng là điểm đến thú vị để đưa vào lịch trình.
Thảo nguyên Pal sol (Đắk Lắk), điểm đến hấp dẫn với người đam mê trekking Có một thảo nguyên xanh mướt ở Đắk Lắk đang là một trong những điểm đến hấp dẫn với các tín đồ xê dịch đam mê trekking. Hành trình trải nghiệm thảo nguyên Pal sol sẽ là chuyến du lịch mới lạ cho tất cả mọi người khi đặt chân đến đây. Thảo nguyên Pal sol vẫn còn là một trong những khu...