Mối đe dọa sức khỏe đến từ tô phở
Nguy hiểm “chết người” từ những tô phở
Phở tái (phở với thịt bò được trần với nước sôi tái) được coi là đặc sản Việt Nam với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Những điều này có thể đúng nhưng vẫn còn phải bảo đảm khâu lựa chọn thịt bò có được kiểm định an toàn hay không.
Những loài động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… thường chứa giun sán trong thịt của chúng. Thông thường, những gã đáng ghét này có thể bị tiêu diệt nếu được xử lý trong môi trường vệ sinh đảm bảo. Tuy nhiên, đối với một số nơi chế biến thực phẩm kém chất lượng, hầu hết công đoạn này đều bị bỏ qua hoặc làm không đảm bảo.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, giun sán từ thịt trâu bò tái có thể sống trong cơ thể người 50 – 60 năm ở trong ruột, cơ, não, mắt… Bệnh có diễn biến cấp tính, gây đau bụng vùng gan, tổn thương gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da… làm cho việc xét nghiệm phức tạp, khó chẩn đoán.
Chưa hết, trên tay người trong lúc chế biến và từ các dụng cụ đều chứa khá nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nước phở được sử dụng lại không đạt đủ độ sôi để tiêu diệt hết những kẻ đáng sợ này. Kết quả là, vô tình khi chúng mình măm măm những tô phở ngon lành, một lượng vi khuẩn lớn sẽ “chui tọt” vào bên trong và gây ra các chứng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa đáng sợ.
Biểu hiện khi bị bệnh…
Các ấy cần nhớ rằng, trứng sán sẽ theo thức ăn vào dạ dày của người. Dưới tác dụng của dịch vị tại dạ dày, trứng được thoát ra ngoài đốt sán và nở ra ấu trùng, ấu trùng sán chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu và mạch bạch huyết, sau đó cư trú ở tất cả mọi cơ quan trong cơ thể như não, cơ vân, tổ chức dưới da, mắt, tim, gan…
Khi ấy, sán sẽ hút chất dinh dưỡng để sống. Người nhiễm phải chúng thường xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải. Mặt khác, nếu ấu trùng sán di chuyển lên não và đóng kén ở thành não sẽ gây bệnh kén sán não. Bệnh khiến bạn có các biểu hiện thường gặp là nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, cơn co giật (động kinh), liệt nửa người hoặc tê bì rối loạn cảm giác… thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên, đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra thì hầu hết các biểu hiện về bệnh lý không rõ rệt (trừ những bệnh tiêu hóa cấp như tiêu chảy…) và qua một thời gian mới phát tác nên rất khó xác định chính xác nguyên nhân.
Hãy chú ý những điều sau nhé!
- Hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: bò tái, nướng chưa chín kỹ…
- Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
- Nếu cần phải ăn những món tái sống phải ngâm thức ăn vào dấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên.
- Lựa chọn các nơi ăn vệ sinh, đảm bảo trong khâu chế biến thực phẩm.
Theo TTVN
7 vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm
Theo My Health News Daily, có thể tránh nhiễm phải 7 loại vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm nếu biết cách chế biến và bảo quản phù hợp.
1. E.coli
Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Nó còn được tìm thấy trong thịt bò chưa nấu chín, sữa và nước trái cây chưa xử lý, nước ô nhiễm.
Thịt bò sống có thể chứa khuẩn E.coli.
Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5-10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.
2. Campylobacter
Campylobacter jejuni là vi khuẩn có hình dạng xoắn ốc, thường có ở thịt gà, bò.
Sữa nguyên chất, chưa qua xử lý có thể chứa Campylobacter làm bạn bị tiêu chảy và chuôt rút.
Phần lớn người nhiễm khuẩn này sẽ bị tiêu chảy, chuôt rút, đau dạ dày và sốt 2-5 ngày. Nặng hơn, có thể tiêu ra máu kèm buồn nôn, ói. Các triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần.
Khuẩn Campylobacter rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm miễn dịch.
3. Listeria
Listeria monocytogenes là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước, thịt sống, thức ăn chế biến chưa kĩ và sữa chưa tiệt trùng. Không giống như những loại khác, vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể sống và phát triển trong môi trường lạnh (ví dụ trong tủ lạnh).
Bạn có thể bị sốt và rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải thịt hộp bị nhiễm vi khuẩn Listeria.
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn này bao gồm sốt, cảm lạnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và ói. Ở nhiều người, bệnh có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa tính mạng.
Phụ nữ có thai, thai nhi, người trên 50 tuổi và người bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm khuẩn này.
4. Vibrio
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.
Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.
Hải sản có thể chứa vi khuẩn Vibrio gây ói, sốt và tiêu chảy.
5. Toxoplasma
Khi vi khuẩn Toxoplasma phát triển thành bệnh Toxoplasmosis, sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhức mỏi cơ thể và sốt.
Khuẩn này cũng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn như tổn thương não, mắt và các cơ quan khác ở phụ nữ mang thai và người bị suy yếu hệ miễn dịch.
Phần lớn người nhiễm Toxoplasmosis là do tiếp xúc với phân mèo có chứa loại vi khuẩn này, ăn phải thịt ôi thiu, chưa nấu chín, thịt sống, uống nước nhiễm khuẩn.
Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với phân mèo để không bị nhiễm khuẩn Toxoplasma.
6. Salmonella
Salmonella là một nhóm các vi khuẩn thường có ở thịt gia cầm sống, trứng, thịt bò, rau quả, trái cây chưa rửa sạch.
Triệu chứng khi nhiễm bệnh: sốt, tiêu chảy, bụng đau quặn, đau đầu, kéo dài 4-7 ngày.
Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn này sẽ lành bệnh sau khi điều trị, nhưng có thể nghiêm trọng hơn ở người già, trẻ sơ sinh và người mắc bệnh mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách, Salmonella có thể lan rộng đến các cơ quan trong cơ thể, gây tử vong.
Vi khuẩn Salmonella trong thịt gà sống có thể làm bạn sốt, tiêu chảy.
7. Norovirus
Norovirus được tìm thấy trong thực thẩm hay thức uống nhiễm bẩn. Chúng có thể sống trên các bề mặt và lây lan qua tiếp xúc với người nhiễm.
Triệu chứng nhiễm khuẩn có thể kéo dài trong vài ngày gồm buồn nôn, co thắt dạ dày, ói, tiêu chảy, đau đầu, sốt và mệt mỏi .
Phần lớn người nhiễm khuẩn sẽ hết bệnh. Tuy nhiên, những người không uống đủ nước để thay thế lượng nước đã mất do ói và tiêu chảy thì cần phải nhập viện điều trị.
Nên chùi rửa kỹ lưỡng dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng vì chúng có thể chứa Norovirus.
Để phòng tránh các loại vi khuẩn trên, cần phải rửa sạch, nấu chín thức ăn.
Tránh uống sữa chưa tiệt trùng, chùi rửa dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng, không để thịt lâu hơn 3-5 ngày trong tủ lạnh, rửa tay sạch bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, tránh uống nước chưa xử lý, không tiếp xúc với phân mèo khi mang thai, diệt vi trùng trên các bề mặt trong nhà bếp và phòng tắm.
Theo thanh niên
Bệnh lý nguy hiểm từ triệu chứng đau bụng Đau bụng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng là tình trạng bệnh xảy ra ở đại tràng (ruột già) với các biểu hiện: đau bụng ít hoặc nhiều ở vùng dưới rốn, chướng bụng, phần lỏng hoặc phân sống, táo bón có dính chất nhầy hoặc dính máu... Bệnh nhân có sốt hoặc không và có...