Mới đầu năm đã giật mình trước chia sẻ của một phụ huynh: Kẻ gian giả danh người nhà liên tục gọi điện đến trường đòi đón con về
Kẻ gian liên tục thực hiện rất nhiều cuộc gọi mạo danh là cha mẹ học sinh tới nhà trường để đòi đón con về. Anh D.N bàng hoàng: “Nếu vợ chồng mình không cẩn thận thì chiều nay con có thể bị bắt cóc”.
Những vụ bắt cóc ly kỳ, khiếp sợ tưởng rằng chỉ có trong phim, trên mạng nhưng anh D.N (sống tại Bắc Giang) không ngờ lại có ngày thủ đoạn lừa đảo này rơi trúng vào nhà mình.
Anh D.N chia sẻ, sự việc xảy ra vào ngày 9/1 và con trai anh đang theo học tại Trường Mầm non Asean, TP. Bắc Giang.
“Mình vừa trải qua một tình huống cực kì nguy hiểm nếu nó xảy ra như kịch bản được dàn dựng, đến giờ phút mình còn đang rất run và khiếp sợ vì nếu thiếu cảnh giác đôi chút thì vợ chồng minh đã bị kẻ xấu bắt cóc T. (con trai anh D.N) yêu dấu”.
Trường Mầm non Asean, TP. Bắc Giang.
Anh D.N tường thuật lại câu chuyện xảy ra như sau:
“Vợ mình bỗng nhiên nhận được điện thoại tự nhận là nhân viên phòng đào tạo trường mầm non con mình đang học. Người này sau khi hỏi “chị là mẹ của T. ạ?”, thì thông báo con đang sốt, sau đó giải thích là nhân viên mới đi làm và hỏi lại tên họ đầy đủ và năm sinh của con mình để làm giấy cho con nghỉ học buổi chiều.
Mình nhận thấy bất thường nên check camera và thấy con vẫn khoẻ nghịch bình thường, không có biểu hiện ốm. Đặc biệt, cô chủ nhiệm thường nói với vợ mình về tình hình con ở lớp mà cô không hề báo là con sốt. Mình lập tức gọi cho nhà trường báo về việc có nhân viên nào đó gọi cho gia đình bảo con ốm, đồng thời phi ngay lên trường con để xác nhận lại vụ việc.
Video đang HOT
Số điện thoại của kẻ gian gọi tới vợ anh D. để xin thông tin về con.
Khi lên trường thì mới sốc hơn, hoá ra đã có rất nhiều cuộc gọi mạo danh là hai vợ chồng mình liên tục gọi tới nhà trường đòi đón T. về do có người báo là con sốt. Ban đầu kẻ gian đọc sai tên họ đầy đủ của T. nên nhà trường báo không có bạn nào như vậy. Thế nhưng sau đó thì đọc đúng nhưng do không đúng số bố mẹ và giọng vợ mình cô giáo tại văn phòng rất quen, nên nhà trường cũng không cho đón trẻ.
Kẻ xấu đã cãi nhau lớn tiếng qua điện thoại để đòi qua đón T. về, nói “tại sao đúng tên con tôi học tại trường, con tôi sốt lại không cho tôi đón con”.
Cuộc gọi tiếp theo kẻ gian sợ bị phát giác nên gọi lần nữa cho vợ mình và hỏi chị đã qua đón T. chưa. Lúc này vợ mình nói “chị xem lại có nhầm không, chị ở đâu gọi đến”, thì nó nói lại là chị chờ em xác nhận lại có thể em nhầm con với bé khác.
Kẻ gian muốn kéo dài thời gian để thực hiện hành vi của mình. Nhưng ngay sau cuộc gọi đó thì vợ chồng mình kịp thời có mặt tại trường xác nhận lại. Nhà trường cũng rất chặt chẽ trong việc đón nhận trẻ cần phải trực tiếp bố mẹ hoặc ông bà do bố mẹ đăng kí từ khi làm hồ sơ nhập học. Thế nên khi nhận thấy không đúng số điện thoại của vợ mình, nhà trường đã nói không được đón trẻ, và đồng thời xác nhận trên lớp con mình không hề sốt.
Anh D.N bày tỏ: “ Trước đây vợ chồng mình chỉ đọc trên mạng và không ngờ lại có ngày thủ đoạn lừa đảo này về Bắc Giang và rơi trúng vào nhà mình”.
“Nếu vợ chồng mình không cẩn thận thì chiều nay con có thể bị bắt cóc”.
Thông qua vụ việc của mình, anh D.N gửi lời cảnh báo tới tất cả các phụ huynh: “ Đây là một tình huống giả mạo được dàn dựng, động cơ của kẻ xấu là rất nguy hiểm khi đây là hành vi có ý đồ bắt cóc trẻ em. Khi rơi vào tình huống này, cha mẹ cần bình tĩnh và phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường để đảm bảo an toàn cho con em mình.
Kẻ xấu rất tinh vi khi không lộ diện ngay mà chờ nhà trường xác nhận rồi mới qua để tránh bị phát giác, song song với đó là mạo danh trường để lấy thông tin của con từ vợ mình. Nếu hôm nay nhà trường không làm chặt chẽ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa.
Qua đây mọi người cần hết sức cảnh giác trong việc đưa đón con tại trường học cũng như phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Đặc biệt cẩn trọng khi có bất cứ cuộc gọi lạ nào nhận là đơn vị giáo dục xin thông tin của con mình.
Thời đại 4.0, thông tin cá nhân là tài sản quý giá, các bố mẹ có lẽ nên giữ kín thông tin con cái, không nên vô tình đăng ảnh con học tại trường nào để qua đó kẻ gian nắm được thông tin và có thể gây nguy hiểm đến cho các con.
Kẻ bắt cóc thường lợi dụng lúc tan học đông đúc để trà trộn vào làm người nhà đón học sinh hoặc cũng có thể bịa đặt phụ huynh bị tai nạn, hấp hối để đưa học sinh ra khỏi trường rồi tống tiền cha mẹ.
Đây không phải là câu chuyện duy nhất cảnh báo tình trạng bắt cóc con tại trường. Trước đó, trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội cũng xảy ra trường hợp tương tự gây xôn xao. Một học sinh nữ được thầy giáo giám thị lên thông báo có chú đến đón về vì bố bị tai nạn đang hấp hối trong bệnh viện. Tuy nhiên, khi nữ sinh này xuống phòng giám thị thì không thấy ai.
Hóa ra, 2 người lạ mặt được yêu cầu vào phòng giám thị ngồi chờ và phải xuất trình chứng minh thư cũng như chứng minh được mình người nhà của học sinh. Trong khi thầy giám thị lên lớp thông báo cho học sinh thì 2 người này đã bỏ đi.
Sau đó nữ sinh mượn điện thoại của thầy giáo gọi xem tình hình thì bố em bắt máy nói đang ở cơ quan và không nhờ ai đến đón.
Theo Helino
NXB Giáo dục Việt Nam nói gì về vụ chi tiền làm SGK ở TP.HCM?
NXB Giáo dục Việt Nam có quyết định chi thù lao hàng tháng từ 2,5 - 6 triệu đồng cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TPHCM.
Liên quan đến những thông tin rò rỉ trên mạng xã hội về việc NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền làm SGK cho Sở GD-ĐT TP.HCM làm SGK, sáng 5-12, NXB đã có thông tin trả lời báo chí.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) cho biết: Từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, NXB đã tiến hành chuẩn bị về nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới.
"Theo đó, NXB phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM để tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền nam (nói chính xác hơn là bộ SGK được biên soạn bởi hầu hết các tác giả tại khu vực phía Nam- bộ SGK Chân trời sáng tạo), với nhiệm vụ định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo,... cho đội ngũ tác giả; thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo,...
Các thành viên ban chỉ đạo đảm nhiệm những phần công việc liên quan khác nhau, với tính chất mức độ khác nhau và phải hoàn thành theo yêu cầu bên cạnh công việc chuyên môn thường xuyên. Trên cơ sở đó, NXB GDVN cân đối tính toán mức thù lao phù hợp từ nguồn kinh phí của mình", ông Tùng thông tin.
Thông tin về chi tiền làm SGK tại TP.HCM đang lan truyền trên mạng những ngày qua.
Về việc chọn SGK để giảng dạy, ông Tùng cũng cho rằng, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ. Theo Luật Giáo dục sửa đổi áp dụng từ tháng 7-2020 cũng quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ông Tùng cũng nói thêm, mới đây, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông phải thành lập Hội đồng lựa chọn sách. Trong thành phần Hội đồng, ngoài người đứng đầu, cơ sở giáo dục còn có giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội đồng phải đảm bảo lựa chọn khách quan, minh bạch, dân chủ.
24 bản mẫu SGK lớp 1 của NXB GDVN đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2020-2021 đều bám sát chương trình, đảm bảo chất lượng và phù hợp với học sinh.
"Chúng tôi cho rằng các địa phương sẽ lựa chọn SGK trên cơ sở chất lượng của các bộ sách, mức độ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cũng như khả năng của các NXB trong việc đồng hành, hỗ trợ giáo viên suốt quá trình tổ chức dạy-học" - PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nêu rõ.
PHẠM ANH
Theo PLO
Bắc Kạn: Điểm trường mầm non vùng cao bị kẻ gian phá hoại Một điểm trường mầm non của xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã bị kẻ gian đột nhập, phá hoại, ném gần như toàn bộ bàn ghế của điểm trường này ra ngoài. Theo đó, khoảng 9h sáng 17/11, trong khi đi làm gần Điểm trường mầm non Bằng Viễn tại Pù Lạng (thuộc khu Bằng Viễn, xã Phương Viên,...