Mới cưới 2 tháng, tôi ngậm ngùi đưa tiền lương của chồng cho mẹ chồng giữ
Vốn dĩ tiền lương của chồng phải do vợ nắm giữ và chi tiêu nhưng chỉ sau 2 tháng, tôi đã phát hoảng với cách tiêu tiền của chồng.
Ảnh minh họa
Bình, chồng tôi có bản tính phóng khoáng, tiêu tiền như nước. Hồi yêu nhau, cứ đầu tháng nhận lương, bao giờ anh cũng dẫn tôi đi ăn nhà hàng sang trọng, mua váy áo, túi xách, nước hoa; bất cứ thứ gì tôi thích. Nhưng đến cuối tháng, anh lại hỏi vay tiền tôi để chi tiêu, có lương thì trả lại. Tôi khuyên anh nên tập tính tiết kiệm thì anh cười, bảo đợi cưới tôi về rồi giao tiền cho tôi giữ, lúc đó anh có muốn tiêu cũng chẳng có đồng nào mà tiêu.
Đám cưới xong xuôi, tôi đem tiền vàng cưới được hơn 100 triệu gửi ngân hàng. Đêm tân hôn, chồng cũng tự nguyện đưa thẻ lương cho vợ. Tôi cứ nghĩ khi mình được giữ lương chồng thì sẽ được tự chủ chi tiêu cũng như dành dụm cho tương lai sau này. Nhưng chỉ sau 2 tháng, tôi đã bất lực đưa lại tiền cho mẹ chồng, nhờ bà giúp đỡ mình.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi kĩ tính, chi tiêu rất cẩn trọng, chỉ chi những thứ cần chi. Trong nhà, chồng tôi sợ mỗi mẹ, ngoài ra ai nói gì, anh ấy cũng không quan tâm. Hồi mới cưới, mẹ chồng đã bảo tôi phải thắt chặt chi tiêu và hạn chế cho chồng tiền tiêu vặt, phải triệt để thay đổi bản tính phung phí của anh ấy. Tôi cũng hào hứng lắm chứ nhưng rồi nhanh chóng vỡ mộng trong công cuộc thay đổi chồng.
Tôi quy định mỗi ngày chỉ đưa cho chồng 100 nghìn để ăn sáng, cà phê cùng bạn bè. Anh ấy cũng không phản đối. Mấy ngày đầu, tình hình nằm trong vòng kiểm soát của tôi. Có hôm chồng còn khoe để dành được vài chục nghìn. Nhưng sau đó, anh lại đặt đôi giày hiệu giá 2 triệu. Xin tiền tôi để mua trực tiếp không được thì anh dùng “mánh” đặt hàng online, hàng giao đến tận nhà thì tôi phải lấy tiền ra trả. Tháng đầu tiên, chồng tôi mua 1 đôi giày, 3 cái áo, mấy chậu nhựa trồng cây mà hết 2/3 tháng lương. Tháng thứ 2, anh ấy mua toàn mấy thứ linh tinh nhưng cộng lại cũng “bay” 5 triệu. Với số tiền lương còn lại, tôi chỉ đủ chi tiêu chứ không dành dụm được một đồng nào.
Mỗi lần chồng mua hàng online, chúng tôi lại cãi nhau một trận. Bực mình quá, tôi quyết định giao lương chồng cho mẹ chồng giữ để bà lo ăn uống, sinh hoạt phí trong nhà, còn lương tôi thì tiết kiệm để sau này sinh đẻ, lo cho con cái.
2 tuần nay, chồng tôi không dám đặt hàng online nữa vì mẹ tuyên bố nếu dám đặt thì tự xoay tiền để trả chứ bà không trả. Còn đặt nhiều thì dọn đồ đạc ra ở trọ chứ bà không cho ở trong nhà nữa.
Trước mắt, việc đưa tiền cho mẹ chồng giữ có vẻ khả quan. Nhưng về lâu về dài, liệu kế hoạch này có ổn không mọi người? Có cách nào để chồng tôi biết tiết kiệm không?
Vỡ mộng, vợ bỏ đi tu ngay sau đám cưới và nỗ lực ly hôn sau 10 năm
Vỡ mộng về chồng, cô Trần bỏ đi tu chỉ 5 ngày sau hôn lễ, 10 năm sau quay về để ly hôn nhưng người chồng tức giận tuyên bố sẽ 'giam hãm cô ta đến già'.
Tòa án của thành phố Thụy Kim, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc gần đây giải quyết một vụ ly hôn đặc biệt. Một ni cô họ Trần kiện người chồng họ Trương với mong muốn được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân để hoàn toàn tu hành theo đạo Phật. Quá sốc khi nhận được đơn ly hôn, người đàn ông này từng tức giận tuyên bố với thẩm phán: " Tôi kiên quyết không ly hôn, và tôi sẽ hãm cô ta đến già!".
Cô Trần (32 tuổi) và anh Trương kết hôn vào tháng 6 năm 2011 sau 6 năm quen nhau. Sau khi lấy nhau, cô thấy chồng rất lười biếng, suốt ngày chẳng chịu làm gì, khác hẳn hình ảnh mà anh thể hiện trước khi cưới. Hai người thường xuyên cãi vã vì những chuyện vặt vãnh, và Trương nhiều lần đánh vợ.
Vào ngày thứ 5 của cuộc hôn nhân, người vợ quyết định bỏ nhà đi và trở thành ni cô trong một ngôi chùa. Vào tháng 11/2021, cô trở về và đệ đơn ly hôn lên Tòa án Thụy Tân sau khi tham khảo ý kiến luật sư.
5 ngày sau khi cưới, cô Trần bỏ đi tu vì nhận ra con người thật của chồng quá khác với hình ảnh cô từng biết. (Ảnh minh họa)
Khi thụ lý, tòa án Thụy Kim nhận thấy số điện thoại di động trước đây của anh Trương không còn liên lạc được. Thẩm phán đến làng anh ở và đã tìm ra bị đơn với sự hỗ trợ của cán bộ thôn. Khi nhận tài liệu ly hôn, người đàn ông rất sốc. Anh giận dữ nói với thẩm phán rằng sẽ không ly hôn và sẽ giam hãm vợ đến già trong cuộc hôn nhân này.
Trước ngày diễn ra phiên tòa, anh Trương nhiều lần liên lạc với thẩm phán, tuyên bố phản đối ly hôn và "tố" rằng vợ anh đã nhiều năm vắng nhà không lý do, điều đó gây hại cho anh rất nhiều.
Nắm rõ sự việc, vị thẩm phán phụ trách vụ án đã lập tức liên hệ với phòng tư pháp thị trấn và cán bộ thôn, sau đó cùng với cán bộ phòng tư pháp đến nhà bị đơn, thay phiên nhau tư vấn tâm lý, phân tích cho anh Trương về tình hình, quy định của pháp luật và hướng dẫn giải quyết vấn đề.
Cuối cùng vào ngày diễn ra phiên tòa, sau nỗ lực hòa giải của đội xử lý vụ án, anh Trương cuối cùng đã đồng ý ly hôn và chị Trần phải trả cho anh với Chen, và nhận từ cô Trần 2.000 tệ (khoảng 6,5 triệu đồng) tiền bồi thường.
Tâm sự của chồng kiếm ít tiền hơn vợ: Ai làm 'trụ cột' tài chính cũng không quan trọng Với nhiều gia đình, việc vợ hoặc chồng có thu nhập ít hơn đối phương không ảnh hưởng quá lớn khi biết cách cân bằng. Ảnh minh họa Vợ kiếm thu nhập gần gấp đôi Anh Trần Nam (31 tuổi, ở Hà Nội) có thời gian tìm hiểu vợ trong 7 năm trước khi tiến đến hôn nhân. Cách đây 2 năm, cả...