Mời công an tập huấn sinh viên tránh đa cấp trá hình
Cuối năm là thời điểm rộ lên tình trạng sinh viên bị lôi kéo vào các công ty đa cấp trá hình cũng như bị lừa việc làm thêm. Các trường đại học cũng đang tích cực tìm nhiều cách để nâng cao nhận thức cho sinh viên.
Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) nói chuyện với sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM về đa cấp trá hình và lừa đảo việc làm thêm cuối năm – ẢNH: KIÊN CƯỜNG
Sinh viên năm nhất là đối tượng được lưu ý
Trên mạng xã hội đang rộ lên câu chuyện của D.L, sinh viên (SV) năm nhất Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương), nghe theo lời mời gọi tham gia kinh doanh đa cấp rồi bỏ bê học hành. D.L cũng xin tiền cha mẹ để kinh doanh. Những ngày vừa qua, gia đình cho biết D.L không liên lạc với gia đình.
Theo thạc sĩ Phan Nguyễn Quỳnh Anh, Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Thủ Dầu Một, cách đây khoảng nửa tháng, bố của D.L có đến trường gặp lãnh đạo khoa. Sau đó, D.L có về nhà vào dịp Tết dương lịch. Nhưng cách đây vài ngày, D.L lại bỏ nhà đi. Hiện tại, gia đình có báo công an địa phương để tìm kiếm nhưng chưa biết D.L đi đâu.
Những năm tháng địa ngục của nạn nhân đa cấp bất chính: Khi giấc mơ hóa ác mộng
Trong khi đó, dù thời điểm này chưa có trường hợp nào tương tự nhưng rút kinh nghiệm những chuyện xảy ra ở các năm trước đó, lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tổ chức buổi nói chuyện giữa đại diện Công an Q.Thủ Đức với SV về vấn đề này.
Theo đó, công an in ấn tài liệu với nội dung cụ thể về đa cấp trá hình. Vì từng tiếp nhận nhiều vụ việc tương tự, phía công an xác định đối tượng mà các công ty đa cấp trá hình hay hướng tới là SV (nhất là SV năm nhất, xa nhà, muốn có thêm thu nhập), tiểu thương, nội trợ, người chưa có việc làm ổn định…
Theo công an, hình thức lôi kéo của đa cấp trá hình là chào mời tham gia các nhóm, khóa huấn luyện, đào tạo bán hàng với mức lương cao, nhanh chóng làm giàu trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó là kêu gọi đầu tư tài chính, góp vốn và sẽ nhận lợi nhuận khủng mà không phải làm gì. Các công ty này cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo với quy mô hoành tráng, hấp dẫn. Họ lập trang web giả danh các công ty, tập đoàn uy tín nước ngoài, đưa ra thông tin gian dối về các chương trình, gói đầu tư hấp dẫn lãi suất, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và tặng các lợi ích vật chất khác để lôi kéo người dân tham gia đầu tư vốn, sau đó chiếm đoạt…
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác SV Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết thời điểm gần Tết Nguyên đán thường xảy ra những trường hợp SV bị các công ty đa cấp trá hình lôi kéo do SV muốn có việc làm thêm, có thu nhập để về nhà ăn tết. Công an Q.Thủ Đức đã tiếp nhận nhiều vụ việc tương tự nên trường đề nghị công an chia sẻ, huấn luyện để SV nhận biết, có cách phòng tránh, không bị lôi kéo, dụ dỗ, ảnh hưởng đến việc học.
Nhận diện đa cấp bất chính sau cơn ác mộng “team khởi nghiệp 360″
Cảnh báo lừa đảo việc làm cuối năm
Cũng theo thạc sĩ Đặng Kiên Cường, không chỉ bị lôi kéo bởi đa cấp trá hình, thời điểm cuối năm, SV cũng rất dễ bị lừa đảo khi đi kiếm việc làm thêm bằng các hình thức như chiếm dụng tiền đóng làm hồ sơ; tham gia đầu tư, kinh doanh các loại tiền ảo, tiền điện tử, huy động vốn…
Vì vậy, mỗi tháng trường mời Công an Q.Thủ Đức nói chuyện cùng SV một lần về những trường hợp lừa đảo này để SV có thể phòng tránh. “Hy vọng từ các buổi nói chuyện như vậy, nhận thức của SV sẽ tăng lên, không xảy ra các trường hợp như trước kia nữa”, thạc sĩ Cường mong muốn.
Trong thời gian gần đây, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ghi nhận khá nhiều phản ánh của SV về tình trạng lừa đảo khi tìm việc làm thêm cuối năm. Đa phần các đối tượng ẩn danh đăng tải thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội, kèm mức thu nhập và thời gian làm việc hấp dẫn.
Sau đó nhận hồ sơ, thực hiện phỏng vấn, ký hợp đồng làm việc rồi bán đồng phục, sản phẩm cho SV với giá cao. Khi SV đóng tiền thế chân, các đối tượng này để SV chờ đợi mà không bao giờ gọi đến làm việc, với mục đích chính là chiếm đoạt tiền cọc hoặc dụ dỗ SV vào đường dây đa cấp, ép SV tham gia đóng tiền mua sản phẩm.
Nhiều SV thiếu trải nghiệm cuộc sống dễ dàng mắc bẫy. Sau khi nhận các phản ánh này, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp tư vấn, cảnh báo để SV nhận diện các thủ đoạn nêu trên và đề nghị SV nên tìm việc làm thêm từ những kênh việc làm của trường.
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho biết thời gian gần đây trường tổ chức sinh hoạt lớp cho SV. Mỗi buổi sinh hoạt có cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên phòng truyền thông, công tác SV, cán bộ Đoàn. Trong đó có nội dung nhắc nhở SV cẩn thận suy xét với các khóa học làm giàu nhanh chóng, kỹ năng mềm, đa cấp trá hình, lừa đảo việc làm…
Cũng theo thạc sĩ Phương, trong thời điểm này, trường đề nghị SV có nhu cầu tìm việc liên hệ với trung tâm doanh nghiệp của trường chứ không nên tự ý liên hệ ở bên ngoài, rất dễ bị lừa.
Không cấm hút thuốc trong trường ĐH, CĐ có khối tích trên 5.000 m3?
Bộ Y tế mới đưa ra dự thảo Hướng dẫn thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, nhưng lại không cấm hút thuốc tại trường đại học và trường nghề có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3.
Thuốc lá không bị cấm trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có khối tích trên 5.000 m3? - SHUTTERSTOCK
Không nên phân biệt trên hay dưới 5.000 m 3 ?
Dự thảo Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng danh hiệu môi trường không khói thuốc cho các địa điểm tiêu biểu thực hiện tốt quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá.
Theo đó, các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m 3 .
Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, bao gồm nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc trong nhà khác; cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích dưới 5.000 m 3 .
Như vậy, các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp có khối tích trên 5.000 m 3 sẽ không bị cấm hút thuốc hoàn toàn.
Nhận xét về quy định này, một cán bộ làm việc tại Phòng Công tác sinh viên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng không nên phân biệt cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp trên hay dưới 5.000 m 3 thì bị cấm hay không bị cấm hút thuốc. "Theo tôi, trong môi trường giáo dục nên cấm hút thuốc hoàn toàn. Vì hút thuốc ở trường học dù thế nào cũng đều mang lại hình ảnh xấu và đều có hại cho sức khỏe", vị cán bộ này chia sẻ.
Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Công tác Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng nhận định nên cấm hút thuốc ở tất cả các cơ sở giáo dục, không phân biệt trường ĐH, CĐ hay tiểu học, mầm non và không phân biệt không gian lớn hay nhỏ.
Tuyên truyền, vận động để sinh viên bỏ thuốc
Theo tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, việc cấm hút thuốc được đưa vào nội quy nhiều năm qua. Nếu sinh viên vi phạm sẽ có hình thức xử lý. "Chẳng hạn vi phạm lần đầu thì sẽ nhắc nhở. Lần 2 bị khiển trách, lần 3 cảnh cáo và phải làm cam kết không tái vi phạm. Nhưng ngay từ lần đầu các em sẽ bị trừ điểm rèn luyện", ông Thưởng thông tin.
Tiến sĩ Thưởng cho biết trước đây có xảy ra tình trạng sinh viên hút thuốc ở giảng đường, khuôn viên trường. "Có em tâm sự nếu không hút thuốc thì không làm được bài tập, học không "vô". Chúng tôi phát kẹo ngậm cho những em ghiền thuốc.
Nếu có bạn gái thì các em trong hội sinh viên sẽ nhờ bạn gái khuyên nhủ. Trường còn tổ chức tuyên truyền, vận động các em không hút thuốc bằng cách dán các hình ảnh trực quan sinh động, đưa ra khẩu hiệu về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
Hàng năm đến ngày Thế giới không hút thuốc thì chúng tôi lại tổ chức cuộc thi tiểu phẩm về nội dung này và trao giải thưởng cho các tác phẩm đoạt giải. Hình thức tuyên truyền này đỡ khô khan và hiệu quả hơn. Nhờ vậy gần đây hầu như không có sinh viên nào vi phạm", tiến sĩ Thưởng chia sẻ thêm.
Còn ông Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng phòng Công tác sinh viênTrường ĐH Mở TP.HCM , cho hay trường luôn đẩy mạnh nội dung tuyên truyền về việc cấm hút thuốc hoàn toàn trong môi trường giảng đường.
"Đầu năm học, sinh viên được sinh hoạt công dân và công bố các quy định về văn hóa ứng xử, nội quy trường học, theo đó việc hút thuốc lá bị cấm. Nếu em nào hút trong giờ học, phòng học và những nơi cấm từ 3 lần trở lên sẽ bị khiển trách đến cảnh cáo, và trừ điểm rèn luyện. Các em thực hiện rất nghiêm túc, không thấy hiện tượng sinh viên hút thuốc trong trường", ông Ngọc Anh chia sẻ.
Mâu thuẫn với Luật Giáo dục 2019?
Điều 22 luật Giáo dục có hiệu lực từ 1.7.2020 quy định, hút thuốc là một trong những hành vi nghiêm cấm trong các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, các hành vi uống rượu, bia, gây rối an ninh trật tự, gian lận trong học tập, kiểm tra, thi tuyển sinh... cũng bị nghiêm cấm.
Như vậy, trong dự thảo ở trên, việc cho phép các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp có có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m 3 được hút thuốc là mâu thuẫn với quy định trong luật Giáo dục.
Sinh viên 'sống xanh' Ký túc xá Cỏ May (KP.6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên có các hoạt động bảo vệ môi trường theo cách 'sống xanh' được nhiều sinh viên (SV) hưởng ứng. "Thứ bảy tắt điện" sinh viên xuống sân đàn hát - ẢNH: AN CHIÊN Tiết kiệm điện, phân loại rác, không sử dụng hộp xốp, trồng cây... là những việc "sống...