Mới có 400 nghìn chủ xe ô tô nạp tiền sử dụng thu phí không dừng
Hiện nay mới chỉ có 400.000 trong tổng số 1 triệu phương tiện ô tô đã dán thẻ nạp tiền sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng.
Việc tỷ lệ dán thẻ và nạp tiền sở dụng dịch vụ thấp sẽ khiến cho thu phí tự động không dừng không phát huy được nhiều hiệu quả – Ảnh minh họa
Sau gần 5 năm triển khai, tới nay mới chỉ có gần 1 triệu xe ô tô dán thẻ thu phí tự động không dừng (E-tag) trên tổng số 3,8 triệu ô tô cả nước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu.
Thường xuyên chạy xe lên sân bay Nội Bài đón khách, đi qua các trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài, nhưng khi được hỏi có dán thẻ E-tag không, anh Hoàng Văn Bình, tài xế Grabcar tỏ ra khá bỡ ngỡ: “E-tag là cái gì? Gắn để làm gì?”.
Theo anh Bình trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài và các tuyến khác thì vẫn có thể trả tiền mặt, cũng không bất tiện gì nên tôi không lắp”, anh Bình cho hay.
Tương tự, anh Lê Văn Tùng, thường xuyên chở hàng chạy đường dài từ Hà Nội đi các tỉnh cũng không muốn lắp thẻ E-tag với lý do mỗi tháng xe chạy hàng hết khoảng 1 – 2 triệu tiền vé. Tôi chạy trả tiền mặt rồi lấy cuống vé về thanh toán với công ty. Giờ dán cái thu phí không dừng, phải làm thủ tục trừ tài khoản công ty rồi hóa đơn chứng từ nhiều rắc rối. Có thể một phần nữa là do thói quen nên anh em tài xế chủ yếu vẫn trả tiền mặt”, anh Tùng nói.
Video đang HOT
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Hồ Trọng Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC, nhà cung cấp dịch vụ giai đoạn 1 dự án thu phí tự động không dừng cho biết, cả nước hiện đã có gần 1 triệu xe ô tô trong tổng số 3,8 triệu xe đã dán thẻ E-tag. Tuy nhiên, nhiều chủ xe dán thẻ nhưng không sử dụng, tỷ lệ nạp tiền sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) mới chỉ đạt khoảng 40% trong tổng số gần 1 triệu xe ô tô đã dán thẻ.
Nguyên nhân được ông Vinh chỉ ra là do công tác truyền thông chưa hiệu quả, khách hàng chưa quan tâm, chưa thấy được lợi ích của dịch vụ thu phí tự động không dừng. Chỉ những chủ phương tiện nào bị CSGT nhắc nhở mới đi dán thẻ.
Hiện VETC cử người đi đến tận các Bộ, ngành để dán thẻ. VETC đã ký hợp đồng với các Trung tâm đăng kiểm nhưng các trung tâm không mặn mà vì mức phí thấp và dán sai sẽ bị phạt. Ngoài kênh dán thẻ tại các trạm thu phí, thậm chí VETC đã đến tận các tòa nhà chung cư để dán thẻ nhưng không hiệu quả.
“Cần tuyên truyền rõ hiệu quả và xử phạt của CSGT chủ phương tiện dán thẻ và sử dụng, tỷ lệ dán thẻ sẽ thay đổi. Thường là khách hàng nào đã sử dụng dịch vụ thì họ sẽ biết cách nạp tiền vào tài khoản giao thông để sử dụng. Hiện tài khoản ngân hàng đã liên thông và tự động trích nạp tiền vào tài khoản giao thông của người dân để thanh toán thu phí tự động không dừng, thay vì phải nạp thủ công như trước đây”, ông Vinh cho biết.
Trong khi đó, ông Bùi Trình, giám đốc Công ty cổ phần kỹ thuật số VN, nhà cung cấp dịch vụ giai đoạn 2 dự án cho rằng, cần tuyên truyền mạnh chỉ thị của Thủ tướng và chỉ đạo của Bộ GTVT về dán thẻ. Sau khi kết nối liên thông với hệ thống có mặt ở 63 tỉnh thành, Viettel sẽ đẩy mạnh việc dán thẻ sử dụng dịch vụ.
Bình Thuận: Lắp đặt 6 làn thu phí không dừng ở trạm BOT Sông Phan
Nhà thầu đang khẩn trương lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng tại trạm BOT Sông Phan trên QL1 qua Bình Thuận.
Trạm BOT Sông Phan sẽ có 6 làn thu phí tự động không dừng.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Chi nhánh BOT 319 cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam lắp đặt 6 làn thu phí tự động không dừng tai trạm BOT Sông Phan trên QL1.
Việc nhà đầu tư chậm triển khai so với kế hoạch do phải đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ, hoàn thiện thủ tục pháp lý, linh kiện phải nhập từ nước ngoài để triển khai lắp đặt.
"Dự kiến nếu nhà thầu thi công đúng tiến độ sẽ đưa vào vận hành đồng bộ vào cuối năm 2020", ông Quang cho hay.
Theo Quyết định số 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức thu phí tự động không dừng (ETC), đến ngày 31/12/2020, tất cả các trạm thu phí BOT phải chuyển sang thu phí ETC. Nếu không thực hiện đúng thời hạn thì sẽ bị xem xét tạm dừng thu phí.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện có 44 trạm thu phí BOT thuộc dự án giai đoạn 1 đã cơ bản lắp xong hệ thống thu phí tự động không dừng.
Liên quan đến mở rộng 3 cầu hẹp trên QL1 qua các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, ông Nguyễn Thanh Quang cho biết, các hạng mục cải tạo hệ thống thoát nước, mở rộng mặt đường nhà thầu đang thi công đảm bảo tiến độ.
Đến nay địa phương cơ bản bàn giao mặt bằng tại 3 vị trí thi công mở rộng cầu hẹp.
"Trong tháng 12, nhà thầu sẽ huy động thiết bị, máy móc đồng loạt thi công trên hiện trường", ông Quang nói.
Thi công mở rộng mặt đường trên QL1 đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).
Trước đó, để đảm bảo ATGT trên tuyến QL1 qua Bình Thuận, nhà đầu tư BOT đã được cơ quan chức năng cho phép thi công mở rộng các cây cầu Phú Sung, Ông Hạnh (huyện Hàm Thuận Nam), Tà Mon (huyện Hàm Tân).
Cụ thể, cầu Phú Sung sẽ được mở rộng thêm 3,5m bên trái tuyến và mở rộng mặt đường khắc phục đoạn đường cong hình chữ S. Riêng cầu Ông Hạnh sẽ được xây thêm cầu mới rộng 9m.
Đối với cầu Tà Mon mỗi bên sẽ được mở rộng 3,5m, mở rộng mặt đường hai bên với chiều dài gần 4km.
Trên tuyến này cũng sẽ được lắp thêm dải phân cách khoảng 10,5km trên QL1; thi công 17 vị trí rãnh thoát nước dọc tuyến qua 2 huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam. Đây là các hạng mục bổ sung nhằm mở rộng, nâng cấp cầu hẹp, cải tạo các "điểm đen" giao thông đảm bảo công tác đảm bảo ATGT trên QL1.
Tổng kinh phí thực hiện việc cải tạo các điểm đen gần 200 tỷ đồng.
Thu phí không dừng sẽ về đích đúng hẹn Tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng đang đáp ứng yêu cầu, dự kiến sẽ hoàn thành theo đúng thời hạn mà Thủ tướng giao. Đến nay, đã có khoảng 1 triệu xe dán thẻ thu phí không dừng. Trước đây, chỉ có 10% trong số này nạp tiền sử dụng dịch vụ thì nay đã tăng lên hơn 40%...