Mới có 14 doanh nghiệp có vốn nhà nước báo cáo chia cổ tức năm 2019
Bộ Tài chính cho biết, năm 2019 mới chỉ có 14 doanh nghiệp báo cáo chia cổ tức (cho phần vốn nhà nước) với số tiền là 16.572 tỷ đồng.
Năm 2019, Vianafood 2 do Ủy ban Quản lý vốn làm đại diện chủ sở hữu lỗ 192 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gừi Thủ tướng Chính phủ (lần 2) về tổng hợp kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thuộc bộ giảm
Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu của 138 doanh nghiệp nhà nước do các bộ ngành quản lý. Theo đó, tổng doanh thu năm 2019 đạt 924.961 tỷ đồng (tăng 24,37% so với năm 2018). Trong đó, doanh thu của 13 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là 669.478 tỷ đồng, chiếm hơn 72%, tăng 16,52% so với năm 2018. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2019 của 138 doanh nghiệp này đạt 83.166 tỷ đồng, giảm 5,32%. Các doanh nghiệp do bộ ngành làm đại diện chủ sở hữu năm 2019 nộp ngân sách nhà nước 113.818 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2018.
Cụ thể, trong số 138 doanh nghiệp có 133 đơn vị kinh doanh có lãi; 5 đơn vị kinh doanh lỗ gổm Tổng công ty 15, Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội, Vinachem, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Vinacafe. Năm 2019 có 6 doanh nghiệp có số nợ quá hạn 112 tỷ đồng. Trong đó, nhiều nhất là Công ty Hà Thành nợ quá hạn 32 tỷ đồng, Công ty Thủy sản Hạ Long 29 tỷ đồng, Công ty Hữu nghị Nam Lào 20 tỷ đồng, Công ty Tây Bắc nợ quá hạn 16 tỷ đồng…
Điều đáng nói là chỉ có 46/138 doanh nghiệp do các bộ ngành làm đại diện chủ sở hữu được đánh giá là an toàn về tài chính; 4 đơn vị được đánh giá là mất an toàn về tài chính, trong đó có Vinacafe do Ủy ban Quản lý vốn làm đại diện chủ sở hữu và 2 đơn vị được đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do các bộ ngành quản lý, tổng hợp số liệu từ 47 doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu năm 2019 đạt 337.810 tỷ đồng, giảm 4,75% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 34.408 tỷ đồng, tăng 25,79%; nộp ngân sách 29.410 tỷ đồng, giảm 1,37%.
Trong số 47 doanh nghiệp kể trên có 40 đơn vị kinh doanh có lãi; 7 đơn vị kinh doanh lỗ. Trong đó, Công ty cổ phần Cơ khí ô tô 3-2 lỗ 21 tỷ đồng, Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông – vận tải lỗ 27 tỷ đồng, Tổng công ty Cơ khí xây dựng lỗ 83 tỷ đồng và Tổng công ty Sông Hồng lỗ 64 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam lỗ 246 tỷ đồng và Vinafood 2 do Ủy ban Quản lý vốn làm đại diện chủ sở hữu lỗ 192 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết, năm 2019 mới chỉ có 14 doanh nghiệp báo cáo chia cổ tức (cho phần vốn nhà nước) với số tiền là 16.572 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các bộ ngành đã xếp loại 127/138 doanh nghiệp, trong đó có 102 doanh nghiệp xếp loại A (chiếm 80,32%), 11 doanh nghiệp xếp loại B (chiếm 8,66%), và 14 doanh nghiệp xếp loại C, chỉ chiếm 11,02% tổng số doanh nghiệp được xếp loại.
35 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý thua lỗ 137 tỷ đồng
Tổng hợp số liệu của 342 doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp tỉnh quản lý, Bộ Tài chính cho biết, năm 2019, tổng doanh thu đạt 173.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 19.970 tỷ đồng, nộp ngân sách 49.228 tỷ đồng. Trong đó, TP.HCM có 47 doanh nghiệp đạt tổng doanh thu 64.050 tỷ đồng, chiếm gần 37%; lợi nhuận đạt 7.967 tỷ đồng, chiếm khoảng 40%; số nộp ngân sách nhà nước 10.161 tỷ đồng, chiếm 20,64%. UBND Hà Nội quản lý 23 doanh nghiệp, năm 2019 đạt doanh thu 13.660 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.178 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1.894 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2019, có 35 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do địa phương quản lý kinh doanh lỗ 137 tỷ đồng; ngoài ra có 8 doanh nghiệp có nợ quá hạn 147 tỷ đồng.
Trong số 342 doanh nghiệp do địa phương quản lý, có 237 doanh nghiệp được đánh giá an toàn về tài chính, 6 doanh nghiệp được đánh giá là mất an toàn về tài chính và 10 doanh nghiệp được đánh giá có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại chưa được cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Đối với 273 doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương làm đại diện chủ sở hữu, theo Báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2019 đạt tổng doanh thu 89.854 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6.705 tỷ đồng, nộp ngân sách 8.044 tỷ đồng. Trong số 273 doanh nghiệp có 224 đơn vị kinh doanh có lãi; 44 đơn vị kinh doanh lỗ. Năm 2019, 79 doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương quản lý chia cổ tức 1.488 tỷ đồng.
UBND cấp tỉnh cũng đã tiến hành xếp loại 286/342 doanh nghiệp. Trong đó, 169 doanh nghiệp xếp loại A, 75 doanh nghiệp xếp loại B và 42 doanh nghiệp xếp loại C.
Cơ hội của dòng tiền lỏng
TTCK Việt Nam khép lại tháng 4/2020 với một cái kết đẹp khi VN-Index tăng nhẹ, lên mức 770 điểm. Trong tháng, hàng loạt cổ phiếu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản khu công nghiệp tăng mạnh. Tương tự, ở nhóm cổ phiếu dự kiến có câu chuyện thoái vốn Nhà nước như nhóm hoá chất Vinachem, nhiều mã cũng đã bật tăng.
ại dịch Covid xảy ra đã "lái" suy nghĩ và sự chọn lựa của giới đầu tư hướng theo cổ phiếu của các DN có khả năng sống tốt trong hoàn cảnh này, như cung cấp thực phẩm thiết yếu, bảo vệ sức khoẻ...
Nhiều cổ phiếu đã tăng giá mạnh như DBC, MML, LIX... trong thời gian gần đây. Chiến lược đầu tư này đang khá hiệu quả, dù rằng, nếu nhìn về dài hạn, giá nhiều cổ phiếu chưa xứng đáng tăng mạnh so với năng lực, sức khoẻ thực tế tại nhiều doanh nghiệp.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới tại Hội sở TP. HCM của CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng, tổng quan thị trường đang hình thành hiện tượng "nước chảy chỗ trũng".
Cũng theo ông Tuấn, xét trong ngắn hạn, không kênh nào có thể cạnh tranh được với chứng khoán về độ hiệu quả, tính thanh khoản và độ phủ thông tin cũng như kỳ vọng đầu tư.
Thực tế, số lượng tài khoản mở mới trong tháng 3 trên TTCK là hơn 32 nghìn, tháng 4 khoảng 20 nghìn nữa với giá trị tài sản ròng được ghi nhận từ 100 - 500 triệu/tài khoản.
Nhà đầu tư mới dồn sự quan tâm vào TTCK đến từ tính lan toả của các thông tin về dịch bệnh, về thị trường tài chính toàn cầu và khủng hoảng giá dầu.
Các cụm từ khóa như "khủng hoảng tài chính", "giá dầu sụp đổ" hay "bắt đáy chứng khoán" tăng vọt dưới công cụ thống kê của Google là minh chứng rõ nhất.
Tỷ suất cao và kỳ vọng đầu tư còn lãi đang là lực hút lớn nhất cho dòng "tiền mới" từ các nhà đầu tư nội.
Kể từ lúc TTCK quay đầu tăng điểm đến nay mới chưa đầy 1 tháng, nhưng VN-Index đã tăng trên 20%. Trong cái rổ chung đó, có những cổ phiếu nhóm bluechip tăng hơn 40%. Với mức sinh lợi như vậy, các kênh đầu tư khác khó có thể so sánh được.
Tiền mới đổ vào TTCK đã góp phần giữ vững và cải thiện tính thanh khoản. ến lượt nó, dòng tiền dễ mua, dễ bán lại trở thành yếu tố hấp dẫn tiền lỏng. Sức hấp dẫn này lớn hơn hẳn thị trường bất động sản, vàng hay ngoại tệ.
Ở giai đoạn hiện nay, theo ông Tuấn, dòng tiền mới sẽ tiếp tục trụ lại và tìm kiếm cơ hội theo kiểu luân chuyển, đón đầu thông tin tốt. Tuy nhiên, dòng tiền này không bền.
Tuần giao dịch cuối tháng 4, dòng tiền chọn chảy vào nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp, như D2D, SZC, SZL, TIP, IJC, KBC, ITA, SNZ... và nhóm thuỷ sản như ANV, VHC...
Bên cạnh đó, dòng tiền mới cũng đang đón đầu những cổ phiếu có kết quả quý I/2020 tốt, hoặc có cơ hội hưởng lợi từ việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công trong năm nay.
Trung Quốc vốn là công xưởng của thế giới, nhưng việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do dịch bệnh khiến sản xuất của các doanh nghiệp bị gián đoạn.
Các nhà máy nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa để giảm phụ thuộc vào một quốc gia như Trung Quốc, nên đã và sẽ dịch chuyển sang các nước lân cận. Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi dịch chuyển này.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng ầu tư và Phát triển (BSC) cho rằng, khi việc chuyển dịch diễn ra, doanh nghiệp trong nhiều ngành sẽ được hưởng lợi như xây dựng và cơ sở hạ tầng (KSB, CTI, C4G, HBC, CTD...), bất động sản khu công nghiệp với những doanh nghiệp có quỹ đất lớn sẵn sàng đón đầu cơ hội (KBC, BCM, IDC, GVR, PHR...).
Tuy nhiên, tiến trình này có thể chậm lại vào cuối năm 2020 hoặc muộn hơn, do dịch bệnh Covid-19 khiến việc thực địa, khảo sát bị trì hoãn.
Ở một diễn biến khác, dòng tiền lỏng đang chú ý đến nhóm cổ phiếu thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với kỳ vọng sẽ có tái cơ cấu mạnh ở Vinachem và sóng thoái vốn ở các DN thuộc Tập đoàn. Trong đó, các mã được chú ý nhiều là PAC, CSM, DRC, LIX, BFC...
Theo ghi nhận của người viết, trong các DN thuộc Vinachem, mới có CTCP Công nghiệp cao su miền Nam (CSM) là có rục rịch chuẩn bị cho việc thoái vốn của Tập đoàn, còn các DN khác đến nay chưa thấy thông tin rõ ràng.
Trong Báo cáo thường niên 2019 của CSM, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch HQT CSM cho rằng, năm 2020 là năm đánh giá cột mốc quan trọng đối với CSM, bởi Công ty đang trong quá trình thực hiện chủ trương thoái vốn Nhà nước (đến 36%), sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới.
6 tháng cuối năm, dòng tiền đầu tư còn có cơ hội chọn hàng từ việc SCIC thoái vốn Nhà nước. Năm 2020, SCIC dự kiến sẽ thoái vốn tại 85 công ty cổ phần, trong đó có một số khoản đầu tư có giá trị lớn, đáng chú ý như thoái vốn tại Tổng công ty thép - VNsteel (94% vốn), Vinatex (53% vốn), BMI (51% vốn), BVH (3% vốn), FPT (6% vốn), NTP (37% vốn), TRA (36% vốn) và DMC (36% vốn)...
Hụt thu ngân sách từ thoái vốn, cổ phần hóa: Lỗi tại ai? "Rẻ mua chơi, đắt để đó", tâm lý chung của các nhà đầu tư được nhìn nhận sẽ lặp lại trong nhiều phiên thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tiềm năng, bởi một số quy định về định giá cổ phần thoái vốn "khá cứng" chưa được sửa đổi. Thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tốt như Vocarimex, FPT...