Môi chuyển sang màu tím, cảnh báo 6 vấn đề về sức khỏe
Bình thường thấy màu môi thay đổi từ màu đỏ hồng chuyển sang màu tím đen, điều này chứng tỏ sức khỏe có vấn đề.
Như mọi người đều biết, đôi môi của người khỏe mạnh sẽ hồng hào và sáng bóng, đương nhiên cũng có người có môi màu tím đen là do di truyền. Bình thường thấy màu môi thay đổi từ màu đỏ hồng chuyển sang màu tím đen, điều này chứng tỏ sức khỏe có vấn đề.
Môi chuyển sang màu tím đen cảnh báo 6 vấn đề về sức khỏe
Môi chuyển sang màu tím cảnh báo sức khỏe có vấn đề
1. Khí lạnh trong cơ thể quá nhiều
Cơ thể sau khi bị nhiễm lạnh, sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, khiến tốc độ dòng chảy bị chậm lại, rất dễ khiến môi chuyển sang màu tím. Đi kèm với biểu hiện này là tình trạng run rẩy, răng đập vào nhau.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm lạnh hoặc sống ở nơi tối tăm ẩm ướt, thì cũng sẽ khiến cho môi chuyển sang màu tím tái. Tất cả đều do khí lạnh trong cơ thể quá nhiều, vì vậy mọi người cần phải chú ý điều tiết thói quen cũng như môi trường sống của mình tốt hơn.
2. Thiếu máu
Đôi môi tím tái, nhợt nhạt cho thấy cơ thể bạn đang bị suy nhược và có thể bị thiếu máu. Nếu kèm theo cả triệu chứng móng tay xanh xao thì điều này chứng tỏ bạn đang bị thiếu máu trầm trọng.
Video đang HOT
Màu môi tím tái, nhợt nhạt kèm theo tay chân lạnh trong thời tiết nóng bức cũng chỉ ra các bệnh rối loạn ở dạ dày và đường ruột, hay các bệnh lý về táo bón, khó tiêu. Bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể như rau xanh, chất xơ và tăng cường ăn sữa chua.
Môi tím tái nhợt nhạt cho thấy cơ thể bị suy nhược và thiếu máu
3. Chức năng tim phổi bất thường
Môi tím cũng cho thấy cơ thể đang trong tình trạng thiếu oxy. Tất nhiên, tình trạng thiếu oxy ngắn hạn không có ảnh hưởng gì, nhưng nếu thiếu oxy trong thời gian dài, bạn phải đến bệnh viện kịp thời để kiểm tra chức năng tim phổi. Bởi vì 2 cơ quan này một khi xuất hiện bất thường, thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển máu trong cơ thể. Một phần của chức năng của máu là vận chuyển oxy và tốc độ cung cấp oxy bị giảm, điều này sẽ khiến môi trở nên tím tái.
4. Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa
Một số người mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa, môi sẽ chuyển sang màu tím. Khi xuất hiện triệu chứng này còn kèm theo các vấn đề khác như chán ăn, thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy… Do đó, kiến nghị mọi người nên kịp thời đi khám và điều trị. Hệ thống tiêu hóa là một trong bốn hệ thống chính của cơ thể con người, vì vậy nó vô cùng quan trọng.
Màu môi chuyển sang màu tím kèm các triệu chứng như chán ăn, táo bón,… chứng tỏ bị bệnh về đường tiêu hóa
5. Tổn thương gan
Một trong những triệu chứng của người bị viêm gan B sau khi tình trạng xấu đi là môi chuyển sang tím tái. Khi gan của cơ thể con người bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng gan sẽ suy giảm rất nhiều, dẫn đến sự gia tăng lớn hàm lượng melanin trong cơ thể, từ đó sẽ xuất hiện trên môi và khiến môi chuyển thành màu tím.
6. Ngộ độc
Nếu bạn vô tình bị nhiễm độc, triệu chứng điển hình của nó là môi tím. Hiện tượng ngộ độc phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày là ngộ độc thực phẩm. Đôi khi một người bị nhiễm độc, nó sẽ không phản ứng ngay lập tức. Phản ứng triệu chứng cần có thời gian ủ bệnh nhất định, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn sẽ đe dọa đến tính mạng.
Cơ thể con người rất phức tạp, một số triệu chứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể phản ánh sức khỏe của một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là đôi môi. Khi màu môi của cơ thể con người đột nhiên thay đổi và trở nên tím đen, cần đặc biệt chú ý. Đây thường là triệu chứng trước khi phát bệnh.
Do đó, nếu xuất hiện tình trạng trên cần phải cảnh giác, tốt nhất là đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, để tránh xa bệnh tật, kiến nghị mọi người thường xuyên tập thể dục, nuôi dưỡng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học, lành mạnh.
Phòng bệnh mùa hè thời Covid-19
Khu vực phía Nam và TP HCM đang vào mùa nắng nóng, có thể xem là một thuận lợi lớn để chống lại Covid-19. Tuy nhiên, thời tiết này lại là điều kiện thuận lợi của một số bệnh
Virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây Covid-19 "sợ" nóng, ẩm nhưng vi khuẩn lại "thích". Vì vậy, mùa nắng nóng hãy coi chừng các bệnh do vi khuẩn, đứng đầu có thể kể đến là bệnh lý đường tiêu hóa.
Không phơi nắng quá đà
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), thời tiết mùa nắng nóng là điều kiện thuận lợi của một số bệnh mà chúng ta cần phải đề phòng. Đầu tiên có thể kể đến là bệnh tay chân miệng, vốn thường bắt đầu đợt gia tăng vào tháng 3 và 4, khi trời nóng lên. Nhóm bệnh về đường tiêu hóa cũng cần phải lưu tâm vì trời nóng làm thức ăn dễ ôi, thiu dễ dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phía Nam cũng dễ mắc nhóm bệnh về đường hô hấp do thời tiết nắng nóng nên sử dụng nhiều quạt máy, máy lạnh; việc dùng máy lạnh không đúng cách khiến nhiệt độ phòng và bên ngoài chênh lệch quá cao, dễ bị nhiễm lạnh, nhất là về đêm.
Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng không chỉ giúp phòng Covid-19 mà có lợi cho cả các bệnh mùa hè - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Riêng với Covid-19, theo BS Nguyễn Minh Tiến, thời tiết nắng nóng sắp tới sẽ giúp chúng ta bớt lo. Đặc tính sinh thái học của virus SARS-CoV-2 là dễ suy yếu trong môi trường nóng, chỉ nguy hiểm trong thời tiết lạnh, khô. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiệt độ từ 4 - 20 độ C, độ ẩm 20% thì virus SARS-CoV-2 có thể sống được khoảng 5 ngày trên các bề mặt. Với một số dạng bề mặt, nó sống còn lâu hơn ví dụ như kim loại. Thế nhưng khi thời tiết càng nóng, nó càng mau chết, đồng thời yếu đi, khiến khả năng gây bệnh giảm.
Thông tin virus SARS-CoV-2 "sợ" nắng, tia UV khiến nhiều người quá tích cực phơi nắng nhưng theo các BS, hiểu như vậy là chưa đúng. Hãy tận dụng điều này bằng cách mở cửa cho phòng của bạn thông thoáng, có nắng, có gió và phơi các vật dụng cần thiết dưới ánh nắng để diệt khuẩn. Khi dùng đèn UV diệt khuẩn phải chú ý không có người trong phòng. Để tăng cường sức khỏe, chỉ nên phơi nắng sớm trước 9 giờ ở mức vừa phải và tư vấn BS ngay nếu có dấu hiệu bỏng da, rát da do tiếp xúc với nắng quá đà.
"Bớt sợ" nhưng không được chủ quan
BS Nguyễn Minh Tiến cảnh báo virus SARS-CoV-2 suy yếu với nhiệt độ cao nhưng không có nghĩa sẽ chết hoàn toàn. Vì vậy vẫn phải phòng bệnh bằng các biện pháp như từ đầu mùa dịch đến nay, nhất là người lớn tuổi, có bệnh nền, sức đề kháng kém.
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), khuyến cáo vào mùa nắng nóng, người lớn tuổi nên đề phòng một số bệnh về tim mạch và cả các cơn say nắng. Cơn say nắng (sốc nắng, sốc nhiệt...) là do đi quá lâu dưới trời nắng nóng, người cao tuổi có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao hơn người trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, giãn mạch, mất nước qua mồ hôi.
Những biểu hiện nhẹ ban đầu có thể là tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực... Nặng hơn là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở, chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ). Nếu không được can thiệp đúng và kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.
BS Nguyễn Minh Tiến tư vấn: "Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng không chỉ phòng Covid-19 mà còn giúp phòng bệnh tay chân miệng và nhiều bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa khác như thủy đậu, tiêu chảy, sởi... Nhà cửa thông thoáng thì vừa phòng Covid-19 vừa bớt lo cả sốt xuất huyết; môi trường sạch sẽ, thoáng đãng cũng làm các vi khuẩn gây bệnh khác khó sinh sôi nảy nở hơn. Dùng máy lạnh đúng cách, không để nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ giúp không bị nhiễm lạnh...".
Biện pháp uống nước thường xuyên được các BS khuyến cáo trong mùa Covid-19 nhằm giúp đường hô hấp không bị khô, tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể cũng phù hợp trong mùa nắng nóng. Vì theo BS Trương Quang Anh Vũ, bổ sung đủ nước cũng là cách để không bị say nắng, bởi say nắng liên quan mật thiết đến việc mất nước. Uống đủ nước còn tốt cho nhiều bệnh mạn tính, bệnh của người cao tuổi như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường...
Theo các bác sĩ, những biện pháp như rửa tay, uống nước thường xuyên, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng không chỉ giúp phòng Covid-19 mà có lợi cho cả các bệnh mùa hè.
ANH THƯ
Điều gì xảy ra nếu ăn phải sầu riêng ngâm hóa chất? Dùng hóa chất không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng để ngâm sầu riêng sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng. Sầu riêng là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng, chúng có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, ăn sầu riêng cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, điều...