Mời chuyên gia từ Mỹ thiết kế vườn rau siêu sạch tiền tỷ ở Đà Lạt
Bằng phương pháp thủy canh, mỗi năm anh Phan Tuấn Linh trồng được đến 13 vụ rau. Không chỉ sản lượng vượt trội mà với chất lượng siêu sạch, rau của anh Linh luôn có giá cao hơn 3 lần so với các loại rau trồng theo phương pháp truyền thống.
Để có vườn rau này, anh Phan Tuấn Linh (trú số 40, Vạn Thành, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đã phải mời chuyên gia nông nghiệp từ Mỹ tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ. Toàn bộ các thiết bị như: máy móc, thanh giá thể, ống dẫn nước các loại, hạt giống, phân bón… anh Linh đều nhập từ Thái Lan. Theo chủ nhân vườn rau, tổng mức đầu tư ban đầu cho 1.000m2 rau thủy canh lên đến gần 1 tỷ đồng.
Hiện anh Linh đang trồng tất cả 7 loại rau với chất lượng siêu sạch, có thể ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa. Ngoài ra, nhờ phương pháp canh tác hiện đại, khoa học, vườn rau của anh Linh luôn xanh tốt mơn mởn và cho thu hoạch chỉ sau 25 ngày.
Trước khi gieo trồng, hạt mầm được ươm trong giá thể chứa sơ dừa xay nhuyễn.
Khi rau phát triển được 3-4 lá mầm thì đem ra trồng trên các thanh giá thể được thiết kế đặc biệt cho nước và chất dinh dưỡng chảy bên trong.
Chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước để nuôi cây nên các loại rau thủy canh phát triển đều tăm tắp.
Nước và chất dinh dưỡng chảy trong những thanh giá thể chảy suốt 24/24 giờ để đảm bảo cho rau phát triển lành mạnh.
Được cách ly với môi trường bên ngoài nên vườn rau thủy canh hoàn toàn sạch bệnh, nhà vườn không phải dùng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh.
Video đang HOT
Được thu hoạch cả bộ rễ nên sau khi thu hoạch rau thủy canh dù để lâu vẫn tươi non, ăn ngọt, giòn…
Trong vườn, chủ nhân giăng nhiều bẫy để bắt các loại côn trùng có thể gây hại cho rau.
Do được chăm sóc bằng phương pháp hiện đại nên chỉ sau 25 ngày các loại rau đã cho thu hoạch.
So với phương pháp truyền thống, rau thủy canh vượt trội về cả sản lượng lẫn chất lượng.
Hiện rau thủy canh được gia đình anh Phan Tuấn Linh xuất bán tại siêu thị, nhà hàng ở TP.HCM và TP Đà Lạt .
Theo Danviet
Quy trình chuẩn quốc tế ở vườn chuối công nghệ cao lớn nhất ĐBSCL
Chuối là cây trồng phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở ĐBSCL, địa phương nào cũng trồng chuối nhưng để trồng và xuất khẩu ra thị trường thế giới, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm thì không phải ai cũng làm được.
Một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đã cùng nhau thành lập ra tổ hợp tác Lâm Phát Hưng. Bằng hướng đi độc đáo và sáng tạo của mình, nhóm cũng đã mạnh dạn cải tạo đất hoang, vườn cây tạp để trồng chuối theo tiêu chuẩn quốc tế.
Được biết, đây cũng một trong những vườn chuối công nghệ cao lớn nhất ĐBSCL hiện nay. Ông Lâm Văn Hộ - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng chuối Lâm Phát Hưng cho biết, giống chuối được Tổ hợp tác chọn trồng là chuối già và được trồng theo phương pháp nuôi cấy mô. Từ thành công của 10 ha ban đầu, đến nay, vườn chuối được phát triển lên gần 90 ha, với khoảng 180.000 cây.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc vài hình ảnh về quy trình trồng chuối cấy mô ở Tổ hợp tác trồng chuối Lâm Phát Hưng:
Chuối cấy mô được trồng theo quy trình khép kín, các hàng cách nhau 2 - 2,5m, mỗi cây cách nhau 2m.
Vườn có hệ thống dây chằng chống chuối đổ ngã và hệ thống máy tưới tự động 3 ngày/lần để giữ ẩm cho đất.
Chuối cấy mô được người dân chăm sóc tốt, cây có sức sống mạnh, sạch bệnh. Muốn chuối có năng suất cao, chất lượng đồng đều và có thể cho thu hoạch đồng loạt, người dân phải tỉa chồi và bẻ bắp khi trổ buồng.
Sau 9 tháng, chuối đã có thể thu hoạch được. Để chuối tránh bị va đập, mỗi buồng chuối thu hoạch cần có 2 người và các dụng cụ bao, lót để đảm bảo trái không bị trầy xước.
Chuối thu hoạch xong sẽ được xả ra từng nải và rửa sạch qua hai bồn nước. Tất cả công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói đều được theo dõi chặt chẽ. Ông Hộ cho biết, các chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao từ Hàn Quốc và Philippines đã sang tận nơi hướng dẫn các quy trình trên đến khi người dân làm thuần thục thì những chuyên gia này mới về nước.
Trung bình một thùng chuối đóng gói theo quy cách xuất khẩu là 13 kg, với hai cỡ: từ 4 - 6 nải (loại 1), từ 7 - 9 nải (loại 2). Trong đó, tỷ lệ chuối loại 2 không quá 20% loại 1.
Sau khi cân, chuối được đóng vào từng thùng, sau đó hút chân không đảm bảo cho khâu vận chuyển và bảo quản. Sản phẩm chuối cấy mô nơi đây xuất khẩu qua các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia,....với giá bán từ 7.000 - 14.000 đồng/kg.
Sau khi thu hoạch chuối, đất sẽ được cày cho tơi xốp và lấy mẫu kiểm tra, phân tích làm cơ sở bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ tiếp theo.
Theo Danviet
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch! Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch" do...