Mời 6 đồng nghiệp đi ăn tất niên, hóa đơn hết 12 triệu đồng khiến tôi choáng váng, đến khi biết sự thật thì còn sốc ngã quỵ
Trước đó tôi đã vỗ ngực mời khách, sao có thể để mọi người chia bill được, chỉ đành cắn răng chuyển khoản.
Hôm vừa rồi tôi nhận tiề.n thưởng Tết, do năm vừa qua tôi làm việc hiệu quả, kéo được nhiều hợp đồng giá trị lớn cho công ty nên thưởng của tôi nhiều, tôi đoán cũng phải gấp 3-4 lần các đồng nghiệp khác.
Sếp không thông báo số tiề.n cụ thể của từng người, nhưng lại đặc biệt vinh danh tôi khiến đồng nghiệp đều trầm trồ vỗ tay khen ngợi và đòi tôi “khao”. Sẵn tiện có một nhà hàng mới mở ở gần công ty, nhìn banner quảng cáo khá bắt mắt nên tôi quyết định mời nhóm của mình gồm 4 nữ 2 nam đi ăn tất niên.
Đây là một nhà hàng buffet, ghi giá 399 ngàn/người (chưa bao gồm VAT và nước uống), tôi nhẩm tính thì thêm thuế và nước vào, mỗi người cũng chỉ 500 ngàn, 7 người ăn hết khoảng 3,5 triệu nên vui vẻ bảo mọi người cứ tự nhiên, ăn được bao nhiêu thì ăn.
Trong bữa ăn, tôi thấy các đồng nghiệp ai cũng vui, ăn uống nhiệt tình, họ gọi rất nhiều tôm, ghẹ. Tôi cũng trầm trồ không ngờ nhà hàng lắm hải sản to ngon mà giá rẻ hơn so với mặt bằng chung. Lúc đó tôi cứ nghĩ là do nhà hàng mới mở nên dùng chiêu này để quảng cáo, tiếp thị.
Đến khi thanh toán, tôi choáng váng khi hóa đơn lên tới 12 triệu đồng, tôi hỏi đi hỏi lại nhân viên thu ngân, thậm chí cãi nhau vì nhà hàng niêm yết 399 ngàn/người, sao giờ thành 2 triệu/người?
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Người quản lý liền nói với tôi rằng giá buffet chỉ bao gồm trong menu buffet, chúng tôi gọi thêm ghẹ và tôm hùm ngoài menu nên chúng tôi phải chịu giá từng món riêng. Bàn chúng tôi ăn tổng cộng 6 con ghẹ và 8 con tôm hùm. Nghe đến đây mà tôi sốc muốn ngã quỵ.
Cứ tưởng đi ăn buffet là sẽ khống chế được số tiề.n cần thanh toán, vậy mà không ngờ lại “độn” tiề.n lên gấp 3 lần như vậy khiến tôi tiếc đứt ruột.
Đồng nghiệp nhìn nhau áy náy, mọi người bảo sẽ chia nhau đóng góp với tôi nhưng trước đó tôi đã vỗ ngực mời khách, sao có thể để mọi người chia bill được, chỉ đành cắn răng chuyển khoản.
Khi về đến nhà, thấy tôi thất thần, chồng hỏi chuyện nên tôi tuôn ra hết. Tôi còn chưa dứt lời, chồng đã mắng tôi “ngu” và rất nhiều từ ngữ nặng lời khác. Anh còn bảo ở nhà chồng con thì tiết kiệm từng đồng, sắp Tết mà chưa dám mua bộ quần áo mới, vậy mà tôi đi chiêu đãi đồng nghiệp 12 triệu đồng.
Lời chồng nói đến hôm nay vẫn vang vọng trong tâm trí tôi. Chuyện đã lỡ rồi, tôi chỉ muốn bỏ qua nhưng ngày nào chồng cũng đay nghiến. Có những lúc anh nói bóng gió với con: “Con đừng đòi gì nữa, Tết này không có giày mới đâu, tiề.n mẹ con đi ăn hải sản hết rồi”. Thử hỏi có tức không? Đây cũng là bài học lớn cho tôi. Sau này đi ăn uống ở đâu phải hỏi kỹ càng mới được.
Mất thưởng Tết vẫn phải lo lương tháng 13 cho chị giúp việc
Lương tôi thấp nhưng thưởng Tết rất to, thế mà năm nay sếp bảo sẽ không có khoản này; tôi đang lo thì chị giúp việc nói nếu không có lương tháng 13, ra Tết chị nghỉ.
Tôi làm việc tại một công ty xây dựng. Cả năm vừa rồi công ty tôi không có công trình lớn, các công trình nhỏ không đem lại nhiều lợi nhuận. Do đó, đảm bảo việc làm cho nhân viên dường như đã là sự cố gắng hết sức của giám đốc.
Hôm qua, khi họp tổng kết, giám đốc thẳng thắn chia sẻ những khó khăn của công ty và nói trước về việc không có thưởng Tết cho nhân viên như mọi năm. Dù đã lường trước nhưng thông tin này vẫn khiến đám nhân viên chúng tôi bị ảnh hưởng tâm lý không nhẹ.
Không biết ở những chỗ khác thế nào, còn ở công ty tôi, thưởng Tết giống như một khoản lương năm mà ai cũng mong chờ, trông ngóng. Trước đây, khi công ty còn làm ăn tốt, thưởng Tết của chúng tôi có khi bằng thu nhập nửa năm đi làm, thậm chí còn cao hơn thế. Chính vì vậy, dù lương tháng không cao, chưa ai trong số chúng tôi từng nghĩ đến chuyện thay đổi công việc.
Có thưởng Tết cao nên mọi năm, tôi không hề tiếc tiề.n chi thưởng cho chị giúp việc của gia đình. Ngoài lương tháng 13, tôi luôn chuẩn bị thêm một khoản lì xì cho cả gia đình chị, kèm theo quà Tết, vé tàu xe...
Sau khi sinh con đầu lòng, tôi phải thay rất nhiều giúp việc cho đến khi gặp được người hiện tại. Thật lòng mà nói, lương hàng tháng của tôi cũng chỉ đủ tiề.n trả công cho chị, chi tiêu cá nhân và thanh toán các khoản lặt vặt. Các khoản chi khác trong gia đình đều dùng lương của chồng, do đó chúng tôi không dư dả. Nhà có hai con nhỏ, nếu không thuê giúp việc thì tôi buộc phải nghỉ làm chăm con.
Lương của chị giúp việc hiện tại cao hơn so với những người tôi từng thuê nhưng bù lại, chị rất nhanh nhẹn, sạch sẽ, nấu ăn cũng ngon và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Khi con đầu được 6 tháng, tôi phải đi làm trở lại, một tay chị chu toàn vừa việc nhà vừa chăm sóc bé. Khi bé vừa đi học mẫu giáo, chị chính là người giục tôi sinh con thứ hai để "tiện công chăm cả thể".
Nhờ có chị mà vợ chồng tôi yên tâm làm việc, còn hai nhóc được chị chăm từ nhỏ nên rất quấn bác.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Sống cùng nhà tất nhiên không thể tránh khỏi mâu thuẫn, có những lúc chị dỗi đòi bỏ việc về quê, hoặc bóng gió nhà này nhà kia trả lương giúp việc cao hơn. Vì đã trải qua cảnh rối loạn những khi không có chị đỡ đần con cái, việc nhà trong những dịp lễ Tết, vợ chồng tôi đành phải xuống nước, thỉnh thoảng tăng lương để chị chịu ở lại giúp.
Năm đầu tiên, chị làm cho nhà tôi hơn hai tháng thì Tết đến. Lúc đó tôi chưa có kinh nghiệm nên trước khi chị về quê, tôi chỉ thanh toán lương và mua ít quà Tết biếu chứ không có thưởng. Ra Tết, chị cứ khất lần mãi không chịu đi làm, tôi thì phải đến công ty, không thể mới đầu năm đã xin nghỉ mãi ở nhà trông con. Thời điểm ra Tết, thuê giúp việc chăm trẻ không hề dễ dàng, tôi phải đón cả bà ngoại ở quê ra.
Lần đó, tôi phải nịnh mãi, qua rằm tháng Giêng chị giúp việc mới lên và mẹ tôi mới được về quê. Vậy là các Tết sau, trước khi chị về quê, tôi đều phải chuẩn bị quà và thưởng rất chu đáo để ra Tết không lo bị "bỏ bom".
Nhưng năm nay, chỉ chồng tôi có thưởng Tết và con số không đáng kể, tôi không thể duy trì chế độ đãi ngộ ấy cho chị giúp việc. Muốn chị thông cảm, tôi khéo léo kể chuyện ở công ty, nhưng vừa nghe xong thì chị tuyên bố: "Người lao động đi làm cả năm chỉ mong mỗi thưởng Tết, công ty như vậy thì bết bát quá rồi, em lo mà tìm việc khác".
Tôi còn chưa kịp nói thêm gì, chị lại tiếp: "Giúp việc bọn chị cũng vậy thôi. Đi làm cả năm, chấp nhận xa gia đình cũng chỉ mong được chủ lo cho cái Tết chu đáo để mà bù đắp lại. Tối thiểu cũng phải lo được cho giúp việc lương tháng 13, chứ không ra Tết cũng phải nghỉ mà tìm chỗ khác".
Nghe chị giúp việc tuyên bố vậy, tôi chẳng dám nói tiếp, chỉ vâng dạ cho qua chuyện nhưng trong lòng thì rối bời. Chỉ mỗi thưởng của chồng, chi tiêu tiết kiệm có khi còn chẳng đủ, khó mà lo thêm lương tháng 13 cho chị giúp việc. Giờ mà không thưởng thì ra Tết chắc chắn chị sẽ không lên. Đến lúc ấy, tôi sẽ lại phải tìm giúp việc mới vì hai con vẫn còn nhỏ quá, đứa lớn đi học mẫu giáo rồi còn đỡ nhưng đứ.a b.é mới có một tuổ.i.
Chưa kể, hai đứa đã quá quen với bác giúp việc hiện tại, tìm người mới sẽ mất thời gian để các con làm quen lại từ đầu, mà còn chưa biết người mới có được việc không nữa. Giờ tôi có nên đi vay để trả lương tháng 13 cho chị nhằm giữ người không? Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Nhận thông báo công ty không thưởng Tết, tôi lập tức nghỉ việc Tết năm nay vừa không có thưởng vừa mất việc nhưng không hối hận về vì đã nghỉ, tôi không thể tiếp tục làm ở một công ty không ghi nhận đóng góp của nhân viên. Tết Nguyên đán đã đến gần, trong khi mọi người trong công ty đang háo hức hóng xem sẽ được thưởng bao nhiêu và lên dự định...