Mới 21 tuổi nhưng cô gái này đã bị mãn kinh: Nguyên nhân hóa ra là các thói quen mà rất nhiều phụ nữ khác cũng đang làm
Tại sao cô gái 21 tuổi đã xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh? Câu trả lời của chuyên gia sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ.
Tiểu Lâm 21 tuổi đến từ Trường Sa, gần đây cô thường xuyên đổ mổ hôi, tâm trạng buồn bã, sau khi đi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lâm có các triệu chứng của tuổi mãn kinh. Cô gái 21 tuổi vẫn còn rất trẻ đã xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, mọi người nghe đến đây sẽ đều rất ngạc nhiên.
Sau khi hỏi chi tiết về lịch sử bệnh, Tiểu Lâm tâm sự: “Gần đây mỗi lần đi làm về tôi đều cảm thấy rất mệt mỏi, về đến nhà là nằm trên giường. Mỗi lần nằm trên giường chơi điện thoại tôi lại cảm thấy mệt mỏi của một ngày được giải quyết. Mặc dù ngày hôm sau phải dậy sớm đi làm, tôi lại hối hận vì bản thân thức muộn vào đêm hôm trước, tuy nhiên khi màn đêm buông xuống, tôi lại bắt đầu hăng hái tinh thần với chiếc điện thoại”.
Các bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lâm có các triệu chứng của tuổi mãn kinh.
Loại trừ các yếu tố khác, bác sĩ cho rằng thời gian dài Tiểu Lâm làm việc và nghỉ ngơi không có quy luật và thói quen ăn uống kém có quan hệ rất lớn tới triệu chứng tuổi mãn kinh của Tiểu Lâm.
Bác sĩ cho biết: Bình thường buồng trứng có dấu hiệu bị suy giảm là sau 45 tuổi, nếu chưa đến 40 tuổi chức năng buồng trứng xuất hiện sự suy giảm, điều này có nghĩa là suy buồng trứng sớm. Trong những năm gần đây, suy buồng trứng sớm càng ngày càng trẻ hóa, hiện nay người trẻ tuổi nhất bị suy buồng trứng sớm chỉ mới 18 tuổi.
Suy buồng trứng sớm không chỉ có nghĩa bạn sẽ nhanh già hơn, mà còn có những hậu quả nghiêm trọng. Khả năng của buồng trứng để sản sinh trứng trưởng thành bị suy yếu, chất lượng tế bào nang giảm, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm, và thiếu hormone giới tính thường gây kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí vô kinh, vô sinh và một số triệu chứng toàn thân như mãn kinh.
Trong những năm gần đây, suy buồng trứng sớm càng ngày càng trẻ hóa, hiện nay người trẻ tuổi nhất bị suy buồng trứng sớm chỉ mới 18 tuổi.
Dưới đây là 6 thủ phạm gây suy buồng trứng sớm:
1. Hút thuốc, nhậu
Hút thuốc, nhậu : Chất ni-cô-tin (nicotin) trong thuốc lá và nồng độ cồn trong bia có thể làm rối loạn kinh nguyệt, gây suy buồng trứng sớm.
2. Mỹ phẩm kém chất lượng
Mọi phụ nữ đều yêu cái đẹp, nhưng cũng cần phải lưu ý rằng khi mua mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm làm trắng, bạn không được mua các sản phẩm không có thương hiệu. Trong hầu hết các trường hợp, có các hợp chất benzen và thủy ngân trong mỹ phẩm kém chất lượng, có thể được hấp thu qua da, theo thời gian, chúng sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng.
Video đang HOT
Sự thiếu hụt estrogen có thể làm rối loạn kinh nguyệt.
3. Giảm cân quá mức
Trọng lượng cơ thể sụt giảm quá nhanh khiến tỷ lệ chất béo xuống thấp, gây ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Sự thiếu hụt estrogen có thể làm rối loạn kinh nguyệt. Đây chính là tác nhân chính kìm hãm chức năng rụng trứng của buồng trứng khiến buồng trứng bị suy sớm, nếu điều trị không kịp thời có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
4. Thức đêm
Thức đêm và thói quen ăn uống kém là nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng sớm ở cô gái 21 tuổi. Ngủ muộn có quan hệ rất lớn đến việc suy giảm hormone giới tính, đặc biệt là lượng estrogen. Những người thời gian dài ngủ muộn, sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp và giải phóng estrogen, ảnh hưởng đến buồng trứng và thậm chí trở thành một nhân tố ẩn thúc đẩy buồng trứng lão hóa sớm.
Thức đêm và thói quen ăn uống kém là nguyên nhân chính gây ra suy buồng trứng sớm ở cô gái 21 tuổi.
5. Phá thai
Nạo phá thai: Nạo phá thai không những ảnh hưởng đến tử cung mà nó có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng, khiến buồng trứng không thể sản sinh ra các trứng một cách bình thường hoặc có chất lượng. Nếu liên tục nạo phá thai, đặc biệt là phá thai không đảm bảo an toàn thì khả năng viêm nhiễm buồng trứng, cắt bỏ một bên buồng trứng hoàn toàn có thể xảy ra, về lâu dài dễ dẫn đến lão hóa buồng trứng sớm.
6. Áp lực, căng thẳng
Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể, làm giảm hormone estrogen gây suy giảm chức năng buồng trứng sớm.
Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể.
Làm thế nào để cải thiện chức năng buồng trứng?
Thứ nhất, massage
Bạn có thể xoa bóp vị trí của vùng bụng dưới mỗi ngày. Dùng bàn tay của bạn để nhẹ nhàng xoa theo hướng kim đồng hồ ở vùng bụng dưới trong 2 phút trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng rất tốt đối với việc nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh.
Thứ hai, hãy giữ tâm trạng tốt
Nếu tâm trạng không tốt thường thì dễ ảnh hưởng tới buồng trứng, buồng trứng không có cách nào để tổng hợp hormone, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và gây ra các triệu chứng tuổi mãn kinh. Do đó, để duy trì tâm trạng tốt, bạn có thể thư giãn đúng cách khi áp lực tương đối cao.
Nếu tâm trạng không tốt thường thì dễ ảnh hưởng tới buồng trứng, buồng trứng không có cách nào để tổng hợp hormone.
Thứ ba, chú ý đến chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ cũng liên quan chặt chẽ đến chức năng buồng trứng, nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo, giàu chất đạm hoặc thức ăn cay, thì rất dễ bị suy giảm buồng trứng. Thông thường, bạn cần phải ăn nhiều trái cây và rau quả để cơ thể được bổ sung đủ vitamin, từ đó cũng giúp cải thiện chức năng buồng trứng.
Thứ tư, tránh thức khuya
Những phụ nữ thường thức suốt đêm rất nguy hiểm, đặc biệt là điều này sẽ làm tổn thương buồng trứng, có thể khiến chức năng buồng trứng suy giảm, dẫn đến làn da thô và sạm màu. Giấc ngủ ngon có thể làm cho buồng trứng nghỉ ngơi, đồng thời cải thiện chức năng buồng trứng.
Theo afamily.vn
Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ buồng trứng?
Dưới đây là một vài chị em điều cần lưu ý khi loại bỏ buồng trứng.
Phẫu thuật không quá phức tạp như bạn nghĩ
Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhất để loại bỏ buồng trứng là nội soi. Theo Matthew T. Siedhoff - bác sĩ phẫu thuật sản phụ khoa tại Cedars-Sinai, Los Angeles (Mỹ), mổ nội soi sẽ làm giảm các biến chứng như máu đông, nhiễm trùng. Bạn sẽ không phải nằm viện quá lâu. Mổ nội soi được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ, trong khi phẫu thuật mở sẽ để lại một vết sẹo giống hình chữ C. Phẫu thuật mở có thể mất nhiều thời gian để phục hồi hơn nhưng đối với một số phụ nữ thì thực hiện phương pháp này là điều cần thiết.
Mức độ hormone giảm
Dù có nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và ung thư vú, nhưng điều đó không có nghĩa là loại bỏ buồng trứng không có rủi ro. Trên thực tế, khi cắt bỏ buồng trứng, estrogen sẽ suy giảm. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim, loãng xương, sa sút trí tuệ và tử vong. Bác sĩ Philip Sarrel tại khoa sinh sản và tâm thần học tại Đại học Yale cho biết những phụ nữ tiền mãn kinh đã cắt bỏ buồng trứng ở tuổi 35 hoặc trẻ hơn nguy cơ cao mất khả năng nhận thức hoặc mất trí nhớ cao gấp hai lần, nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 7 lần và có nguy cơ bị đau tim cao gấp 8 lần.
Các chuyên gia tin rằng sản xuất lại một số estrogen bị thiếu có thể tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên, 10 tháng sau khi phẫu thuật, chỉ có 25% phụ nữ không có buồng trứng không sản xuất bất kỳ estrogen nào. Giống như nhiều phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh mà không phẫu thuật, phụ nữ cắt bỏ buồng trứng sợ sử dụng liệu pháp thay thế hormone do vẫn còn nhiều kết quả gây mâu thuẫn vì từ những nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2000.
Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ có thể được hưởng lợi từ liệu pháp hormone cho dù họ có hoặc không có buồng trứng, trước và sau mãn kinh. Theo bác sĩ, những phụ nữ bị rụng buồng trứng ở độ tuổi 30 hoặc 40 nên đợi đến thời kỳ mãn kinh khi ở tuổi 50 hoặc 51.
Tốt nhất, bạn nên bắt đầu dùng liệu pháp hormone ngay sau khi loại bỏ buồng trứng (hoặc thậm chí ngay trước đó) để tránh giảm hormone cấp tính. Thời gian rất quan trọng bởi vì sử dụng liệu pháp hormone khi tuổi càng cao thì rủi ro cũng càng cao
Ví dụ, bắt đầu liệu pháp hormon 6 năm sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe của xương nhiều hơn so với bắt đầu sau 3 năm phẫu thuật hoặc trong vòng 2 tháng.
Bạn có thể giữ lại buồng trứng ngay cả khi bạn không có tử cung
Nếu bạn cần cắt bỏ tử cung do u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, bạn có thể giữ lại buồng trứng. Cắt bỏ tử cung rồi loại bỏ buồng trứng là việc mà nhiều người phụ nữ tiền mãn kinh đã trải qua trong những năm qua. Hầu hết phụ nữ chọn giữ buồng trứng khỏe mạnh của họ vì hormone.
Tuy nhiên, nếu bạn cắt bỏ tử cung, bạn cần theo dõi nồng độ hormone. Một nghiên cứu cho biết 6 tháng sau khi phẫu thuật, 25% buồng trứng của phụ nữ đã ngừng hoạt động do thiếu lưu lượng máu. Ba năm sau phẫu thuật, trường hợp như vậy chiếm 40%. 60% còn lại hoàn toàn ổn. Bạn có nghĩ rằng buồng trứng sẽ tiếp tục hoạt động, nhưng chúng ta cần đảm bảo rằng chúng sản sinh ra lượng estrogen thường xuyên.
Bạn không nhất thiết phải loại bỏ cả hai buồng trứng
Nếu bạn muốn phòng chống ung thư, bạn cần phải loại bỏ cả hai buồng trứng. Nhưng nếu bạn có một bên buồng trứng hoàn toàn bình thường thì bạn nên giữ lại. Siedhoff cho hay: "một buồng trứng là đủ để tránh những thay đổi trong thời kỳ sinh sản và chức năng hormone". Có nghĩa là bạn vẫn có kinh nguyệt, tránh mắc mãn kinh sớm và thậm chí vẫn có thể có thai.
Ống dẫn trứng bị cắt
Nếu bạn quyết định cắt buồng trứng bạn sẽ phải cắt ống dẫn trứng. Có bằng chứng cho thấy rằng ung thư buồng trứng không phải lúc nào cũng bắt đầu trong buồng trứng, nó có thể phát triển trong các ống dẫn trứng. Những phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng ít có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, vì vậy loại bỏ các ống dẫn trứng là cần thiết để giảm nguy cơ ung thư tối ưu.
Theo emdep.vn
Cô gái trẻ bị loãng xương do biếng ăn Lizzie Porter 27 tuổi, bị thiếu canxi và vitamin D do tình trạng chán ăn, dẫn đến chứng loãng xương sống và xương hông. Theo BBC, Lizzie Porter mắc chứng chán ăn từ năm 12 tuổi. Các vấn đề về xương xuất hiện 8 năm sau, khi cô gái đi bộ dạo quanh khu phố. Chỉ đi được một đoạn ngắn Lizzie đã...