Mới 1 tuổi đã mắc bệnh ung thư máu, mẹ không ngờ rước bệnh cho con vì mua thứ này về dùng
Cả nhà chị Phương đều suy sụp bởi Tiểu Vũ mới tròn 1 tuổi, tại sao bé có thể mắc căn bệnh ung thư máu nguy hiểm ấy?
Gia đình chị Phương mới chào đón một thành viên mới là bé trai bụ bẫm, đáng yêu tên Tiểu Vũ, khỏi phải nói người nhà chị Phương ai cũng vui mừng, mọi người đều bận rộn sắm sửa những vật dụng cần thiết cho bé Tiểu Vũ.
Khi Tiểu Vũ được 1 tuổi, một hôm Tiểu Vũ bị sốt cao, bé không thể ăn uống bình thường, nhiệt độ cơ thể mãi không giảm, gia đình chị Phương cuống quýt đưa Tiểu Vũ đến bệnh viện khám.
Kết quả kiểm tra cho thấy, Tiểu Vũ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu ( ung thư máu), cả nhà chị Phương đều suy sụp bởi Tiểu Vũ mới tròn 1 tuổi, tại sao bé có thể mắc căn bệnh nguy hiểm ấy?
Cả nhà chị Phương đều suy sụp bởi Tiểu Vũ mới tròn 1 tuổi, tại sao bé có thể mắc căn bệnh nguy hiểm ấy? (Ảnh minh họa).
Sau khi kiểm tra sơ bộ, chuyên gia xác định nguyên nhân khiến Tiểu Vũ mắc bệnh ung thư máu do gia đình mua bát nhựa làm từ vật liệu melamine cho bé sử dụng.
Chị Phương hối hận cho biết: “Tôi thấy bát nhựa có màu sắc rất đẹp, tôi nghĩ Tiểu Vũ sẽ thích nên mua cho bé dùng, tôi không ngờ điều đó đã làm hại con”.
Tại sao bát nhựa làm từ vật liệu melamine là đầu sỏ gây ra tội ác khiến Tiểu Vũ mắc bệnh ung thư máu?
Video đang HOT
Đặc tính bền, màu sắc đẹp mà trọng lượng nhẹ nên các sản phẩm này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng thức ăn nhanh, căn tin, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ em (Ảnh minh họa).
Bát nhựa làm từ vật liệu melamine có ưu điểm là màu sắc bắt mắt và độ bền cao. Đây là loại nhựa có vẻ ngoài giống như chất liệu sứ nhưng rất độc hại. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ giải phóng formaldehyde – là một trong những yếu tố khiến bé Tiểu Vũ mắc bệnh bạch cầu.
Bát nhựa làm từ vật liệu melamine sẽ giải phóng formaldehyde khi đạt đến nhiệt độ là 80 độ C. Nếu cơ thể hấp thu lượng lớn formaldehyde sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể gây ra các bệnh như ung thư, hen suyễn. Các bậc phụ huynh tốt nhất không nên mua bộ đồ ăn làm từ vật liệu melamine cho trẻ sử dụng.
Melamine được tạo ra từ phản ứng giữa formaldehyde và polycondensation trong điều kiện nhiệt độ nhất định. Người ta trộn melamine với bột giấy, phẩm màu và các phụ liệu để sản xuất ra bát đĩa, cốc chén. Đặc tính bền, màu sắc đẹp mà trọng lượng nhẹ nên các sản phẩm này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng thức ăn nhanh, căng tin, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ em.
Trong đợt kiểm tra giám sát rủi ro vừa qua, Cục kiểm định chất lượng Giang Tô đã lấy mẫu 100 mặt hàng gia dụng làm từ melamine. Kết quả cho thấy 25% sản phẩm không đạt chuẩn và khả năng kháng khuẩn kém. Các sản phẩm càng to, màu sắc bắt mắt thì càng kém chất lượng.
Cơ quan chức năng cũng cảnh báo dụng cụ ăn càng có màu sắc sặc sỡ càng tăng nguy cơ giải phóng kim loại nặng ra thực phẩm. Đặc biệt là bộ đồ ăn làm từ melamine dành cho trẻ em được thiết kế với nhiều hình dạng và màu sắc bắt mắt như chuột Micky, mèo Kitty… Cục Kiểm định chất lượng đã làm thí nghiệm dùng axit acetic 4% ngâm 19 mẫu đồ dùng màu sắc sặc sỡ và 19 mẫu không màu trong vòng 2-4 tiếng đồng hồ. Kết quả cho thấy có 14/19 mẫu sặc sỡ có hiện tượng giải phóng kim loại nặng như chì, thời gian giải phóng cũng cao hơn các mẫu không màu sắc. Chì được hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Để hạn chế rủi ro về sức khỏe, chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Khi mua dụng cụ làm từ melamine, nên chọn loại màu trắng trơn, ít màu sắc. Không ngâm hoặc đựng các dung dịch có tính axit như giấm, nước cốt chanh… trong thời gian dài.
- Không rửa bằng búi sắt: Dùng búi sắt chà sẽ làm mất độ bóng của bề mặt đồ dùng melamine, gây trầy xước và làm cho formaldehyde dễ giải phóng ra ngoài. Việc vệ sinh đồ dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của nó. Tốt nhất hạn chế sử dụng búi sắt, nếu bị dính vết bẩn cứng đầu như cà phê… nên ngâm trong chất tẩy rửa một thời gian, sau đó dùng vải cọ sạch hoặc cho vào máy rửa chén.
- Không bảo quản ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nhiệt độ càng cao, lượng formaldehyde giải phóng càng lớn. Nhiệt độ sử dụng bình thường của bộ đồ ăn melamine là 0 đến 120 độ C. Nếu vượt quá mức nhiệt độ này, chẳng hạn như đựng dầu nóng 200 độ trong 10 phút, một phần melamine sẽ phân giải và sản sinh nhiều formaldehyde. Ngay cả ở nhiệt độ 100 độ, nếu để trong 4 tiếng, nhiều mẫu dụng cụ cũng giải phóng formaldehyde ở mức lớn hơn chuẩn cho phép.
Trên các nhãn sản phẩm melamine thường ghi lưu ý không được bỏ vào lò vi sóng vì nó thúc đẩy sự giải phóng formaldehyde (Ảnh minh họa).
- Cha mẹ thông thái nên tránh sử dụng bộ đồ ăn melamine để đựng thực phẩm nhiệt độ quá cao. Bằng không thì phải chú ý thời gian đựng. Nhà sản xuất cũng khuyên nên thay bộ đồ ăn melamine 6 tháng một lần.
- Khi mua bộ đồ ăn melamine, ngoài việc chọn mua ở các cửa hàng uy tín, phải xem kỹ nhãn hiệu và giấy phép sản xuất trên bao bì sản phẩm. Quan sát bề mặt đồ dùng nếu ra màu thì không nên sử dụng. Có thể đổ nước sôi vào sản phẩm, nếu xuất hiện bong bóng tức là hàng kém chất lượng. Trên các nhãn sản phẩm melamine thường ghi lưu ý không được bỏ vào lò vi sóng vì nó thúc đẩy sự giải phóng formaldehyde. Các bậc phụ huynh cần nghiên cứu kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi quyết định mua cho trẻ sử dụng.
Theo Helino
Sống quá sạch có thể khiến trẻ em dễ bị ung thư
Nhà khoa học Anh cho rằng sống quá sạch khiến hệ miễn dịch trẻ em hoạt động không đúng cách, tạo điều kiện cho ung thư máu phát triển.
Bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính là một dạng ung thư máu phổ biến ở trẻ em mà tới nay giới khoa học chưa xác định nguồn gốc. Một số ý kiến đổ lỗi cho dây cáp, sóng điện từ, chất hóa học bởi trên thực tế ung thư máu thường gặp ở những nước giàu có. Tuy nhiên, giáo sư Mel Greaves từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh lại không đồng tình và tuyên bố sống quá sạch mới là nguyên nhân gây bệnh.
Ảnh: BBC.
Trên tờ Nature Reviews Cancer, giáo sư Greaves lập luận sự xuất hiện của ung thư máu trải qua ba giai đoạn:
- Đột biến di truyền không thể ngăn cản xảy ra trong tử cung.
- Thiếu tiếp xúc với vi khuẩn trong những năm đầu đời khiến hệ miễn dịch không biết cách chiến đấu với mầm bệnh.
- Cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch hoạt động yếu kém tạo điều kiện cho ung thư máu phát triển.
"Rõ ràng, bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính được kích hoạt do tình trạng nhiễm trùng ở những em bé với hệ miễn dịch hoạt động sai cách", giáo sư Greaves nhấn mạnh. Trên thực tế, nhiều công trình từng chỉ ra trẻ em tiếp xúc với nhiều vi khuẩn thông qua việc đi học, chơi đùa với anh chị, bú sữa mẹ và sinh thường thì ít bị ung thư máu. Y văn thế giới cũng từng ghi nhận 7 trẻ mắc ung thư máu sau đợt cúm ở Milan (Italy).
Giáo sư Greaves cho biết nghiên cứu của ông không nhằm chỉ trích các bố mẹ sống quá sạch sẽ mà muốn chứng minh cuộc sống hiện đại đi kèm cái giá phải trả. Đặc biệt, khi đã xác định nguyên nhân ung thư máu đến từ lối sống, giáo sư Greaves tin rằng có thể phòng tránh bằng cách cho trẻ em tiếp xúc với nguồn vi khuẩn tốt (như sữa chua) để "huấn luyện" hệ miễn dịch.
Trong lúc chờ đợi các phát hiện tiếp theo, giáo sư Greaves gợi ý phụ huynh nên chủ động khuyến khích con em tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ nghi ngờ. "Cha mẹ chưa nên vội vã tin tưởng nghiên cứu này", bác sĩ Alasdair Rankin, giám đốc đơn vị ung thư máu thuộc Quỹ Bloodwise (Anh) nói. "Hệ miễn dịch mạnh mẽ giảm nguy cơ bệnh tật song chưa có cách nào ngăn chặn hoàn toàn ung thư máu ở trẻ em".
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Bệnh ung thư máu ác tính có nguy hiểm không? Ung thư máu là căn bệnh ác tính của các tổ chức tạo máu, còn được gọi là bệnh bạch cầu. Ung thư máu có rất nhiều loại, có loại có thể chữa được nhưng nhiều loại khác thì không. Bài viết này chúng tôi sẽ nói đến các loại bệnh ung thư ác tính và mức độ nguy hiểm của nó. 1....