Moderna sẽ sản xuất các loại thuốc theo công nghệ mRNA tại Trung Quốc
Công ty Moderna của Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ và thỏa thuận về đất đai liên quan để phát triển các loại thuốc dành riêng cho người dân Trung Quốc và sẽ không xuất khẩu.
Moderna dự kiến thực hiện khoản đầu tư đầu tiên trị giá khoảng 1 tỷ USD vào Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Ngày 5/7, công ty Moderna của Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận với quan chức Trung Quốc để nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại thuốc theo công nghệ mRNA tại Trung Quốc.
Theo người phát ngôn của Moderna, công ty đã ký biên bản ghi nhớ và thỏa thuận về đất đai liên quan để phát triển các loại thuốc dành riêng cho người dân Trung Quốc và sẽ không xuất khẩu.
Theo một nguồn tin giấu tên, Moderna dự kiến thực hiện khoản đầu tư đầu tiên trị giá khoảng 1 tỷ USD vào Trung Quốc.
Moderna đã có một số hợp đồng xuất khẩu hoặc sản xuất vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia như Nhật Bản, Canada, Australia và Kenya song thỏa thuận được công bố ngày 5/7 là thỏa thuận đầu tiên của công ty này với Trung Quốc và cũng là thỏa thuận đầu tiên liên quan đến việc phát triển các loại thuốc theo công nghệ mRNA nói chung, không chỉ vaccine phòng COVID-19.
Ngày 5/7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Bộ này đã tổ chức cuộc họp với một số nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới như Pfizer, AstraZeneca, Novo Nordisk, Merck, Sanofi và GE HealthCare Technologies để thảo luận việc kinh doanh của các công ty này tại Trung Quốc song không rõ Moderna có tham gia cuộc thảo luận bàn tròn này hay không.
Video đang HOT
Vaccine ung thư của Moderna - Merck giúp giảm nguy cơ khối u ác di căn
Vaccine ung thư của Moderna và Merck, được sử dụng kết hợp với thuốc Keytruda của Merck, đã giảm 65% nguy cơ khối u ác tính lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc tử vong so với chỉ dùng Keytruda.
Công nghệ mRNA đang được các hãng dược lớn ứng dụng trong phát triển vaccine ung thư. Ảnh: CNBC
Theo CNBC, vaccine ung thư thử nghiệm của Moderna và Merck, được sử dụng kết hợp với thuốc Keytruda của Merck, làm giảm nguy cơ dạng ung thư da nguy hiểm nhất lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể trong một thử nghiệm lâm sàng, theo kết quả thử nghiệm ở độ tuổi trung niên được công bố ngày 6/6.
Thử nghiệm cho thấy vaccine ung thư do Moderna và Merck phát triển chung làm giảm 65% nguy cơ khối u ác tính lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc gây tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 3 hoặc 4 so với những bệnh nhân chỉ điều trị bằng liệu pháp miễn dịch của Merck (dùng thuốc Keytruda).
Moderna và Merck đã trình bày dữ liệu về thử nghiệm này tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ ở Chicago.
Thử nghiệm lâm sàng đã tiếp nhận 157 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bệnh nhân trong nhóm điều trị được tiêm 1 miligam vaccine, ba tuần một lần với tổng số 9 liều và 200 mg Keytruda truyền tĩnh mạch ba tuần một lần trong khoảng một năm.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khối u ác tính chịu trách nhiệm về phần lớn các ca tử vong do ung thư da. Ước tính khoảng 100.000 người được chẩn đoán mắc bệnh u ác tính ở Mỹ trong năm nay và gần 8.000 người dự kiến sẽ tử vong.
Dữ liệu được công bố nói trên là kết quả đầy hứa hẹn mới nhất từ Moderna và Merck.
Moderna đã bắt tay với Merck từ năm 2019 để phát triển mRNA-4157/V940, một liệu pháp mRNA được cá nhân hóa. Tháng 10 năm ngoái, Merck đã thông báo rằng công ty sẽ trả 250 triệu USD để chọn phần lớn hơn trong quan hệ đối tác. Rõ ràng, các giám đốc điều hành của Merck đã mong đợi kết quả tích cực từ các thử nghiệm trên người giai đoạn đầu đang diễn ra.
Moderna đang đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp và phát triển các phương pháp điều trị bằng thuốc có thể tấn công các khối ung thư.
Moderna nổi tiếng với công trình đột phá công nghệ RNA thông tin (mRNA). Công ty có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ này phát triển các loại vaccine "dạy" hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vận động và chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Công nghệ tương tự đã được sử dụng để nhanh chóng phát triển vaccine phòng virus SARS-Cov-2 gây bệnh COVID-19.
Giờ đây, Moderna đang đẩy mạnh nghiên cứu vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp và phát triển các phương pháp điều trị bằng thuốc có thể tấn công các khối u rắn, như ung thư.
Đây là một vấn đề lớn. Một loại vaccine dạy cho cơ chế sinh học độc đáo của bệnh nhân để chống lại những trục trặc tế bào này sẽ thay đổi mọi thứ. Các trường hợp được ứng dụng sẽ rất nhiều, với ý nghĩa sâu rộng đối với nghiên cứu y tế và khoa học sức khỏe.
Các giám đốc điều hành của Pfizer từng công bố với nhà đầu tư rằng công nghệ mRNA sẽ đóng góp doanh thu từ 10 đến 15 tỷ USD vào năm 2030.
Moderna và Merck đã có một khởi đầu thuận lợi trong cuộc chạy đua chế vaccine ung thư. mRNA-4157/V940 là một loại vaccine thực sự được cá nhân hóa phù hợp với tân kháng nguyên được tìm thấy là khối u của bệnh nhân.
Trước thử nghiệm nói trên, một thử nghiệm giai đoạn 2B đã ghi nhận 157 người mắc khối u ác tính giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, sau khi bổ sung vaccine cá nhân hóa đã giúp giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong so với chỉ sử dụng Keytruda.
Hãng dược phẩm Merck đang phối hợp với Moderna phát triển vaccine công nghệ mRNA trị ung thư da. Ảnh: CNBC
Stephane Bancel, Giám đốc điều hành Moderna, hồi tháng 5 đã gọi kết quả này là một thành công vang dội và cam kết sẽ chuyển hướng phát triển vaccine mRNA được cá nhân hóa sang nhiều loại ung thư khác.
Ông Bancel gọi công nghệ này là liệu pháp miễn dịch 2.0, và hứa hẹn nhiều loại thuốc tiềm năng hơn có thể được sản xuất nhanh chóng, giống như cách quy mô hóa vaccine COVID-19.
Vaccine COVID-19 đã đóng góp chính cho khoản tích trữ tiền mặt 17 tỷ USD hiện tại trên bảng cân đối kế toán của Moderna. Đó là số tiền mà ông Bancel cho biết sẽ tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mới cũng như xây dựng các cơ sở sản xuất có khả năng sản xuất vaccine cá nhân hóa trên quy mô lớn.
Công ty hiện có 30 loại vaccine đang được phát triển, bao gồm một sản phẩm dạng hít dành cho bệnh xơ nang, được hợp tác phát triển với Vertex Pharmaceuticals Inc. Moderna cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Merck về các bệnh ung thư ảnh hưởng đến vú, da, ruột kết, tử cung, cổ tử cung, dạ dày, thận, chàng, gan và bàng quang.
Trung Quốc cân nhắc các siêu dự án nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô mới với kỳ vọng điều hướng được nguồn nước quý giá đi khắp quốc gia và giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các tòa nhà cao tầng phản chiếu trên bề mặt sông Jialing, một nhánh của sông Dương Tử, tại Trùng Khánh (Trung Quốc)....