Moderna nghiên cứu vaccine chống chủng nCoV siêu lây nhiễm
Vaccine của Moderna tỏ ra hiệu quả với biến chủng nCoV siêu lây nhiễm ghi nhận tại Anh và Nam Phi, theo kết quả từ phòng thí nghiệm.
Tập đoàn Moderna hôm 24/1 cho biết loại vaccine hai mũi tiêu chuẩn của họ vẫn tạo ra kháng thể chống lại biến chủng nCoV mới, bao gồm các chủng siêu lây nhiễm được phát hiện ở Anh và Nam Phi.
Những biến chủng mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn nguyên bản, đồng thời nhiều dấu hiệu cho thấy biến chủng tại Anh gây tỷ lệ tử vong cao hơn so với các dạng virus trước. Theo công ty, vaccine tạo ra kháng thể chống lại chủng B.1.1.7 ở Anh ở mức độ tương đương các biến thể trước. Mức tạo kháng thể giảm đi 6 lần trước chủng B.1.35 phát hiện ở Nam Phi, song vẫn chống lại được biến chủng này ở trên mức tạo khả năng bảo vệ.
Y tá tiêm vaccine Covid-19 của Moderna cho một người tại New York, Mỹ, hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters
Tập đoàn hy vọng loại vaccine hai mũi tiêu chuẩn của mình sẽ đủ sức bảo vệ con người khỏi các biến chủng nCoV mới. Moderna cũng sẽ thử nghiệm mũi vaccine bổ sung để xem mức độ tăng kháng thể trước biến chủng mới.
Video đang HOT
Moderna đang cải tiến vaccine nhằm mục tiêu cụ thể hơn vào biến chủng ở Nam Phi và sẽ thử nghiệm để xem liệu vaccine này có tạo phản ứng miễn dịch tốt hơn hay không. Nghiên cứu giai đoạn I sẽ bắt đầu trong vài tháng nữa.
“Trong trường hợp virus tiếp tục đột biến theo hướng này và nó vẫn hiện hữu theo cách nào đó sau một năm, chúng tôi nghĩ rằng cần phải sử dụng công cụ như mũi tiêm bổ sung để giải quyết”, chủ tịch Moderna Stephen Hoge nói.
Moderna hy vọng mũi tiêm bổ sung, dù là loại vaccine gốc hay vaccine nhằm vào biến chủng ở Nam Phi, đều có thể tiêm kết hợp với các loại vaccine khác.
EU lo ngại về tình trạng chậm phân phối vaccine phòng COVID-19
Ngày 15/1, các quan chức EU cho biết nhiều quốc gia thành viên liên minh đã than phiền về tình trạng chậm phân phối vaccine phòng COVID-19 và không chắc chắn về vấn đề này trong tương lai.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ cuối tháng 12/2020, hãng Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức đã bắt đầu giao những lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho châu Âu. Trong khi đó, Moderna cũng thông báo bắt đầu vận chuyển vaccine tới EU trong tuần này sau khi vaccine của công ty được cơ quan chức năng của Brussels cấp phép ngày 6/1.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn thạo tin cho biết trong cuộc họp trực tuyến gần đây giữa Bộ trưởng Y tế 27 nước thành viên EU, đại diện của ít nhất 9 nước cho biết họ đã không nhận đủ số liều vaccine cần thiết trong khi thời hạn bàn giao vaccine trong tương lai không rõ ràng. Tuy nhiên, nguồn tin này không nêu cụ thể tên của các nước kể trên.
Trước đó, quan chức y tế Bỉ cho biết có thể nước sẽ chỉ nhận được khoảng 50% số vaccine của Pfizer /BioNTech dự kiến bàn giao trong tháng này trong khi Litva cũng cho biết nguồn cung vaccine cho quốc gia này bị giảm một nửa cho tới giữa tháng 2. Italy cũng từng phản ánh về tình trạng vaccine được bàn giao ít hơn thỏa thuận, nhưng tình hình hiện nay gần như đã được khắc phục.
Một nguồn tin khác cho biết việc bàn giao vaccine tại EU có thể sẽ bị hạn chế ít nhất tới giữa tháng 3 trong khi năng lực sản xuất sẽ chỉ được đẩy mạnh sớm nhất là vào tháng 9 tới. Hiện người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) từ chối bình luận về những thông tin này
Tới nay, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) mới cấp phép cho vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Ngày 15/1, Giám đốc điều hành của EMA Emer Cooke cho biết cơ quan này hy vọng hãng Johnson&Johnson sẽ xin cấp phép vaccine COVID-19 của hãng tại EU trong tháng 2.
Tuần trước, một nghị sĩ hàng đầu của EU cho biết công ty của Mỹ có thể sẽ xin cấp phép tại châu Âu trong tháng tới. Bà Cooke cũng cho biết EMA vẫn chưa nhận được đơn xin cấp phép từ các hãng của Trung Quốc và Nga, nhưng hiện tại cơ quan này đang thảo luận với một hãng phát triển vaccine của Nga.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo quốc gia này đã tiêm chủng cho trên 500.000 người trong hai ngày đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc, sử dụng vaccine của Sinovac Biotech (Trung Quốc). Trong chiến dịch triển khai từ ngày 14/1, Ankara tiêm cho các nhân viên y tế trước và đã có trên 285.000 người được tiêm trong ngày đầu tiên.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN
Tính từ tháng 3/2020 tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận trên 2,3 triệu ca bệnh và 23.000 ca tử vong vì COVID-19. Chính phủ nước này cho biết việc có thể đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng là nhờ quốc gia này đã chuẩn bị cho việc phân phối vaccine từ sớm và có hệ thống cơ sở y tế hiện đại.
Theo thống kê trên trang mạng Our World in Data, trên thế giới, Anh đã tiêm chủng được cho khoảng 2,69 triệu người, Israel cũng đã tiêm cho 2,16 triệu người. Trong khi đó, Nga cũng tiêm cho khoảng 1,5 triệu người, sử dụng vaccine Sputnik V của nước này. Indonesia cũng đã tiêm cho khoảng hơn 15.300 người trong hai ngày qua, sử dụng vaccine của Sinovac.
* Ngày 15/1, Nepal đã cấp phép đưa COVISHEILD - vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca vào sử dụng. Cơ quan Quản lý dược phẩm Nepal cho biết đã cấp phép sử dụng có điều kiện cho COVISHIELD.
Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Ấn Độ, nhà sản xuất chính của COVISHIELD, và người đồng cấp Nepal Pradeep Kumar Gyawali. Cuộc họp tập trung vào các nội dung tăng cường hợp tác trong phòng chống dịch bệnh giữa hai nước. Thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rõ phía Nepal đã đề nghị nước láng giềng cung cấp vaccine.
Tới nay, Nepal ghi nhận tổng cộng trên 266.800 ca bệnh và trên 1.900 ca tử vong vì COVID-19.
Hungary đạt thỏa thuận mua vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, ông Gergely Gulyas ngày 14/1 cho biết nước này đã đạt thỏa thuận với công ty dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc về việc mua vaccine ngừa COVID-19 của hãng này. Vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ông Gulyas, Hungary đã đạt được thỏa thuận với Sinopharm, theo...