Mộc nhĩ trắng – Vị thuốc quý
Mộc nhĩ trắng vị ngọt, tính bình, có thể bổ âm, sinh dịch, nhuận phế, rất thích hợp cho những người âm hư nội nhiệt ( nóng trong).
Ở người già có biểu hiện âm hư nội nhiệt như: tinh huyết hao hư, âm dịch không đủ, thường thấy chóng mặt, mắt mờ, miệng khô họng rát, tâm trung phiền nhiệt, đại tiện táo bón, đêm ngủ không ngon giấc, hay nổi cáu. Do vậy mộc nhĩ trắng là đồ ăn thanh nhiệt bổ dưỡng rất phù hợp với người cao tuổi.
Mộc nhĩ trắng ăn rất bổ
Trong mộc nhĩ trắng có chứa protein, chất béo, chất xơ, lưu huỳnh, phospho, sắt, magiê, canxi, kali, natriclorua, vitamin B2, nhiều chất đường trong mộc nhĩ trắng có thể làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, điều động tế bào limpho, tăng cường khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, làm hưng phấn cơ năng tạo máu của tủy sống…
Các bài thuốc dùng mộc nhĩ trắng trị bệnh ở người cao tuổi
Mộc nhĩ trắng có thể dùng độc vị đun lên ăn, làm thức ăn bồi bổ cơ thể, ngoài ra có các bài thuốc sau:
Bài 1: Trị bệnh chóng mặt mắt mờ.
Video đang HOT
Lấy câu kỷ tử, gan gà đun lên cùng mộc nhĩ trắng.
Cách làm: Lấy 100g gan gà, rửa sạch, thái miếng mỏng bỏ vào bát, cho ít rượu, nước gừng, gia vị ướp. Lấy 100g mộc nhĩ trắng ngâm nước cho nở, xé thành miếng nhỏ, câu kỷ tử rửa sạch, bắc nồi lên bếp cho nước vào, cho rượu nước gừng, gia vị, rồi cho mộc nhĩ trắng, gan gà, câu kỷ tử, đun sôi thì vớt bọt, đun đến khi gan gà chín là được.
Bài 2: Trị chứng phế táo, ho, ho khan ít đờm.
Lấy táo đỏ, mộc nhĩ trắng nấu cháo ăn, dùng 10g mộc nhĩ trắng, đổ nước vào ngâm một đêm, rồi đem đun với 100g gạo nếp, 10 quả táo đỏ thành cháo, cho ít đường phèn vào, ăn sáng, tối hoặc điểm tâm, nếu như còn thấy sốt cao, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm có thể lấy mộc nhĩ và bách hợp nấu canh ăn, mỗi lần dùng 5-10g mộc nhĩ trắng, 50g bách hợp, cho đường phèn vừa đủ.
Bài 3: Trị tâm trung phiền nhiệt (phiền nhiệt trong lòng), đêm ngủ không ngon giấc.
Nấu canh mộc nhĩ trắng với linh chi để ăn, nguyên liệu: linh chi 9g, mộc nhĩ trắng 6g, đường phèn 15g.
Cách làm: Mộc nhĩ trắng ngâm vào nước ấm cho nở rồi rửa sạch, cho vào nồi cùng với linh chi đã rửa sạch, đổ nước vừa phải, đun nhỏ lửa trong 2-3 giờ, đến khi canh mộc nhĩ sánh lại thì vớt bỏ linh chi, cho thêm chút đường phèn ăn nóng.
Chú ý: Mộc nhĩ trắng biến chất không nên ăn, cho đến nay chưa có thuốc đặc trị loại độc tố gây ra bởi mộc nhĩ biến chất, vì vậy cần cảnh giác chỉ nên dùng mộc nhĩ bảo đảm chất lượng.
Cách phát hiện mộc nhĩ trắng biến chất: Mộc nhĩ trắng ngả sang màu vàng, không ánh lên, không đàn hồi, có vết mốc, dính lại không thành hình, thậm chí bị thối rữa.
Theo TNO
Bài thuốc làm mượt tóc
Có một số bài thuốc từ xa xưa lưu truyền, giúp chúng ta sở hữu mái tóc đen, mềm mại, mượt mà, theo hướng dẫn của lương y Như Tá.
Quả dâu tằm
- Dùng nguyên liệu gồm: giao đằng (tên quen thuộc là hà thủ ô) - cả loại trắng và loại đỏ, mỗi loại chừng 0,5 kg, bạch phục linh 150 gr, ngưu tất 50 gr. Cách làm như sau: bạch phục linh bỏ vỏ ngoài, ngưu tất rửa sạch cắt nhỏ, sấy khô. Đem tất cả những loại trên tán mịn, trộn với mật ong, rồi vo lại thành viên nhỏ, cho vào lọ đậy kín, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 20 gr. Bài thuốc này có từ rất lâu, có công dụng làm đen tóc.
- Mè đen và táo: Dùng 2 kg mè đen và 2 kg táo. Mè đen đem hấp chín rồi phơi. Táo hấp chín. Cho hai loại vào chung nghiền nhuyễn, vo lại thành viên nhỏ để dùng dần. Mỗi lần dùng 20 gr, mỗi ngày dùng 2 lần lúc bụng đang đói.
Mè đen
- Nguyên liệu gồm: 250 gr mật ong, 0,5 kg hà thủ ô, 1,5 kg sinh địa hoàng. Cách làm như sau: đổ 4 lít nước vào nồi, nấu với vị thuốc hà thủ ô cho chín mềm rồi gạn sạch lọc lấy nước. Lại đổ nước vào và nấu lấy nước lần hai y như vậy. Tương tự, làm y như thế với sanh địa hoàng. Rồi hòa hai nước lại đem sắc (nấu) đến khi cô đặc thì cho mật ong vào khuấy đều, đợi sôi lại là ngưng, để nguội, cho vào lọ để dành dùng dần; dùng mỗi lần nửa muỗng canh, ngày 2 lần lúc bụng đói, hòa với nước nóng.
- Nguyên liệu gồm: quyết tử minh 15 gr, kim ngân hoa 60 gr, phá cố chỉ 120 gr, khiếm thực 15 gr. Cách làm: đem các vị thuốc trên rửa sạch, phơi khô, tán thành bột rồi hòa cùng một ít mật ong, vo lại từng viên nhỏ, cho vào lọ đậy kín, để dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20 gr, pha với nước chín và ít rượu. Bài thuốc này giúp tóc đen, mượt, dùng cho người bị chứng tóc bị bạc sớm.
Ngưu tất - Ảnh: H.Mai
- Nguyên liệu gồm: quả dâu tằm chín 10 kg, vị thuốc thương truật, và địa cốt bì (mỗi loại 0,5 kg). Quả dâu ép lấy nước, để đó. Lấy nước vo gạo để ngâm thương truật độ 4 giờ, rồi cạo sạch vỏ, phơi khô, đem tán thành bột. Nước nóng ngâm địa cốt bì, phơi ráo nghiền thành bột mịn. Lấy hai loại bột trên trộn với nước dâu rồi cho vào lọ đậy kín, đem để ngoài trời (lấy nắng ban ngày, lấy sương ban đêm), sau đó cho mật ong vào, tạo thành viên. Mỗi lần dùng khoảng 20 gr, chung với nước cơm, ngày 2 lần lúc bụng đói.
Theo VNE
Bồ câu ra ràng: vị thuốc bổ tỳ, tăng cường khí huyết Theo Đông y, thịt chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn là vị thuốc bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục,...