Móc ngoặc với nhau, ba hãng xe lớn của Đức gặp rắc rối lớn tại TQ
Ba hãng xe khổng lồ BMW, Daimler và VW Group rất có thể sẽ gặp rắc rối lớn với cơ quan chức năng Trung Quốc.
Cách đây không lâu từng có thông tin BMW, Daimler và VW Group “có thể đã” vi phạm luật cạnh tranh của EU khi bắt tay nhau trì hoãn ra mắt tính năng mới cho ôtô. Cụ thể là tính năng hạn chế mức khí thải từ động cơ đốt trong.
May cho BMW, Daimler và VW Group, EU chưa bắt tay vào điều tra sự cấu kết này. Nhưng sự may mắn đó có thể chấm dứt tại Trung Quốc.
Trang tin Automotive (Mỹ) cho biết Cục quản lý cạnh tranh Trung Quốc đang tìm kiếm thông tin chứng minh BMW, Daimler và VW Group cấu kết với nhau. Đây là thông tin vô cùng bất lợi cho VW Group vì hai công ty con của hãng này là Audi và Porsche đang kinh doanh rất tốt tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Daimler cho biết đang hợp tác đầy đủ với chính phủ Trung Quốc, trong khi BMW xác nhận họ đã liên hệ với cơ quan chống độc quyền Trung Quốc nhằm giải quyết vụ việc.
BMW đang chuẩn bị khoản tiền phạt trên 1 tỷ Euro (1,11 tỷ USD) cho EU trong trường hợp bị Liên minh châu Âu sờ gáy. Nhiều khả năng hãng xe Đức phải gánh một khoản tiền phạt tương tự cho chính quyền Trung Quốc.
Trong khi đó, VW Group chưa sẵn sàng nộp phạt. Hãng này cho biết mới chỉ đánh giá rủi ro, đồng thời huy động kế toán và chuyên gia cao cấp có thể giúp công ty ngăn chặn khoản tiền phạt khổng lồ.
Về phần Daimler, hãng này đang có thỏa thuận ngầm với chính phủ Trung Quốc có thể giúp tránh án phạt nếu có.
Trung Quốc đang đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ phương tiện giao thông công cộng. Nước này đã thực thi nhiều chính sách kiểm soát khí thải.
Cụ thể, chính phủ Trung Quốc khuyến khích người dân chuyển sang dùng xe hybrid, plug-in hybrid và xe điện, nhưng xe dùng nhiên liệu hóa thạch vẫn rất phổ biến. Trong khi đó, BMW, Daimler và VW Group sản xuất loại động cơ chạy xăng mẽ, thải nhiều CO2 ra môi trường.
Ảnh: CarBuzz
Theo Zing
Mercedes-Benz GLK vào tầm ngắm của các nhà điều tra Đức
Cơ quan quản lý phương tiện cơ giới Đức (KBA) đang tiến hành điều tra ít nhất 60.000 chiếc Mercedes-Benz GLK về nghi vấn sử dụng phần mềm gian lận khí thải.
Cụ thể, các cơ quan chức năng đang kiểm tra xem có phải phần mềm gian lận khí thải đã được cài vào các xe GLK 220 CDI sản xuất trong thời gian từ năm 2012 đến 2015 không, vì kết quả kiểm thử nghiệm cho thấy xe chỉ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải khi một tính năng trên xe được bật lên.
Tính năng này sau đó bị bỏ sau khi hãng xe tiến hành cập nhật phần mềm, theo tờ Bild am Sonntag của Đức. Một người phát ngôn của Daimler cho biết công ty cũng đang xem xét vấn đề này và hoàn toàn hợp tác với KBA.
Mercedes-Benz đã tuân thủ một quy trình với sự thống nhất với KBA và Bộ Giao thông Đức khi phải triệu hồi 3 triệu xe và cập nhật phần mềm để giảm lượng khí thải NOx.
"Cáo buộc chúng tôi muốn che giấu điều gì đó thông qua chương trình triệu hồi xe tự nguyện này là không đúng sự thật," người phát ngôn của Daimler nói.
Daimler mở đợt triệu hồi 3 triệu xe để sửa lỗi khí thải động cơ diesel vượt quá mức tiêu chuẩn sau khi Tập đoàn Volkswagen thừa nhận việc gian lận trong các bài kiểm tra khí thải tại Mỹ hồi năm 2015.
Đầu tháng 4 này, cơ quan chống gian lận EU đã cáo buộc Daimler, BMW và Volkswagen cản trở sự phát triển của công nghệ cắt giảm khí thải trong thời gian từ năm 2006 đến 2014.
(Theo Autonews/ Dân trí)
BWM, Daimler và Volkswagen có thể bị phạt hàng tỉ euro Ủy ban châu Âu đang tiến hành điều tra các tập đoàn BMW, Daimler và Volkswagen với cáo buộc các hãng này có "thỏa thuận ngầm" nhằm không bị áp lực cạnh tranh. Theo The Guardian, báo cáo sơ bộ của Ủy ban châu Âu, 3 hãng BMW, Daimler và Volkswagen đã thông đồng với nhau nhằm không bị áp lực cạnh tranh...