Mộc Châu Milk muốn nới room ngoại lên 100%, niêm yết cổ phiếu trên HoSE
Ngày 1/7/2020, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu ( Mộc Châu Milk) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Mộc Châu Milk dự kiến phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược.
Nội dung chính mà HĐQT Mộc Châu Milk trình ĐHĐCĐ là phương án phát hành cổ phần trong năm 2020 để tăng vốn điều lệ.
Tổng số cổ phần mà Mộc Châu dự kiến phát hành thêm là 43,2 triệu cổ phần. Trong đó công ty này chào bán 3,34 triệu cổ phần phổ thông cho các cổ đông hiện hữu với giá 20.000/cổ phần, tỷ lệ phát hành là 100:5; chào bán 39,192 triệu cổ phần phổ thông cho các nhà đầu tư chiến lược với giá 30.000 đồng/cổ phần; chào bán 668.000 cổ phần phổ thông theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phần. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Hai nhà đầu tư chiến lược được Mộc Châu Milk chọn chào bán cổ phần là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần GTNFoods.
Video đang HOT
Số tiền thu về sẽ được dành 1.600 tỷ đồng đầu tư các dự án trang trại bò sữa mới quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái, nâng cấp trang trại bò sữa hiện hữu lên quy mô 2.000 con và đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước, nhà máy sản xuất mới.
Một nội dung quan trọng khác mà HĐQT trình ĐHĐCĐ phê duyệt là không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, công ty này dự kiến cho phép nới room ngoại lên tối đa 100%. Ngoài ra, Mộc Châu cũng dự kiến thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HoSE, thời gian niêm yết không quá 9 tháng từ ngày ĐHĐCĐ thông qua.
Mộc Châu Milk, tiền thân là Nông trường quân đội Mộc Châu, được thành lập từ năm 1958, là đơn vị đầu tiên chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Việt Nam. Tính tới đầu năm 2020, Mộc Châu Milk cho biết công ty đã sở hữu đàn bò hơn 25.000 con, được nuôi trong các trang trại của công ty và liên kết với gần 600 hộ nông dân liên kết.
Về kết quả kinh doanh của Mộc Châu Milk năm 2019, doanh thu thuần của công ty này đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2018; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm gần 7,5%, đạt 166,9 tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2020 được ĐHĐCĐ của công ty này thông qua vào giữa tháng 2, doanh thu thuần Mộc Châu kỳ vọng tăng 13,6%, đạt 2.905 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 6%, đạt 157 tỷ đồng.
Mộc Châu Milk dự kiến phát hành gần 39,2 triệu cổ phiếu cho nhóm cổ đông Vinamilk
CTCP Giống bò Sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Trong đó, có nội dung đáng chú ý phát hành thêm 43,2 triệu cổ phiếu, nới room ngoại lên 100% và niêm yết trên sàn HOSE.
Trong đó, doanh nghiệp dự kiến sẽ phát hành 3.340.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành là 20.000 đồng/cp, tỷ lệ phát hành 100:05. Phát hành 39.192.000 cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 30.000 đồng/cp và phát hành 668.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm, cổ đông chiến lược hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Như vậy, sau phát hành vốn điều lệ doanh nghiệp sẽ tăng từ 668 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. Tổng số tiền dự kiến thu được là 1.249,2 tỷ đồng, số tiền thu được từ đợt phát hành công ty sẽ dùng để đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái; nâng cấp trang trại hiện hữu lên qui mô 2.000 con; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước; xây dựng nhà máy sản xuất mới. Tổng vốn đầu tư tất cả dự án trên là 1.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến thông qua cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 100% vốn điều lệ, cũng như kế hoạch lưu ký và niêm yết cổ phiếu trên HOSE, thời gian niêm yết không quá 9 tháng từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Sơ đồ sở hữu gián tiếp của Vinamilk với Mộc Châu Milk trước tăng vốn
Trước tăng vốn, doanh nghiệp có tổng cộng 66.800.000 cổ phiếu, nhóm Vinamilk sở hữu 51%, tương đương với 34.068.000 cổ phiếu. Giả sử nhóm cổ đông Vinamilk thực hiện toàn bộ quyền trong đợt phát hành, nhóm Vinamilk sẽ nhận được 1.703.400 cổ phiếu từ phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 100:05, nhận 39.192.000 cổ phiếu phát hành cho cổ đông chiến lược (cổ đông chiến lược là GTN và Vinamilk). Như vậy, sau phát hành, nhóm cổ đông Vinamilk sở hữu 74.963.400 cổ phiếu, tương đương với 68,1% vốn điều lệ tại Mộc Châu Milk.
Được biết, Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập năm 1958 là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp tại Việt Nam. Tính tới 31/12/2019, Mộc Châu Milk sở hữu đàn bò sữa hơn 25.580 con, trong đó 90% thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 600 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và có 3 trung tâm giống bò sữa lớn. Doanh nghiệp dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 28.680 con, tăng thêm 12,1% so với năm 2019.
Năm 2019, Mộc Châu Milk đạt doanh thu thuần gần 2.558,4 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 166,9 tỷ đồng, giảm 7,6% so với thực hiện năm 2018. Điểm đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 18,8% lên 19% trong năm 2019. Trong năm 2020, doanh nghiệp dự kiến doanh thu thuần 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ cổ tưc tiền mặt dự kiến năm 2020 là 25%.
Tính tới 31/12/2019, Mộc Châu Milk sở hữu 493 tỷ đồng tiền, tiền gửi kỳ hạn ngắn, chiếm gần 46% tổng tài sản của doanh nghiệp và không hề sử dụng nợ vay.
Do đâu GTNFoods chỉ mua 1/9 lượng cổ phiếu quỹ đã đăng ký? Giá cổ phiếu đã ổn định nên GTNFoods chỉ mua 1 triệu cổ phiếu trong số 9 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. CTCP GTNFoods (HoSE: GTN) vừa có thông báo đã mua được 1 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ 6/4 đến 5/5. Được biết, giá giao dịch bình quân được thực hiện thành công là 14.343 đồng/cp,...