Mộc Châu Milk dự kiến phát hành gần 39,2 triệu cổ phiếu cho nhóm cổ đông Vinamilk
CTCP Giống bò Sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Trong đó, có nội dung đáng chú ý phát hành thêm 43,2 triệu cổ phiếu, nới room ngoại lên 100% và niêm yết trên sàn HOSE.
Trong đó, doanh nghiệp dự kiến sẽ phát hành 3.340.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành là 20.000 đồng/cp, tỷ lệ phát hành 100:05. Phát hành 39.192.000 cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với giá 30.000 đồng/cp và phát hành 668.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm, cổ đông chiến lược hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Như vậy, sau phát hành vốn điều lệ doanh nghiệp sẽ tăng từ 668 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. Tổng số tiền dự kiến thu được là 1.249,2 tỷ đồng, số tiền thu được từ đợt phát hành công ty sẽ dùng để đầu tư trang trại bò sữa mới với quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái; nâng cấp trang trại hiện hữu lên qui mô 2.000 con; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa nước; xây dựng nhà máy sản xuất mới. Tổng vốn đầu tư tất cả dự án trên là 1.600 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến thông qua cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 100% vốn điều lệ, cũng như kế hoạch lưu ký và niêm yết cổ phiếu trên HOSE, thời gian niêm yết không quá 9 tháng từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Sơ đồ sở hữu gián tiếp của Vinamilk với Mộc Châu Milk trước tăng vốn
Trước tăng vốn, doanh nghiệp có tổng cộng 66.800.000 cổ phiếu, nhóm Vinamilk sở hữu 51%, tương đương với 34.068.000 cổ phiếu. Giả sử nhóm cổ đông Vinamilk thực hiện toàn bộ quyền trong đợt phát hành, nhóm Vinamilk sẽ nhận được 1.703.400 cổ phiếu từ phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 100:05, nhận 39.192.000 cổ phiếu phát hành cho cổ đông chiến lược (cổ đông chiến lược là GTN và Vinamilk). Như vậy, sau phát hành, nhóm cổ đông Vinamilk sở hữu 74.963.400 cổ phiếu, tương đương với 68,1% vốn điều lệ tại Mộc Châu Milk.
Được biết, Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập năm 1958 là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp tại Việt Nam. Tính tới 31/12/2019, Mộc Châu Milk sở hữu đàn bò sữa hơn 25.580 con, trong đó 90% thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 600 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và có 3 trung tâm giống bò sữa lớn. Doanh nghiệp dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 28.680 con, tăng thêm 12,1% so với năm 2019.
Năm 2019, Mộc Châu Milk đạt doanh thu thuần gần 2.558,4 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 166,9 tỷ đồng, giảm 7,6% so với thực hiện năm 2018. Điểm đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ 18,8% lên 19% trong năm 2019. Trong năm 2020, doanh nghiệp dự kiến doanh thu thuần 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ cổ tưc tiền mặt dự kiến năm 2020 là 25%.
Tính tới 31/12/2019, Mộc Châu Milk sở hữu 493 tỷ đồng tiền, tiền gửi kỳ hạn ngắn, chiếm gần 46% tổng tài sản của doanh nghiệp và không hề sử dụng nợ vay.
VinaCapital mua hơn 5 triệu cổ phiếu Kido (KDC) trong tháng 6
Đà bứt phá của KDC diễn ra từ đầu tháng 4. Từ vùng giá 14.000 đồng/cp, KDC đã bứt phá mạnh và có thời điểm lên gần 35.000 đồng/cp vào đầu tháng 6.
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Allright Assets Limited do VinaCapital quản lý vừa mua vào 1,2 triệu cổ phiếu Kido (KDC) trong ngày 25/6. Sau giao dịch này, nhóm quỹ VinaCapital nắm giữ tổng cộng gần 17,5 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 8,5%.
Trước đó vào đầu tháng 6, nhóm quỹ VinaCapital mới chỉ nắm giữ 12,15 triệu cổ phiếu KDC. Như vậy tính riêng trong tháng vừa qua VinaCapital đã mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu KDC.
Đà bứt phá của KDC diễn ra từ đầu tháng 4. Từ vùng giá 14.000 đồng/cp, KDC đã bứt phá mạnh và có thời điểm lên gần 35.000 đồng/cp vào đầu tháng 6. Những thông tin về việc sáp nhập Kido Foods, Dầu thực vật Tường An hay hợp tác với Vinamilk được cho là yếu tố giúp cổ phiếu KDC tăng mạnh trong thời gian qua.
Diễn biến cổ phiếu KDC thời gian gần đây
Tại ĐHCĐ mới diễn ra, Kido cho biết sẽ trở lại phát triển sẽ bắt tay với Vinamilk để tiến sâu hơn vào ngành tiêu dùng, mở rộng sang ngành nước giải khát (không gas), sữa...với thương hiệu Vibev. Kido lên chiến lược quay về mảng truyền thống bánh kẹo ngay trong quý 3/2020 - đặc biệt cũng là thềm Tết Trung thu, mục tiêu lấy lại vị thứ 2 trong thời gian không xa, song song mở rộng hơn nữa ra ngành hàng Snacking.
Về kế hoạch kinh doanh, Kido đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 8.234 tỷ đồng - tăng 14% và lợi nhuận trước thuế 330 tỷ đồng - tăng 17% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức ở mức 16%.
Khó khăn vì dịch Covid-19, Vinamilk vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán VNM) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020 theo hình thức trực tuyến. Nhận được sự đồng thuận cao từ các cổ đông, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2020 là 59.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 10.690 tỷ đồng, tương ứng mức...