Mộc Châu Milk đã được phép giao dịch trên UPCoM
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho gần 67 triệu cổ phiếu của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu ( Mộc Châu Milk) đăng ký giao dịch với mã chứng khoán là MCM.
Trước đó, cuối tháng 10, Mộc Châu Milk thông báo chốt danh sách cỏ đông để đăng ký lưu ký tại VSD và đăng ký giao dịch HNX. Các cổ đông được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cổ phần cho đến ngày 10/11.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu thuần 2.142 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 1.951 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 209 tỷ, tăng mạnh gần 69% so cùng kỳ.
67 triệu cổ phiếu MCM sắp được giao dịch trên UPCoM.
Video đang HOT
Về định hướng kế hoạch hoạt động năm 2020, Mộc Châu Milk dự kiến tăng tổng đàn bò từ 25.580 con lên 28.680 con, tăng 12,1%; doanh thu thuần từ 2.558 tỷ đồng lên 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5%.
Lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng (giảm 5,9% do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 là 20%, tăng so với năm 2019 là 10%). Về cổ tức năm 2020, HĐQT dự kiến trả bằng tiền mặt 25% trên vốn điều lệ.
Theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của GTN, GTN đang sở hữu 37.98% vốn, nắm 51% quyền biểu quyết tại Mộc Châu Milk.
Trong khi đó, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) đã trở thành công ty mẹ GTN sau khi nâng sở hữu lên mức 75% trong năm 2019. Theo đó, VNM cũng gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk.
Nguội lạnh trái phiếu doanh nghiệp
Tháng 11/2020, tổng giá trị đăng ký và phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đều tăng nhẹ so với tháng trước, song vẫn ở mức thấp và giảm tới 72,2% so với tháng cao điểm là tháng 8 sau khi Nghị định số 81/2020 NĐ-CP có hiệu lực.
Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn T1/2020 đến T11/2020
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 11/2020 với tổng giá trị đăng ký phát hành và giá trị phát hành thành công đều tăng nhẹ so với tháng trước.
Tuy nhiên, tổng giá trị phát hành vẫn ở mức thấp và giảm tới 72,2% so với tháng cao điểm là tháng 8 sau khi các quy định mới về siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu tại Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Cụ thể, trong tháng 11/2020, các doanh nghiệp đăng ký phát hành 17.978 tỉ đồng trái phiếu, tăng 18,6% so với tháng trước. Trong đó, có 16 doanh nghiệp phát hành thành công, với tổng giá trị đạt 10.625 tỉ đồng, chiếm 59% tổng giá trị đăng ký.
Nhóm ngành ngân hàng và bất động sản tiếp tục là 2 loại hình doanh nghiệp phát hành lớn nhất thị trường và chiếm tới hơn 82,5% tổng giá trị phát hành.
Trong đó, nhóm ngân hàng phát hành thành công hơn 5.286 tỉ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng 49,75% với đóng góp chính từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) - hơn 3.700 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) - 1.000 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - 300 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - 250 tỉ đồng.
Nhóm ngành bất động sản ghi nhận giá trị phát hành thành công đạt 3.485 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 32,8%; chủ yếu đến từ CTCP Bất động sản Hano-Vid khi phát hành 60 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành đạt 2.885 tỉ đồng.
Ngoài ra, Công ty TNHH Chứng khoán ACB có giá trị phát hành trái phiếu trong tháng 11/2020 đạt 154 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 1,45% tổng giá trị phát hành. Còn lại là các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng 16% với tổng giá trị phát hành đạt gần 1.700 tỉ đồng.
Một số thương vụ trái phiếu nổi bật có thể kể đến như các lô trái phiếu của CTCP Phát triển Địa ốc Sông Tiên (100 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV Quản lý Đầu tư Phúc Khang (500 tỉ đồng), ...
Luỹ kế 11 tháng đầu năm 2020, có 237 doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt mức 348.455 tỉ đồng./.
98% vốn HUD Kiên Giang thu hút 12 nhà đầu tư tham gia đấu giá Trong số 12 nhà đầu tư, đáng chú ý là sự xuất hiện của "ông lớn" ngành sản xuất bồn nước inox - Tập đoàn Tân Á Đại Thành. 98% vốn HUD Kiên Giang thu hút 12 nhà đầu tư tham gia đấu giá Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về danh sách các nhà đầu tư đủ...