Mobileye sẽ triển khai 50 xe taxi tự lái tại Munich (Đức) vào năm sau
Giám đốc điều hành (CEO) của Mobileye, công ty con về công nghệ xe tự lái của Tập đoàn Intel Corp, cho biết công ty này dự định sẽ triển khai 50 xe taxi tự lái tại Munich (Đức) vào năm sau.
Taxi tự hành của Mobileye. Ảnh: cnet.com
Mobileye đã tung ra các loại xe được trang bị hệ thống tự lái của hãng. Các xe này sẽ được sử dụng cho dịch vụ gọi xe thương mại không người lái mà Mobileye dự định sẽ cung cấp cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển SIXT của Đức.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Jack Weast, Phó Chủ tịch của Mobileye phụ trách các tiêu chuẩn xe tự lái, cho biết các xe tự lái nói trên do công ty NIO của Trung Quốc sản xuất đã được cấp phép để chạy với vận tốc lên đến 130km/giờ tại Munich.
Ông Weast cho biết thêm việc giới chức Đức cho phép xe tự lái hoạt động là một trong những nguyên nhân để Mobileye chọn Munich là nơi triển khai xe taxi không người lái.
Được thông qua hồi tháng Năm, điều luật này của Đức là điều luật đầu tiên trên toàn thế giới do chính phủ một nước ban hành nhằm cho phép xe tự lái được lưu thông chính thức, dù chỉ ở những khu vực được chỉ định và với yêu cầu phải có con người giám sát.
CEO Amnon Shashua cho biết Mobileye đang phát triển một hệ thống tự lái lấy camera làm trung tâm tương tự như hệ thống của Tesla, nhưng hãng này dự định sẽ bổ sung thêm các thiết bị cảm biến. Các thiết bị này sẽ làm gia tăng chi phí nhưng lại nâng cao tính an toàn cho các phương tiện tự lái.
Video đang HOT
Các cơ quan quản lý của Mỹ đang điều tra tính an toàn của hệ thống “Full Self-driving( Tự lái hoàn toàn) của Tesla sau một loạt các vụ tai nạn, trong đó có sự cố gây chết người ở bang Texas.
Mobileye đã từng là nhà cung cấp của Tesla nhưng đã ngừng hợp tác với “ông lớn” này sau một tai nạn chết người ở bang Florida năm 2016./.
Xe tự lái có bao nhiêu cấp độ - Cẩm nang xem hãng xe nào "nổ to" nhất về khả năng tự lái?
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ xe tự lái đã khiến người ta vô cùng đau đầu khi tranh luận về các cấp độ khác nhau của xe tự lái.
Vậy căn cứ nào có thể đánh giá được công nghệ này và biết được rằng hãng xe nào "nổ to nhất" về khả năng tự lái trên chiếc xe của mình.
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) và SAE International (*) đã phối hợp cùng công bố bản cập nhật mới nhất của tài liệu phân cấp hệ thống tự lái trên xe ô tô. Đây là căn cứ cần thiết để giúp người tiêu dùng hiểu biết thêm về công nghệ xe tự lái, và đặc biệt có thể "phát hiện" hãng xe nào "nổ to nhất" về khả năng tự lái trên chiếc xe của mình.
Cụ thể, bộ tài liệu "SAE J3016: Phân cấp hệ thống tự lái" đã được cập nhật một số thay đổi quan trọng. Theo đó, SAE phân chế độ tự lái của xe hơi thành 6 cấp độ, bắt đầu từ cấp độ 0 (không được hỗ trợ) cho tới cấp độ 5 (xe tự động hoàn toàn).
Sáu cấp độ tự lái (bao gồm cả cấp độ 0) sẽ được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên từ cấp độ 0 đến cấp độ 2 được định nghĩa là các mẫu xe được trang bị các tính năng hỗ trợ người lái, tuy nhiên người lái vẫn phải tham gia vào quá trình lái xe ngay cả khi không đạp ga hay bỏ tay khỏi vô lăng.
Trong đó, Cấp độ 0 được định nghĩa là chỉ được trang bị cảnh báo và hỗ trợ tạm thời như: phanh khẩn cấp tự động (AEB); cảnh báo điểm mù và cảnh báo đi chệch làn đường. Hệ thống tự lái cấp độ 1 thì sẽ có tính năng hỗ trợ lái hoặc phanh/tăng tốc, chẳng hạn như hệ thống định tâm làn đường (hỗ trợ đi giữa làn) hoặc kiểm soát hành trình thích ứng. Trong khi, cấp độ 2 sẽ dược trang bị cả hai tính năng trên.
Phân cấp hệ thống tự lái trên xe ô tô - Theo tài liệu SAE J3016
Nhóm thứ 2 là các hệ thống tự hành mà người lái xe không cần điều khiển phương tiện khi hệ thống tự lái được kích hoạt ngay cả khi người lái đã vào vị trí lái, bao gồm cấp độ 3, 4 và 5. Theo SAE, cấp độ 3 và 4 chỉ cho phép xe tự hành trong một số các trường hợp nhất định theo quy định của quốc tế.
Hệ thống tự lái cấp độ 3 sẽ yêu cầu người lái phải trực tiếp kiểm soát xe khi hệ thống đưa ra yêu cầu. Mặc dù cấp độ 4 không yêu cầu người lái phải điều khiển phương tiện, nhưng chỉ hoạt động được trong một số trường hợp nhất định.
Honda Legend Hybrid EX là mẫu xe tự lái cấp độ 3 đầu tiên của Nhật Bản
Ví dụ về khả năng tự lái cấp độ 3 là hỗ trợ người lái khi khi gặp tắc đường. Một trong những chiếc xe được tích hợp khả năng này là Honda Legend Hybrid EX, với hệ thống Honda Sensing Elite.
Cấp độ tự động hóa cao nhất, Cấp độ 5, các phương tiện thuộc loại này có tất cả các khả năng của Cấp độ 4, tuy nhiên có thể hoạt động được trong mọi điều kiện địa hình và hoàn cảnh.
Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật SAE J3016, Barbara Wendling cho biết: "Việc hợp tác giữa SAE International và ISO cho phép chúng tôi mở rộng và và đem tới cho người tiêu dùng toàn cầu một khái niệm rõ ràng, ngắn gọn và nhất quán về hệ thống tự lái trên các mẫu xe hiện nay."
(*) SAE trước đây được gọi là Hiệp hội Kỹ sư Ô tô, là một hiệp hội nghề nghiệp hoạt động toàn cầu có trụ sở tại Mỹ và tổ chức phát triển tiêu chuẩn cho các chuyên gia kỹ thuật trong các ngành khác nhau như hàng không vũ trụ, ô tô và xe vận tải. Hiệp hội này được ra đời từ năm 1905, do một nhóm các kỹ sư, phi công... lập ra, trong đó có những cái tên nổi tiếng Henry Ford (người sáng lập hãng Ford) và nhà phát minh Thomas Edison.
Nhiều người không tự tin với ô tô tự lái Kết quả khảo sát tại Anh mới đây cho thấy, nhiều người cảm thấy không tự tin vào ô tô tự hành, trong đó có đến 51% cho rằng công nghệ ô tô tự hành vẫn còn quá non trẻ để họ có thể tin tưởng vào nó. Nhiều người cảm thấy không tự tin vào ô tô tự hành Cuộc khảo sát...