MobiFone kinh doanh 6 tháng đầu năm: Nhìn từ những con số sinh lời giữa “cơn bão” Covid -19
Hoạt động kinh doanh trong kỳ 6 tháng đầu năm 2020 của Tổng công ty Viễn thông MobiFone bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-2019, nhưng nhìn vào từng con số sinh lời trên vốn, trên tài sản cho thấy tính hiệu quả về việc sử dụng đồng vốn của nhà mạng này.
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 của MobiFone cho biết, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của MobiFone đạt gần 30.893 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm (31.035 tỷ đồng). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến thời điểm 30/6 là 21.499 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 20.906 tỷ đồng hồi đầu năm.
Ngoài ra, theo báo cáo, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng qua đạt 2.969 tỷ đồng, còn tổng lợi nhuận trước thuế cho kỳ kinh doanh trên đạt 1.636 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận đã điều chỉnh so với kế hoạch từ đầu năm do tác động mạnh mẽ bởi dịch Covid-19. Bởi trong báo cáo về tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến 19 tập đoàn và tổng công ty được Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ đầu tháng 4/2020, trong đó có MobiFone, khi đó, nhà mạng dự tính dự kiến giảm 1.526 tỷ đồng lợi nhuận và 6.684 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020 bởi tác động của dịch Covid-19.
Mặc dù vậy, khi soi chi tiết vào từng con số sinh lời trên vốn sở hữu, trên tài sản, các con số về biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng của MobiFone vẫn cho thấy tính hiệu quả cao về sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp. Nếu so sánh với tập đoàn lớn trong cùng ngành thì các chỉ số trên của MobiFone đều vượt xa, thậm chí gấp đôi.
Cụ thể, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, về khả năng sinh lời trên tài sản, thì tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của MobiFone là 4,3%, cao hơn gần gấp đôi so với tập đoàn lớn trong ngành. Trong khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thì tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của nhà mạng này là 6,2%, cao hơn gấp đôi so với đối thủ.
Video đang HOT
Những con số so sánh trên tiếp tục khẳng định về sử dụng đồng vốn hiệu quả hay cụ thể hơn là khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra của nhà mạng viễn thông này. Đây cũng không phải là điều mới mẻ khi hàng chục năm qua, MobiFone luôn là doanh nghiệp Nhà nước dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay trên tổng tài sản.
Đơn cử như doanh thu hợp nhất của MobiFone trong giai đoạn 2015-2020 ước đạt 225.079 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 36.249 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 34.827 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân của giai đoạn này là 33,74%/năm – đây là mức tỷ suất lợi nhuận cao nhất của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Mới đây, trong công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020 của Forbes Việt Nam, giá trị thương hiệu của MobiFone đạt top 6 trong 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2020. Cụ thể, giá trị thương hiệu của MobiFone năm nay đạt 397,8 triệu USD, tăng đáng kể so với mức 393 triệu USD của năm 2019 (theo số liệu của Forbes Việt Nam).
Trước đó, tháng 4/2020, trong danh sách 150 nhà mạng lớn nhất thế giới theo công bố của Brand Finance, giá trị thương hiệu của MobiFone cũng tăng lên 6 bậc từ vị trí 106 năm 2019 lên vị trí 100.
Covid-19 ập đến, lợi nhuận Mobifone giảm cả nghìn tỷ
6 tháng đầu năm 2020, Mobifone đạt lợi nhuận trước thuế 1.636 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Covid-19 ập đến, lợi nhuận Mobifone giảm cả nghìn tỷ
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ vừa được Tổng công ty Viễn thông Mobifone công bố, 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Mobifone đạt trên 12.000 tỷ đồng, giảm 3.100 tỷ đồng, tương đương giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại chỉ gần 3.000 tỷ đồng, giảm tới 36%.
Trong kỳ, Mobifone cũng ghi nhận hơn 500 tỷ đồng doanh thu tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi), giảm nhẹ 5,2%. Song song, chi phí tài chính giảm 24%, về gần 50 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm khá mạnh, lần lượt 24% và 50%. Tổng hai chi phí này giảm 29%, về gần 1.800 tỷ đồng.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Mobifone đạt lợi nhuận trước thuế 1.636 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Mobifone đạt gần 31.000 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm.
Đáng chú ý, trong kỳ, Mobifone đã tăng cường chuyển từ gửi tiền ngân hàng kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng) sang kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Cụ thể, tiền gửi ngắn hạn giảm từ 10.100 tỷ đồng xuống 6.800 tỷ đồng; ở chiều ngược lại, tiền gửi dài hạn tăng từ 3.600 tỷ đồng lên 5.840 tỷ đồng.
Dù vậy, tính tổng cộng, lượng tiền gửi ngân hàng với mục đích đầu tư tài chính của hãng viễn thông này vẫn giảm hơn 1.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tương đương giảm gần 8%, về mức 12.640 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Mobifone tính đến hết ngày 30/6/2020 ở mức trên 21.400 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức trên 9.400 tỷ đồng, giảm gần 7%; trong đó, nợ vay chỉ vỏn vẹn 270 tỷ đồng, giảm 59%.
Việc doanh thu giảm 20%, lợi nhuận giảm tới 38% cho thấy Mobifone đang chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, phần nào khiến doanh nghiệp này có xu hướng phòng thủ trong thời gian dài khi tăng cường chuyển từ gửi tiền ngân hàng kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài.
Ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam Với giá trị thương hiệu đạt 251 triệu USD, Vietcombank đã trở thành ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố Vietcombank là ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Việt - TTXVN Vừa qua, Forbes Việt Nam công bố danh sách...