MobiFone cần mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong chuyển đổi sang IPv6
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, MobiFone phải xây dựng kế hoạch dài hơi, chi tiết đồng thời mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai IPv6 trong năm tới.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay (14/11), Ban Công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng công ty Viễn thông MobiFone nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi IPv6 tại doanh nghiệp này.
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC), tính đến tháng 11, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đã tăng trưởng từ 10% lên 21% và là quốc gia đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã vượt qua Australia và New Zealand để lên vị trí thứ 20 trên toàn thế giới với hơn 11.000.000 người sử dụng IPv6 (theo công bố bởi Cisco). Kết quả này vượt mục tiêu của Ban Công tác trong buổi họp tổng kết công tác năm 2017 và định hướng công tác năm 2018 là tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 20% vào cuối năm 2018.
Dù vậy, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình triển khai IPv6 tại Việt Nam còn một số điểm hạn chế như: số người sử dụng dịch vụ 3G/4G vẫn còn thấp, cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa nhằm hướng tới kết quả toàn diện theo mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.
Đại diện MobiFone cho hay Tổng công ty đã và đang triển khai thận trọng IPv6 để có thể kiểm soát được các vấn đề phát sinh.
Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, MobiFone đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trên các thiết bị mạng và sẵn sàng trên toàn bộ mạng lưới, khai báo các thuê bao nội bộ MobiFone (4.000 thuê bao); kiểm tra hoạt động khi cung cấp IPv6 Dualstack thực tế, xử lý vấn đề phát sinh.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải trong buổi làm việc với MobiFone sáng 14/11.
Video đang HOT
Phía MobiFone cho biết đã khai báo 110.000 thuê bao đối với các máy Samsung có firmware, khai báo toàn bộ thuê bao trên mạng (vào ngày 15/11) và dự kiến cấu hình theo kế hoạch nang cấp của Samsung và Apple. MobiFone cũng đầu tư nhiều về mạng lưới thiết bị để chuẩn bị cho việc sẵn sàng chuyển đổi sang IPv6.
Tuy nhiên, theo MobiFone, việc chuyển đổi sang IPv6 ở doanh nghiệp này có một số đặc thù và gặp khó khăn về phía mạng lưới hay việc cập nhật cấu hình Dualstack của thiết bị đầu cuối. MobiFone kiến nghị: Cần có nhiều chính sách thúc đẩy sử dụng địa chỉ IPv6 các thành viên thuộc VNNIC, tăng cường sự đồng hành cùng doanh nghiệp, truyền thông tới khách hàng về IPv6 hay đánh giá tác động của Luật An ninh mạng đối với việc triển khai IPv6 trong hợp tác quốc tế như Google, Facebook
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, số lượng người dùng IPv6 của MobiFone rất thấp, khoảng 1.140 IPv6 users với tỉ lệ chưa đạt 1% trong khi tỉ lệ IPv6 chung của Việt Nam đã đạt 21%. MobiFone cũng chưa triển khai chính thức IPv6 cho dịch vụ di động. Nếu còn chần chừ thì quá trình triển khai IPv6 sẽ chậm và có tác động không tốt cho hoạt động của doanh nghiệp.
MobiFone phải xác dịnh là 1 trong 3 nhà mạng di động lớn của cả nước. Việc triển khai của MobiFone ảnh hưởng đến tiến độ trong thúc đẩy phát triển IPv6 chung của quốc gia. Do đó, doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm trong thời gian tới.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải yêu cầu MobiFone phải xây dựng kế hoạch dài hơi, chi tiết hơn đồng thời mạnh dạn và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai IPv6.
MobiFone cũng nên hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 ngay từ trong nội bộ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ra một kế hoạch hành động chi tiết, nhất là kế hoạch thúc đẩy trong năm 2019. “Trong 1 năm tới, MobiFone cần tập trung triển khai IPv6 bám sát theo đúng kế hoạch và mục tiêu mà Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã xây dựng”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.
Theo Báo Mới
Đề nghị Samsung, Oppo đẩy nhanh triển khai phần mềm hỗ trợ IPv6
Viettel kiến nghị Bộ TT&TT 'giục' Samsung, Oppo... đẩy nhanh tiến độ triển khai phần mềm hỗ trợ cho IPv6 cho các thiết bị đầu cuối đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt đối với thiết bị có số lượng người dùng lớn.
Buổi làm việc giữa Ban Công tác và Viettel sáng ngày 13/11
Theo đánh giá của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPV6 quốc gia tại buổi làm việc với tập đoàn Viettel ngày 13/11, trong thời gian qua Viettel đã triển khai tốt IPv6 cho dịch vụ FTTH, dịch vụ di động; đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam năm 2018, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm. Hiện đóng góp của tập đoàn vào tỉ lệ ứng dụng chung IPv6 Việt Nam là 11%.
Cụ thể, tỉ lệ ứng dụng IPv6 tăng trưởng từ 0,1% lên 12% trong năm 2018, số IPv6 users đạt hơn 1,1 triệu. Kết quả này có được là do Viettel đã triển khai IPv6 cho 1,2 triệu thuê bao FTTH và đã có khoảng 300.000 thuê bao di động 4G LTE hoạt động tốt với IPv6.
Viettel đã đàm phán với 4 nhà sản xuất thiết bị đầu cuối có tỷ trọng lớn nhất để nâng cấp phần mềm hỗ trợ IPv6 là Huawei, ZTE, Dasan, Nokia.
Dù vậy, Ban Công tác đánh giá số lượng thuê bao di động, thuê bao FTTH được kích hoạt IPv6 còn thấp so với tổng số lượng thuê bao mà tập đoàn cung cấp. Số lượng khách hàng là khối cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp được tập đoàn cung cấp dịch vụ IPv6 chưa nhiều (dịch vụ đường truyền, dịch vụ IDC, DNS hay Web Hosting ...).
Tại buổi làm việc, ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó Trưởng Ban Công tác ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Viettel vào sự tăng trưởng của tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam.
Ông Trần Minh Tân đề nghị trong thời gian tới tập đoàn tiếp tục mở rộng kích hoạt IPv6 cho các thuê bao di động sử dụng các thiết bị đã hỗ trợ IPv6.
Cùng đó, truyền thông rộng rãi và có hướng dẫn để người dùng di động có thể tự kích hoạt IPv6 trên thiết bị di động thông minh. Hướng tới mục tiêu tối thiểu là 30% (theo tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của toàn cầu) thuê bao di động hoạt động tốt với IPv6 vào cuối năm 2019.
Ngoài ra, Viettel cần triển khai đồng loạt IPv6 cho các thuê bao FTTH trên các tỉnh/thành phố. Hướng tới mục tiêu tối thiểu là 30% khách hàng FTTH được sử dụng IPv6 vào cuối năm 2019. Viettel cần đẩy mạnh hỗ trợ cơ quan nhà nước trong công tác chuyển đổi IPv6 cho cổng thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và các ứng dụng CNTT do doanh nghiệp cung cấp.
Tiếp tục triển khai IPv6 cho các dịch vụ mà tập đoàn cung cấp như dịch vụ đường truyền, dịch vụ IDC, DNS và Web Hosting,...và các ứng dụng nội bộ (website, mạng văn phòng, Wi-Fi ...). Đồng thời, nghiên cứu triển khai IPv6 cho dịch vụ mới như IoT, Smart City...; sản xuất thiết bị, phần mềm với tỉ lệ tối thiểu đạt 30% hỗ trợ IPv6...
Tại buổi làm việc, ông Phan Thanh Sang, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đề nghị Bộ TT&TT sớm ban hành các quy chuẩn Việt Nam cho các thiết bị đầu cuối di động, trong đó yêu cầu hỗ trợ các tính năng IPv6 trong thời gian tới.
Bộ TT&TT có kiến nghị với Samsung, Oppo về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai phần mềm hỗ trợ cho IPv6 cho các thiết bị đầu cuối đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt đối với các đầu cuối có số lượng người dùng lớn.
Ngoài ra, đại diện Viettel nhấn mạnh Bộ TT&TT, VNNIC cần xây dựng hệ thống dán nhãn và chứng nhận website hoạt động tốt với IPv6, thay thế cho các diễn đàn mở trên thế giới như ipv6forum, ipv6-test... để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thực hiện dán nhãn IPv6 ready nhanh chóng, thuận tiện.
Theo Báo Mới
Hôm nay, bắt đầu chuyển đổi thuê bao 11 số sang 10 số Theo quy định của Bộ TT&TT, 5 nhà mạng tại Việt Nam bắt đầu chuyển đổi thuê bao 11 số sang 10 số từ 0h hôm nay (15/9/2018). Từ cách đây 1-3 ngày, các nhà mạng đồng loạt gửi thông báo tới khách hàng về việc chuyển đổi này. Viettel Viettel chiếm số thuê bao lớn nhất cần phải chuyển đổi với 43...