Mổ xuyên đêm cứu sống thanh niên bị thủng tim, 3 lần ngưng tim
Nam thanh niên 34 tuổi bị người khác dùng kéo đâm khiến thủng tim, mất nhiều máu, 3 lần ngưng tim đã được các bác sĩ cứu sống nhờ thực hiện báo động đỏ liên viện.
Chiều 18-4, ThS- BS Trần Thúc Khang, Trưởng Khoa phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Xuyên Á TP HCM, cho biết nhờ báo động đỏ liên viện từ Bệnh viện huyện Củ Chi, ekip đã nhanh chóng thực hiện phẫu thuật cứu sống bệnh nhân L.K.H (34 tuổi, ngụ TP HCM) bị người khác dùng kéo đâm thủng tim, ngưng tim 3 lần trước lúc vào viện.
Trong lúc chờ bệnh nhân chuyển đến, nhiều ekip tại bệnh viện gồm: phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực, Gây mê hồi sức cùng Cấp cứu đã sẵn sàng tiếp đón, hồi sức và đưa ngay bệnh nhân vào phòng mổ trong vòng 3 phút.
Ekip gồm nhiều chuyên khoa phẫu thuật cứu nam thanh niên qua cơn thập tử nhất sinh (Ảnh minh họa)
Khi vào viện, bệnh nhân đã được đặt nội khí quản, lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được, đồng tử còn co, có vết thương sắc gọn ở gian sườn 5 (dài 2cm) đang rỉ máu sẫm. Nhanh chóng, bệnh nhân được mổ khẩn trong đêm.
Video đang HOT
Bác sĩ Khang – người trực tiếp phẫu thuật cho biết vết đâm làm thủng tim (buồng thất phải) đang ra máu thành vòi, chỉ cách động mạch vành (nhánh liên thất trước) khoảng 5mm, trong khoang màng tim khá nhiều máu loãng và máu cục, tim bị chèn ép và hầu như đập yếu ớt.
Ngay khi mở màng tim bác sĩ phát hiện vết đâm thủng tim đang ra máu thành vòi
“Ngay khi mở màng tim, phẫu thuật viên bít tạm thời vết thương bằng tay đồng thời khâu lại vết thủng thất phải. Trong lúc đó, ekip gây mê hồi sức tích cực bù máu, dịch, thuốc vận mạch và điều chỉnh toan kiềm. Trong quá trình phẫu thuật tim có rung thất, các bác sĩ phải xoa bóp tim trực tiếp để tim đập lại hiệu quả”, bác sĩ Khang kể lại.
Theo bác sĩ Khang, trước khi đóng ngực, các thông số huyết động (mạch, huyết áp) của bệnh nhân duy trì được trong giới hạn cho phép.
Sau 3 giờ phẫu thuật, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu tỉnh, các rối loạn chảy – đông máu và toan kiềm đã và đang được điều chỉnh gần trở về bình thường. Tuy sẽ còn nhiều diễn biến sau mổ, nhưng trước mắt bệnh nhân đã được cứu qua cơn thập tử nhất sinh.
Bác sĩ Khang cho biết tổn thương tim có thể chỉ đụng giập cơ tim hoặc nặng hơn là thủng hoặc xé rách các buồng tim, bung các van tim, thủng các vách trong tim hay tổn thương các động mạch vành.
“Vết thương tim nói chung nếu không xử trí tốt cấp cứu, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong do mất máu, chèn ép tim cấp và suy tim. Do đó, khi một nạn nhân có vết đâm tại vùng trước tim, có thay đổi huyết động (mạch nhanh, tụt huyết áp), thì nhất thiết phải đưa ngay đến những trung tâm có phẫu thuật về tim mạch và lồng ngực để giải quyết kịp thời, tránh làm những cận lâm sàng mất thời gian và không cứu được người bệnh”, bác sĩ Khang chia sẻ.
Báo động đỏ liên viện cứu sản phụ bị vỡ tử cung sinh con lần 3
Ngày 21-12, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, bệnh viện vừa cấp cứu một trường hợp sản phụ bị vỡ tử cung, rơi vào tình trạng nguy kịch khi nhập viện.
Sản phụ Tr. đang được theo dõi, chăm sóc tại BVĐK Đồng Nai
Trước đó, ngày 17-12, sản phụ Đỗ Ngọc Tr., 29 tuổi (quê ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đang tạm trú tại tỉnh Bình Dương) đã nhập viện cấp cứu khi mang thai 37 tuần. Đây là lần thứ 3, sản phụ sinh con bằng phương pháp mổ.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, ngay từ khi vào viện, sản phụ đã choáng nặng, lơ mơ, mạch nhanh nhẹ và không đo được huyết áp do mất nhiều máu. Các bác sĩ siêu âm cấp cứu cho thấy, ổ bụng nhiều máu và tim thai rất rời rạc. Ngay lập tức, các bác sĩ đã đưa sản phụ vào phòng mổ không kịp chờ kết quả xét nghiệm, đồng thời sử dụng "báo động đỏ" liên viện.
Bệnh viện đã huy động các bác sĩ khoa sản, gây mê-hồi sức và bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để cứu mẹ con sản phụ. Trong ca mổ, ê-kíp gây mê vừa hồi sức, bù máu và huyết tương để chống rối loạn đông máu cho sản phụ vì mất máu nhiều dễ dẫn đến rối loạn đông máu, khó cứu sống sản phụ. Còn 2 ê-kíp khác vừa mổ bắt em bé, cầm máu cho mẹ và cấp cứu hồi sức cho bé.
"Chúng tôi phát hiện tử cung của sản phụ bị vỡ toác trên nền vết mổ cũ. Hơn nữa, sản phụ đã sinh con 2 lần trước đó. Vì vậy, chúng tôi quyết định cắt tử cung để tránh nhiễm trùng, đờ tử cung sau mổ" - bác sĩ Hoan nói.
Sau ca "thập tử nhất sinh", sản phụ đã được hồi sức tích cực và đang dần hồi phục. Khi sinh, bé nặng 3kg nhưng tim không đập ngay nên các bác sĩ phải hồi sức và chuyển sang Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tiếp tục chữa trị. Hiện tại, bé đã ổn nhưng vẫn phải nằm lồng kính và được theo dõi sát sao.
BS Hoan khuyến cáo, tỷ lệ phụ nữ chọn mổ lấy thai ngày càng tăng. Do đó, việc vỡ tử cung do vết mổ cũ cũng tăng theo. Trong trường hợp, sản phụ có vết mổ cũ mỏng, vùng dưới bụng (vùng vết mổ) căng tức, đe dọa vỡ tử cung thì cần can thiệp sớm, chủ động mổ lấy thai từ tuần thứ 36 để tránh tình trạng vỡ tử cung gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Chỉ bị một vết bầm tím nhỏ trên ngực, nam thanh niên suýt mất mạng Lần thứ 2 được đưa vào viện cấp cứu, chàng trai được chuyển lên mổ tối khẩn cấp vì bị thủng tim, dọa ngừng tim. Trước đó, anh bị ngã, đập ngực vào vật cứng, trên thành ngực chỉ có một vết bầm tím nhỏ. Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 (Hà Nội) vừa đã tiếp nhận cấp cứu một trường hợp...