‘Mổ xẻ’ ưu, khuyết của mẫu môtô điện Brammo Empulse
Sau khi ra mắt, chiếc môtô chạy điện Empulse của Brammo đã được các chuyên gia nổi tiếng đưa ra “mổ xẻ”, đánh giá về những điểm mạnh, yếu.
Ưu điểm
Không giống những chiếc môtô điện đình đám trước đây, Brammo Empulse ngay từ đầu đã được thiết kế là một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng pin, do đó, bộ khung của nó không có bất kỳ đặc điểm nào giống với khung của những chiếc ICE. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận ra là Empulse vẫn mang dáng dấp của một chiếc DNA và naked roadster cổ điển.
Brammo Empulse không cố gắng giấu cụm pin của mình như chiếc KTM Freerude hay thiết kế cụm pin “hoành tráng” như chiếc MotoCzysz E1pc 2010. Cụm pin của chiếc xe được thiết kế nối tiếp dọc theo khung trụ kép. Mỗi cụm pin là một chiếc hộp màu vàng trở nên nổi bật nhờ thanh nối kim loại được cắt sắc sảo. Cụm động cơ được thiết kế với những miếng kim loại màu đen được gấp lên, phần cứng chrome và dây nối được sắp xếp gọn gàng khiến người ta liên tưởng đến một thiết bị kỹ thuật số như siêu máy tính Cray. Ngay cả bộ tản nhiệt cũng được thiết kế để phù hợp với dáng vẻ hiện đại của chiếc xe.
Thân xe được thiết kế có vẻ không hợp lý lắm với các tấm nhựa dẻo không ăn nhập với một cỗ máy cơ khí.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Empulse chẳng có một đặc điểm nào giống với “đứa con” đầu tiên của Brammo, chiếc Enertia. Dĩ nhiên, đối với những người yêu thích môtô thì điều đó chẳng có gì là không tốt. Bởi vì họ cho rằng, Enertia thật sự không phải là một chiếc môtô đích thực vì nó thiếu phong cách. Dù sao, Enertia không chỉ là chiếc xe đầu tiên do Brammo sản xuất mà còn là chiếc môtô điện hiện đại đầu tiên được sản xuất hàng loạt, những thiếu sót là không thể tránh được.
Ngoài ra, Empulse có bình nhiên liệu hơi thô với góc vát xuống lộ rõ, vết cắt khá đơn giản. Mặc dù được thiết kế khá đậm nét và dữ dằn, nó không thể hiện được sự tinh tế của chiếc xe.
Đuôi xe nhìn trên hình chiếu cạnh trông giống đuôi chiếc XR750, tuy nhiên, nó lại có vẻ không hợp với bình nhiên liệu ngắn, bố trí theo chiều dọc. Đèn phanh hình bán nguyệt lộn ngược đã làm mất đi vẻ độc đáo của phần sau chiếc xe.
Hơn nữa, các miếng đệm gối được thiết kế không phù hợp một chút nào với chiếc xe. Có thể các chuyên gia hơi khó tính, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được những nỗ lực của Brammo với chiếc Empulse này. Brammo, công ty mới chỉ có 2 năm kinh nghiệm sản xuất, đã chứng minh được khả năng của mình. Nếu thật sự Empulse được giới thiệu ra thị trường với những đặc điểm độc đáo và vượt trội như đã được hứa hẹn, chắc chắn vị thế của Brammo trên thị trường môtô thế giới sẽ được nâng cao.
Thúy Bình
Theo Moto
Honda VFR1200F 2010 bộc lộ nhiều nhược điểm
Mặc dù được đầu tư kĩ lưỡng và được mệnh danh là cỗ máy tối tân trên phân khúc xe đường trường, "chiến binh" Honda VFR1200F 2010 cũng đã bộc lộ những nhược điểm khi thử nghiệm trên đường đua liên hợp Beaverun.
Ở đoạn đường thử nghiệm đầu tiên khi leo dốc, thay vì đi theo đường thẳng, chiếc xe lắc mạnh sang hai bên. Động cơ 172 mã lực và mô men xoắn 95lb/ft dường như là không đủ để kéo "thân hình" nặng nề có trọng lượng ướt lên tới 268kg.
Khi phanh để chuẩn bị vào cua, VFR1200F xảy ra hiện tượng phanh không liên tục, do vậy không thể cho xe vào cua. Khi đã nghiêng về một bên, người điều khiển đã thận trọng đẩy cần phanh ở phía trong, tuy vậy, chiếc xe lại chững lại, liệng qua bên phải khiến cả người và xe đều lắc lư.
Khúc cua thứ 4 khá bằng phẳng. Với góc cua gần 90 độ, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được những góc nghiêng lớn đối với hầu hết các loại môtô. Tuy vậy, VFR1200F lại là một trường hợp ngoại lệ. Trong cuộc thử nghiệm này, do đã gặp trường hợp phanh không liên tục, người điều khiển quyết định phanh sớm trước khi vào cua. Tuy nhiên, việc này lại khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Người điều khiển đã phải giảm tốc độ khi ở đỉnh của góc cua và đợi cho tới khi chiếc xe gần như trở về trạng thái đứng thẳng mới mở bướm ga. Hiện tượng không liên tục lại xuất hiện.
Sau đó, chiếc xe tiếp tục được thử nghiệm cho leo dốc, xuống dốc và thực hiện các khúc cua thứ 5, 6, 7. VFR lắc lư rất mạnh và rất khó điều khiển.
Có thể nói, mặc dù được thiết kế để trở thành một "chiến binh" đường trường, VFR lại gặp phải 4 vấn đề lớn khi vận hành trên đường đua, bao gồm:
1. Hệ thống treo của VFR quá mềm. Một hệ thống treo cứng hơn hoặc dung tích bình xăng được thiết kế lớn hơn phù hợp với trọng lượng lên đến 268kg của chiếc xe sẽ khiến chiếc xe không bị bổ nhào hay lắc lư.
2. Khoảng sáng khung gầm của VFR bằng 0.
3. Bộ phận kiểm soát không thể dự đoán trước. Hệ thống phun nhiên liệu cực kì tồi tệ. Phanh hay xảy ra hiện tượng gián đoạn. Mặc dù hệ thống phanh khá nhạy, nhưng khi kết hợp với hệ thống treo mềm và có lực tác động đột ngột, hoạt động phanh lại khiến cho phần trước chiếc xe chúi về phía trước.
4. Thiết kế xe quá tồi. Yên rộng, chỗ để chân thấp và bình xăng lớn khiến người điều khiển khó có thể giữ xe theo cách thông thường và khi nghiêng về một bên, yên xe trơn trượt khiến bạn khó mà ngồi nguyên một chỗ. Bình nhiên liệu khá cao khiến bạn khó khăn khi điều khiển xe.
Những nhược điểm trên khiến chúng ta tự hỏi không hiểu VFR1200F thật sự là một chiếc xe như thế nào. Tốc độ của VFR không thể sánh được với hai đối thủ của nó là Hayabusa hay ZX-14. VFR có vị trí lái nghiêng về phía trước nhiều hơn và điều này khiến người điều khiển kém thoải mái hơn so với việc lái một chiếc Kawasaki Concours 14 và hãng Honda cũng không trang bị hộp đựng đồ cho VFR như một bộ phận tiêu chuẩn.
Chiếc xe được thiết kế với một động cơ lớn, nhưng tốc độ thì lại không như người ta mong đợi. Có trọng lượng nặng như một chiếc tourer nhưng lại mang hình dáng một chiếc mô tô thể thao. Bên cạnh đó, mặc dù mục đích của Honda là thiết kế một chiếc xe đua thân thiện hơn, nhưng việc điều khiển chiếc VFR này lại chẳng dễ dàng một chút nào.
An Huy
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những mẹo làm đẹp vô cùng thú vị Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn gái khắc phục được những nhược điểm trên khuôn mặt. 1. Giúp mắt trông to hơn Nếu chẳng may bạn sở hữu một cặp mắt không được to như mong đợi, hãy thử một vài mẹo khi trang điểm sau đây: Kẻ mí mắt bằng màu trắng và dùng màu này để điểm vào...