“Mổ xẻ” gói 61.500 tỷ đồng của Chính phủ: Ít nhất 1/9 dân số Việt Nam và hơn 3 triệu hộ gia đình sẽ được hỗ trợ
Tại phiên họp Chính phủ ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo thống kê, sẽ có 10,3 triệu người được hỗ trợ, tương đương khoảng 1/9 dân số Việt Nam.
Trong đó, có 4,315 triệu người được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng, là những người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Tổng số tiền hỗ trợ 3 tháng là 6.470 tỷ đồng.
5 triệu người lao động được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, là người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, và người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm. Tổng số tiền hỗ trợ 3 tháng là 15.000 tỷ đồng.
1 triệu người lao động được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng, là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp. Tổng số tiền hỗ trợ 3 tháng là 5.400 tỷ đồng.
Đối với các hộ kinh doanh và hộ gia đình, Chính phủ sẽ hỗ trợ hơn 3 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ kinh doanh cá thể có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm. Mức hỗ trợ cùng là 1 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, 984.000 hộ nghèo và 1,26 triệu hộ cận nghèo được hưởng hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ 3 tháng là 6.732 tỷ đồng.
760.000 hộ kinh doanh cá thể được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ trong 3 tháng là 2.280 tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình là gần 36.000 tỷ đồng. Trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách hỗ trợ trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
Chi tiết gói hỗ trợ 61.500 tỷ đồng của Chính phủ. Ảnh: Hà My
Bên cạnh hỗ trợ các cá nhân và hộ gia đình, Chính phủ cũng dành khoảng 25.700 tỷ đồng hỗ trợ cho người sử dụng lao động, bao gồm:
16.200 tỷ đồng: Người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động. Tổng số lao động được hỗ trợ là 3 triệu lao động.
6.500 tỷ đồng: Người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa không quá 12 tháng khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trở lên (kể cả lao động ngừng việc).
3.000 tỷ đồng: Cho phép người sử dụng lao động được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm. Thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa là 1 triệu đồng/người/tháng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ thống nhất cao với nội dung dự thảo Nghị quyết, đồng thời nhấn mạnh đến nguyên tắc hỗ trợ là: chỉ hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập; mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19 gây ra.
Không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng; bảo đảm nguyên tắc chia sẻ khó khăn, nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ trách nhiệm, trong đó Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần với mức phù hợp với khả năng nguồn lực.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nguyên tắc: việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách;…
Hà My
Miễn, giảm phí dịch vụ từ 25/2: NAPAS có thể giảm ít nhất 15% doanh thu
Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, từ ngày 25/02, NAPAS sẽ triển khai chương trình miễn, giảm phí dịch vụ cho các tổ chức tín dụng.
Theo đó, NAPAS sẽ miễn phí chuyển mạch đối với các giao dịch thanh toán trực truyến (online) gồm các giao dịch thanh toán dịch vụ công thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đến 31/12/2020.
Đồng thời, giảm 72% phí chuyển mạch các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 đối với các giao dịch có giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, mức giảm từ 1.800 đồng/giao dịch xuống còn 500 đồng/giao dịch từ ngày 25/2/2020.
Trước đó, chương trình này của NAPAS đã được NHNN phê duyệt và đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch áp dụng chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, phù hợp với chương trình miễn, giảm phí của NAPAS.
Bà Nguyễn Tú Anh - Chủ tịch HĐQT NAPAS cho biết chương trình miễn giảm phí lần này của NAPAS nhằm triển khai các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh thanh toán điện tử đối với dịch vụ công theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ, đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHN) trong việc đồng hành với người dân đối phó với dịch bệnh do chủng virus Corona mới (Covid-2019).
Các giao dịch thanh toán dịch vụ công trực tuyến sắp tới có thể sẽ được miễn phí
"Năm 2020 là thời điểm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công theo chủ trương của Chính phủ, việc áp dụng chính sách miễn phí dịch vụ (mức thu 0 đồng) là sự chia sẻ trách nhiệm của ngành ngân hàng cũng như NAPAS với cộng đồng, với khách hàng.
Các giao dịch không dùng tiền mặt tăng lên không chỉ góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng trong dân cư mà còn giúp các cơ quan chính phủ cắt giảm được chi phí quản lý, vận hành" - bà Tú Anh nói.
Mặc dù doanh thu của NAPAS có thể sẽ giảm ít nhất 15% khi triển khai chương trình miễn giảm phí nhưng lãnh đạo NAPAS tin tưởng rằng, chương trình miễn, giảm phí đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới là vận dụng phù hợp trong hoạt động kinh doanh không chỉ của NAPAS mà còn đúng với nhiều doanh nghiệp.
Trong năm 2019, số lượng giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 chiếm gần 50% tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS. Số liệu thống kê cho thấy xu hướng dịch chuyển đáng kể từ giao dịch rút tiền mặt sang giao dịch chuyển tiền thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
Kể từ thời điểm sáp nhập đến nay, NAPAS đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giám phí dịch vụ chuyển mạch, giảm tới 80% phí dịch vụ chuyển mạch (lần 1 vào ngày 1/3/2018, lần 2 vào ngày 1/3/2019, lần 3 vào ngày 1/5/2019, lần 4 vào ngày 1/10/2019), lần 5 dự kiến vào 25/02/2019.
Theo anninhthudo.vn
Lọc dầu Dung Quất mòn mỏi đợi thu xếp vốn Dù đã triển khai được 56/78 tháng kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu thiết kế tổng thể (FEED), nhưng tới nay, công tác thu xếp vốn cho Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn chưa có gì sáng sủa. Công tác thu xếp vốn cho Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy...