Mổ xẻ đoạn video IS chặt đầu tập thể các binh lính Syria
Giới quan sát vừa công bố hàng loạt các chi tiết mới mà họ tìm ra sau khi xem xét đoạn video bệnh hoạn ghi cảnh chặt đầu tập thể 22 lính Syria do nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện.
Hình ảnh trong đoạn video ghi cảnh các phiến quân IS cắt đầu 22 binh sĩ Syria (Nguồn: DM)
Mất 320.000 USD chi phí dàn dựng
Các chi tiết như chi phí của việc dàn dựng, ghi hình và biên tập video, hoạt động quay video mất bao lâu, nơi ghi hình nằm ở đâu đã được các chuyên gia Anh và Mỹ nêu rõ. Các thông tin được họ thu thập từ đoạn video chặt đầu dài vỏn vẹn 16 phút.
Theo nghiên cứu chung của TRAC (Tập đoàn nghiên cứu và phân tích chủ nghĩa khủng bố) và nhóm tư vấn chống khủng bố Quilliam có trụ sở ở Anh, các vụ chặt đầu 22 người lính Syria đã được ghi hình trong khoảng thời gian dài từ 4-6 giờ đồng hồ.
Phân tích cận cảnh bóng đổ và hướng mặt trời cho thấy dù đoạn video trông như đang được ghi hình liên tục và không ngắt quãng, thực tế nó gồm nhiều đoạn ghép lại, sản phẩm của nhiều giờ thu hình.
Nhóm ghi hình đã dàn dựng và quay lại nhiều lần một cảnh, bởi có khả năng một trong các đao phủ đã mắc sai lầm trong lúc “diễn” nên làm hỏng màn giết người tập thể đã được IS lên kế hoạch cẩn thận. Dĩ nhiên những cảnh quay lại đã diễn ra trước khi các đao phủ của IS thực hiện việc hành quyết thực sự.
Các chuyên gia tin rằng đoạn video dài 16 phút đã khiến IS tốn kém khoảng 320.000 USD chi phí thực hiện. Số tiền này gồm chi phí mua các máy ghi hình có độ phân giải HD và tiền trả phí biên tập video hậu kỳ. Các chuyên gia nói rằng khoản đầu tư lớn như thế mới giúp IS tạo ra một sản phẩm tuyên truyền mang màu sắc chuyên nghiệp tới vậy.
Tuy nhiên bất chấp việc IS tiêu nhiều tiền, các lỗi dàn dựng vẫn bị phát hiện. Ví dụ các đao phủ và nạn nhân của chúng đã đứng theo những thứ tự khác nhau, trong các cảnh phim khác nhau.
Phân tích qua từng khung hành còn cho thấy có vài cảnh các đao phủ IS đang đứng trò chuyện với nhau, dường như để giết thời gian, trước khi tiếp tục được ghi hình.
Vẫn còn bí ẩn quanh danh tính các sát thủ
Ngoài đao phủ có biệt danh “John Thánh chiến” (Jihadi John), tất cả các đao phủ khác đã xuất hiện trong đoạn video tuyên truyền của IS đều không che mặt, thể hiện việc chẳng muốn che giấu thân phận.
Mặc dù vậy, mới chỉ có một tên được nhận diện chính thức là Maxime Hauchard, 22 tuổi, người Pháp. Bạn bè nói rằng tay này từng theo Công giáo, kiếm sống bằng nghề bán phụ tùng xe máy ở Normandy cho tới khi cải sang Hồi giáo vào năm lên 17 tuổi.
Video đang HOT
Mặc dù một đao phủ khác được nhận diện là Michael Dos Santos, người Pháp và kẻ thứ ba là Abdelmajid Gharmaoui, người Bỉ, song chính quyền hai nước này đều chưa đưa ra xác nhận chính thức.
Johadi John cùng các đao phủ của IS thực hiện vụ hành quyết nhà báo Mỹ (Nguồn: DM)
Thực tế thì Thị trưởng Vilvoorde, thị trấn nơi Gharmaoui đã sống trước khi đi tới Syria hồi năm 2012, đã khẳng định gã này không có mặt trong đoạn video. “Chúng tôi không thấy có ai từ Vilvoorde trong đoạn video ” – Thị trưởng Hans Bonte nói – “Tôi có thể chắc chắn tới 99% rằng không có ai từ Vilvoorde ở trong đó.”
Một nghi phạm khác được nêu danh là sinh viên y khoa Nasser Muthana, 20 tuổi, người Anh. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng dù gương mặt người trong video khá giống Muthanna, nhiều khả năng đây là 2 người khác nhau.
Các nguồn tin người Kurd nắm rõ hoạt động của các chiến binh IS ở Syria và Iraq cũng nhận dạng 1 trong số các đao phủ là công dân Philippines. Được biết kể từ khi đoạn video được công bố, giới chuyên gia Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Đông, châu Á, Australia và New Zealand đã đều xem và tham gia nhận dạng những kẻ góp mặt trong đoạn video.
“John Thánh chiến” dùng người đóng thế?
Chỉ trong vài phút kể từ khi đoạn video giết lính Syria được công bố, các chuyên gia cũng đặt câu hỏi về việc liệu “John Thánh chiến” xuất hiện trong đoạn video có giống với tay “John Thánh chiến” đã hiện diện trong các màn video chặt đầu con tin Mỹ James Foley, Steven Sotloff cùng các con tin Anh David Haines và Alan Henning hay không.
Câu hỏi này đã được nêu lên sau khi có tin John Thánh chiến bị thương nặng hoặc thậm chí là bị giết trong một vụ không kích do Mỹ thực hiện chỉ vài ngày trước khi IS quay cảnh hành quyết lính Syria.
Nhiều người xem đoạn video rùng rợn chỉ ra rằng nhân vật John Thánh chiến trong video giết lính Syria hơi lùn hơn so với các đoạn video chặt đầu khác. Ngoài ra John Thánh chiến trông có vẻ béo hơn, với phần bụng hơi phưỡn ra, khác với các video trước đó.
Nghiên cứu và của TRAC và Quilliam trên đoạn video giết lính Syria cũng cho thấy có khả năng một kẻ khác đã thủ vai John Thánh chiến. Trong một cảnh, họ đã phát hiện một người đàn ông thứ 2 đang đeo chiếc mặt nạ của John Thánh chiến, với bộ trang phục giống hệt, đang đứng ở phần nền phía sau John Thánh chiến “xịn”.
Một giả thuyết cho rằng John Thánh chiến hiện đang là mục tiêu không kích của lính Mỹ nên IS đã phải sử dụng vài kẻ giả dạng để giảm bớt rủi ro cho gã.
Nơi ghi hình video là một con đường sa mạc ở Dabiq
Đoạn video giết lính Syria được công bố thông qua kênh truyền thông chính thức của IS, với một thông báo nói rằng nó được ghi hình ở Dabiq. Vị trí chính xác giờ đã được xác nhận là một dải đất sa mạc chạy tới phía Bắc Dabiq.
Nhóm kháng chiến chống IS mang tên Raqqa is Being Slaughtered Silently đã công bố một tấm bản đồ cho thấy vị trí diễn ra các vụ hành quyết nằm ở ngoại ô phía Bắc thị trấn Dabiq. Trước đó IS được cho là đã ghi hình các màn cắt đầu con tin tại Raqqa.
Vì sao ghi hình ở Dabiq lại có ý nghĩa lớn với IS
Đoạn video của IS có cảnh giết hại tàn bạo những người lính Syria được ghi hình ở Dabiq, một khu vực ngày càng mang ý nghĩa biểu tượng lớn với lực lượng này. Một văn kiện cổ đã 1.300 năm tuổi, có chứa lời của Nhà tiên tri Mohammed, từng nói rằng Dabiq sẽ là nơi diễn ra trận chiến sinh tử cuối cùng giữa những người Hồi giáo và một “lực lượng hùng hậu những kẻ ngoại đạo.”
Lực lượng ủng hộ IS nói rằng các diễn biến chiến sự gần đây ở Syria đã ứng với lời của Nhà tiên tri Mohammed và cảnh báo ngày tận thế như được báo trước đang đến gần.
Linh Vũ
Theo Vietnam
Giáo hoàng Francis sẵn sàng đối thoại với IS
Trở về sau chuyến thăm Nghị viện châu Âu ở Strasburg, Giáo hoàng Francis I ngày 25/11 khẳng định sẽ không loại trừ khả năng đối thoại với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS)..
... Đồng thời hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cần phải có những hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với lực lượng Hồi giáo cực đoan này.
Trước đó, trong bài phát biểu ở Nghị viện châu Âu, Giáo hoàng đã tố cáo IS nói riêng và các lực lượng khác đã truy bức các thiểu số người Công giáo trên thế giới, coi đó là những "hành vi bạo lực và tàn nhẫn"
Trả lời các phóng viên, Giáo hoàng Francis I nói rằng "cánh cửa" luôn luôn "rộng mở" với các thủ lĩnh IS và không hề ngần ngại đối thoại với họ về mọi vấn đề. Với tuyên bố này, Giáo hoàng Francis I trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của thế giới Phương Tây sẵn sàng tiếp xúc lực lượng IS.
Liên quan đến vấn đề người nhập cư, Giáo hoàng kêu gọi các nước châu Âu phải đối xử tốt hơn với người nhập cư và tránh để xảy ra các thảm họa trên biển như năm ngoái, từng khiến hàng trăm người nhập cư trái phép bằng đường biển vào châu Âu thiệt mạng do thuyền bị chìm.
Các nước Hồi giáo quan ngại về sự bành trướng của IS
Tại cuộc họp lần thứ 30 của Ủy ban thường trực về hợp tác kinh tế và thương mại thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) khai mạc ngày 25/11 ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Hồi giáo đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các đại biểu tham dự cuộc họp kéo dài 4 ngày này đã hướng sự chú ý vào tình trạng thiếu an ninh trong khu vực và mối đe dọa ngày càng tăng từ IS, đồng thời nhấn mạnh vấn đề an ninh là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực. Ông Sami N. Al-Saqabi, Trợ lý Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề kinh tế của Kuwait, khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống IS sẽ là cắt đứt nguồn tài chính của tổ chức này. Ông Saqabi cho rằng chỉ sau khi ngăn chặn các nước tài trợ cho IS thì lực lượng thánh chiến này mới biến mất.
Phiến quân IS tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ: 600 người tham gia các nhóm thánh chiến
Ngày 25/11, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết khoảng 600 công dân nước này đã tham gia các nhóm thánh chiến như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hiện hơn 100 đối tượng trong số này đã bị tiêu diệt.
Trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Cavusoglu khẳng định Ankara đã ra lệnh cấm nhập cảnh đối với 7.000 người nước ngoài và trục xuất 1.100 người bị tình nghi tham gia các nhóm thánh chiến. Ngoại trưởng Cavusoglu cũng cho rằng "sẽ là không công bằng" khi trông đợi Ankara có thể một mình giải quyết tình trạng các tay súng nước ngoài vượt qua đường biên giới dài 1.000 km giữa Thổ Nhĩ Kỳ với 2 nước láng giềng Iraq và Syria để tham chiến trong hàng ngũ các nhóm thánh chiến, đồng thời kêu gọi các nước Phương Tây tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Trong diễn biến liên quan, Chánh Văn phòng Tổng thống khu tự trị người Kurd ở Iraq Fuad Hussein cho biết bên cạnh việc huấn luyện, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Iraq chiến đấu chống IS. Theo ông Hussein, tuy Ankara không cung cấp vũ khí hạng nặng song người Kurd ở Iraq hy vọng sẽ nhận được những loại vũ khí như vậy.
Cảnh sát Hà Lan bắt 3 nghi can khủng bố
Văn phòng công tố Hà Lan ngày 25/11 cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 3 người đàn ông, trong đó có 1 đối tượng từng là phần tử thánh chiến, bị tình nghi âm mưu tấn công khủng bố và tài trợ cho các chiến binh ở Syria.
Theo tuyên bố của văn phòng trên, 3 tên này, gồm 2 người 26 tuổi và 1 người 30 tuổi, bị bắt giữ tại 2 thành phố Eindhoven và Arnhem, miền Nam Hà Lan. Các đối tượng "bị tình nghi chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công khủng bố và muốn gia nhập Mặt trận Al-Nursa", chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria.
Theo số liệu tình báo mới nhất của Hà Lan, khoảng 130 phần tử thánh chiến Hà Lan đã tới Syria tham chiến, trong đó có 30 đối tượng đã trở về nước và 14 tên thiệt mạng trong giao tranh.
Theo T.N/ AFP/THX
Tin tức
Mỹ, Anh cực lực lên án vụ hành quyết Peter Kassig Đây là công dân Mỹ thứ ba bị lực lượng cực đoan này sát hại sau hai nhà báo Foley và Steven Sotloff. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (17/11) khẳng định, Mỹ sẽ "không thể bị hăm dọa" bởi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng sau vụ chặt đầu con tin người Mỹ Peter Kassig. Anh Kassig...