“Mỏ vàng xanh” xứ Lạng được mùa, được giá cao nhất từ trước đến nay
Văn Quan – huyên miền núi phía tây tỉnh Lạng Sơn – nổi tiếng có những cánh rừng hồi bạt ngàn, ra hoa thơm lừng, được ví như “ mỏ vàng xanh” của đồng bào các dân tộc ở đây. Thời điểm này, hồi không những được mùa mà còn được giá cao gấp đôi so với năm 2018, cũng là mức giá cao nhất từ trước đến nay, khiến người trồng hồi rất phấn khởi.
Hồi chính vụ được giá
Lạng Sơn hiện là nơi có diện tích và sản lượng cây hoa hồi lớn nhất cả nước. Chất lượng hoa hồi xứ Lạng không những nức tiếng trong nước mà còn được nhiều thị trường thế giới biết đến. Tính đến nay, tổng diện tích hoa hồi ở Lạng Sơn có khoảng 35.000ha, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất tại các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng, Cao Lộc…
Hồi Văn Quan đang vào mùa thu hoạch, thương lái thu mua với giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg hồi tươi. . Ảnh: Chang Liễu
Trong đó, Văn Quan là huyện có diện tích trồng hồi lớn nhất toàn tỉnh, với tổng diện tích hồi đạt khoảng 14.000ha, trong đó có 10.000ha đang cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch hoa hồi chính vụ từ tháng 7 đến tháng 10. Năm nay hồi chính vụ được mùa và được giá cao nên bà con nông dân trên địa bàn huyện rất vui mừng, phấn khởi.
Đến Văn Quan vào những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương đang tất bật trên những cánh đồng phơi hoa hồi. Bắt chuyến xe từ thành phố về nơi có “mỏ vàng xanh”, xe mới qua cầu Khánh Khê, chúng tôi đã thấy thoang thoảng hương hồi thơm dịu. Đi sâu vào khu vực trung tâm huyện, dọc hai bên đường, ở đâu có bãi đất trống là ở đó có những luống hoa hồi đang được phơi khô.
Nhiều năm gần đây, thu nhập từ cây hoa hồi đã giúp người dân trong huyện xóa đói giảm nghèo, trung bình đạt khoảng 400 – 450 tỷ đồng/năm. Bà Nguyễn Thị Hoan ở xã Vân Mộng cho biết: “Gia đình tôi có 4ha rừng trồng hồi, trong đó có 2ha thuộc dự án hồi hữu cơ. Năm nay hồi được mùa, được giá nên người trồng hồi rất phấn khởi. Hồi sau khi hái sẽ có thương lái thu mua với giá dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Sáng lên rừng hái, chiều về người dân ở đây đã có tiền triệu bỏ túi nên ai nấy đều háo hức dậy sớm đi thu hoạch hồi”.
Cô Hứa Thị Yếm (thôn Nà Pò, xã Vĩnh Lại, huyện Văn Quan) chia sẻ thêm: “Năm nay hồi được mùa, được giá nên bà con mừng lắm. Nhà tôi có hơn 5ha rừng hồi, năm nay khá sai quả. Vì hồi đang được giá nên tranh thủ cày cấy xong nhà nhà đều tíu tít rủ nhau đi hái hồi. Tùy độ nhanh nhẹn và chịu khó của mỗi người, trung bình mỗi ngày 1 người hái cũng hái được 50 – 60kg hồi tươi. Hồi sau khi hái sẽ được chở ra điểm thu mua để bán với giá dao động tùy từng thời điểm. Như sáng nay có nhà trong làng mang ra bán được 35.000 đồng/kg hồi tươi”.
Vẫn bấp bênh tiêu thụ
Chị Trần Thu Đông – người buôn hồi tươi mang về phơi khô tại khu vực phố Điềm He, xã Văn An, cho biết, hiện tại giá hồi tươi dao động từ 30.000 -35.000 đồng/kg, hồi khô đạt trên 120.000 đồng/kg.
Theo chị Đông, để phơi được những mẻ hồi có màu vàng đẹp mắt, đạt chất lượng đồng đều cũng khá vất vả chứ không đơn giản. Theo đó, cần cho hồi tươi vào lò sấy ít nhất một đêm, vào những hôm trời mưa thì cần cho vào lò sấy liên tục. Lúc mang phơi nắng phải đảo đều và liên tục để cho những cánh hồi khô và mở ra đều, đẹp mắt.
Ông Nguyễn Văn Sáng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Những năm gần đây, diện tích rừng cây hoa hồi ở huyện Văn Quan ngày càng được mở rộng, vì thế sản lượng hoa hồi cũng tăng cao so với trước. Năm 2018, huyện cũng bắt đầu triển khai dự án sản xuất hồi hữu cơ, đến nay cho thấy những hiệu quả bước đầu, người dân có sự thay đổi lớn trong tập quán trồng và chăm sóc cây hồi.
Cũng theo ông Sáng, cây hồi đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Năm 2018, thực hiện mô hình phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Quan được phân bổ 2,65 tỷ đồng. Trong đó riêng mô hình sản xuất hoa hồi hữu cơ tại xã Vân Mộng được hỗ trợ với tổng vốn 900 triệu đồng và đã bước đầu được triển khai thực hiện.
Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng sản lượng quả hồi khô của huyện đạt 7.000 – 10.000 tấn/năm, tổng doanh thu các sản phẩm từ hồi đạt 400 – 450 tỷ đồng/năm. Ước tính năm nay năng suất hồi đạt khoảng 1,7 tấn/ha, sản lượng đạt 17.000 tấn, cao hơn 3.000 tấn so với năm 2018.
Video đang HOT
Thực tế, hồi được mùa được giá mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên đầu ra chủ yếu vẫn là bán cho tư thương và xuất bán sang Trung Quốc, các thị trường khác như các nước Đông Nam Á, châu Âu có tiêu thụ nhưng số lượng còn hạn chế, điều này dẫn tới giá cả không ổn định.
Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý sản xuất thuốc xoa bóp, điều trị các bệnh về tiêu hóa, chế biến đồ mỹ phẩm, hương liệu. Bột hoa hồi rất thích hợp cho việc làm bánh và là gia vị chủ yếu cho nhiều công thức nấu ăn như thịt vịt, thịt lợn… Ở phương Tây, hoa hồi được chưng cất để sản xuất dầu ăn, và tinh dầu hồi thường được cho vào một số loại rượu vang. Trong y học cổ truyền, hoa hồi giúp cho việc kích thích tiêu hóa, đồng thời dùng để điều trị và giảm đau bụng.
Theo Danviet
Hai mặt của việc làm đẹp từ mặt nạ
Trong quy trình chăm sóc da, đắp mặt nạ là công đoạn cuối. Trước đó, người ta thực hiện các bước như: làm sạch, tẩy tế bào chết, massage da ...
Từ những thế kỷ trước, con người đã biết sử dụng các biến thể của mặt nạ. Qua nhiều nền văn hóa khác nhau, người ta đã ghi nhận các nguyên liệu như đất sét sông Nil, bùn của Biển Chết và trái cây các loại... được áp dụng để làm mặt nạ cho da với mục đích làm đẹp.
Các thành phần làm mặt nạ
Xưa nhất phải nói đến bùn và đất sét. Những thứ này cung cấp một số chất khoáng, tạo thành một khối khô vón trên da sau khi bốc hơi nước, nhờ đó có thể lấy theo các tế bào sừng chết.
Sữa chua cũng được phết lên da. Đây là nguồn cung cấp acid lactic - một acid có từ sữa - làm lột nhẹ lớp sừng, giúp cho làn da mới mịn màng và trẻ trung. Công thức này được dùng từ thời Ai Cập cổ đại, gắn liền với câu chuyện làm đẹp của nữ hoàng Cleopatre.
Vào thế kỷ 18, phụ nữ quý tộc phương Tây đã tự làm đẹp cho da bằng rượu vang, rượu để càng lâu năm càng tốt. Tuy nhiên, họ chỉ thấy da đẹp hơn mà không hề biết rằng thành phần acid tartaric trong rượu đã giúp họ điều này.
Mật ong cũng được dùng như một chất giúp làm lành vết thương.
Ngày nay, mặt nạ đắp da được chế biến đa dạng từ bơ, dưa leo, táo, cà chua, thơm, dâu, khoai tây, cà rốt... đều được chị em sử dụng triệt để và chế biến theo nhiều cách khác nhau. Thực chất các củ quả trên cung cấp một lượng nước, một ít vitamin, các chất acid trái cây, một ít chất khoáng... làm ẩm bề mặt da nên chúng ta có cảm giác da sẽ mềm mịn hơn sau khi làm mặt nạ.
Đắp mặt nạ cho da - những cái được...
Mặt nạ có các công dụng sau:
Làm sạch: tẩy các tế bào chết và bụi bẩn trên da. Với mục đích này, mặt nạ thường được sản xuất theo 2 dạng: dạng lột và dạng rửa.
Mặt nạ dạng lột với kết cấu sản phẩm thường là gel trong, có chất kết dính tạo nên một lớp màng mỏng lấy đi các tế bào chết, lớp sừng già ở thượng bì và bụi bẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông giúp da mặt thông thoáng, sạch sẽ. Chúng sẽ được dùng tay bóc ra sau khi đã khô lại trên da. Tên tiếng Anh là "peel mask". Sản phẩm này thích hợp cho da nhờn.
Mặt nạ dạng rửa có kết cấu sản phẩm thường là dạng cát và đất sét. Những hạt cát giúp làm sạch lỗ chân lông, tẩy lớp sừng chết đóng trên bề mặt da. Tên tiếng Anh là "scrub mask".
Mặt nạ đất sét cung cấp cho da một ít khoáng chất thiên nhiên, đồng thời cũng giúp loại bỏ lớp tế bào chết. Chúng thích hợp với tất cả các loại da. Tên tiếng Anh thường thấy là "exfoliating mask" hay "exfoliating clay mask".
Dạng này được sử dụng sau khi làm sạch da, đắp một lớp dày lên mặt, nằm thư giãn và rửa sạch lại với nước.
Giữ ẩm: các nguyên liệu làm mặt nạ từ đất sét, tảo biển, hoa quả, trứng... đều giúp cung cấp nước trên lớp sừng của da hoặc giúp giảm đi sự bốc hơi nước lúc đang đắp mặt nạ. Do đó, bạn sẽ có cảm giác da mình mềm mại và mịn màng hơn.
Nuôi dưỡng hoặc kết hợp điều trị một số vấn đề của da: với mục đích này, các mặt nạ được bào chế sẵn của các hãng mỹ phẩm hoặc dược - mỹ phẩm sẽ tiện dụng và hữu hiệu hơn các mặt nạ tự nhiên mà chúng ta tự làm ở nhà. Những hoạt chất đắp trên da đã được nghiên cứu theo tính năng, có công thức cụ thể nên hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như da khô, da dầu, mụn, nám, da lão hóa, da đang bị cháy nắng... tốt hơn các mặt nạ "cây nhà lá vườn".
Các mặt nạ dưỡng có thể được làm sẵn thành từng miếng có tẩm hoạt chất để đắp trực tiếp lên da hoặc thực hiện "nóng hổi" vừa khuấy (thành dạng kem hay hồ nhão) vừa đắp.
Thư giãn: nằm lim dim với mặt nạ, nghe một khúc nhạc êm ả trong hương thơm nhè nhẹ của nến, của các thảo mộc... là những gì bạn có được tại các spa, tại văn phòng hay chính ngôi nhà của bạn. Chúng xua đi những lo âu căng thẳng và giúp thăng hoa giá trị mà cuộc sống mang lại.
Lợi ích của mặt nạ có thể là tạm thời hoặc dài hạn tùy thuộc vào cách sử dụng và tính thường xuyên của việc làm này.
Và những cái mất
Khả năng dị ứng có thể đến từ các thành phần trong mặt nạ (kể cả mặt nạ tự nhiên), hương liệu, chất bảo quản... Cà chua, dâu, dứa... có thể làm kích ứng da nhẹ do các chất acid trái cây.
Còn một cái mất nữa... là mất thời gian, nếu như nó không mang lại lợi ích đáng kể nào.
Đặc biệt, không như nhiều người lầm tưởng, dưa leo, cà rốt, khoai tây... không thể nào qua được lớp sừng của da để nuôi da. Chúng chỉ "tạm trú" trên lớp sừng khoảng 10 - 20 phút rồi sẽ bị "nước cuốn trôi đi".
Lớp sừng là hàng rào bảo vệ cho da, và cũng là sự thách thức tay nghề các hãng mỹ phẩm. Các hoạt chất muốn phát huy tác dụng cho da phải chui qua được lớp sừng. Và điều này thì chỉ có các mặt nạ được bào chế theo các công thức đặc biệt từ các hãng dược/mỹ phẩm mới làm được mà thôi.
Chăm sóc da tại nhà với mặt nạ mua về
Nếu thời gian và vấn đề tài chính là lý do khiến bạn không thể đến spa hoặc thẩm mỹ viện, thì tự đắp mặt nạ ở nhà là một giải pháp khả thi.
Có thể mua mặt nạ đắp da ở nhà thuốc, cửa hàng bách hóa hay siêu thị với nhiều dạng, nhiều chủng loại và giá thành khác nhau.
Cần lưu ý, để việc đắp mặt nạ mang lại kết quả tốt thì chọn mặt nạ phù hợp với da và đắp mặt nạ đúng cách được xem là những yếu tố cần thiết.
- Đối với da dầu: nên chọn mặt nạ có chứa đất sét hoặc bùn để giảm bớt lượng dầu thừa trên da mặt.
Nếu da khô: nên chọn mặt nạ dạng kem là thích hợp nhất.
Với da nhạy cảm: nên dùng mặt nạ dạng gel dịu mát.
Da hỗn hợp: có thể sẽ sử dụng cùng một lúc hai loại mặt nạ: một cho vùng chữ T của mặt (bao gồm: trán, mũi và vùng quanh miệng kể cả cằm - thường tập trung nhiều hơn các tuyến nhờn) và một cho những vùng da còn lại.
Trình tự quá trình đắp mặt nạ gồm: rửa mặt và cổ, thoa một ít kem bảo vệ quanh vùng mắt và miệng, sau đó đắp mặt nạ lên mặt và cổ.
Tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất, thời lượng đắp mặt nạ có thể từ 5 phút đến trọn đêm. Đặc biệt, ở những người có làn da nhạy cảm nên thử nghiệm bằng cách cắt một phần nhỏ của mặt nạ đặt lên một vùng của da để kiểm tra da có kích ứng không.
Sau khi đắp mặt nạ, da sẽ được rửa lại với nước sạch hoặc nước khoáng.
Một số mặt nạ có ghi rõ thời hạn và chu kỳ sử dụng. Ví dụ 5 ngày, 7 ngày một liệu trình hoặc cứ mỗi 10 ngày thì dùng 3 miếng... Nếu muốn đạt được hiệu quả tốt, người sử dụng nên tuân thủ các quy định đó.
Mặt nạ tự chế
Các thành phần trong mặt nạ tự chế có thể giúp bạn cải thiện một số vấn đề về da:
- Lòng đỏ trứng, mật ong: dùng nguyên chất hoặc pha thêm vài giọt dầu ô liu, dầu hạnh nhân sẽ giúp cải thiện da khô.
- Lòng trắng trứng, chất kaolin (đất sét xốp)... giúp giảm nhờn trên da.
- Các acid trái cây (táo, mía, nho, thơm...), acid tartaric từ rượu vang, acid lactic từ sữa là những chất lột nhẹ tự nhiên, giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi trên da, làm da bạn mịn màng, trơn láng hơn.
- Dưa leo: nguyên liệu được ưa chuộng vì giá thành thấp, dễ mua, ít kích ứng, phù hợp cho mọi loại da, giúp cung cấp nước trên bề mặt da và làm dịu da khi da bị cháy nắng.
Theo baohatinh.vn
Chỉ là một loại gia vị, vì sao Vani còn đắt hơn cả bạc? Vani là loại gia vị đắt thứ hai thế giới chỉ đứng sau nhụy hoa Nghệ Tây và thậm chí còn cao hơn cả bạc. Vani là một trong những hương vị phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới. Sở hữu hương thơm và mùi vị tinh khiết hết sức đặc trưng, Vani nhanh chóng "chiếm lĩnh" toàn thế giới. Không...