Mỏ vàng tỷ USD bị vứt bỏ, lẫn trong rác bẩn ở Việt Nam
Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị bỏ quên nhiều năm nay.
Nguồn nguyên liệu khổng lồ bị lãng phí
Năm 2020, Việt Nam sản xuất sản lượng lớn lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho trên 97 triệu dân trong nước và xuất khẩu, thu về trên 41 tỷ USD. Trong quá trình sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp lên tới 156 triệu tấn.
Đây là con số được ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) công bố tại Hội thảo Sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp để nâng cao giá trị, gia tăng thu nhập cho nông dân ngày 10/9.
Trong đó, 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng và chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%), 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%), 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (10,6%). Khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL hiện có lượng phụ phẩm lớn nhất cả nước.
Nguồn phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta rất lớn nhưng không được tận dụng nhiều (ảnh: IQ)
Theo ông Chinh, ở góc độ nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, nguồn phụ phẩm này phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải. Đây là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình tuần hoàn khác nhằm kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
Ví như, rơm làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi, làm nấm rơm; phủ luống, phủ gốc cho cây trồng,…Thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng ĐBSCL ngày càng phát triển. Theo đó, thu mua rơm tại ruộng có giá 400 đồng/kg, đưa về cơ sở sản xuất là hơn 2.000 đồng/kg. Còn lượng đáng kể rơm được đốt ngay tại ruộng tại một số nơi ở miền Bắc, miền Trung gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Video đang HOT
Ông Chinh cũng cho biết, nhiều phụ phẩm trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, lâm nghiệp đã được đưa vào làm nguyên liệu, nhưng tỷ lệ còn khiêm tốn, giá trị gia tăng chưa cao.
“Ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD (2020). Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng công nghệ cao có thể thu về 4-5 tỷ USD”, ông dẫn chứng.
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, việc thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu.
Như hạt nhãn, hạt vải thiều có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa khai thác hết, không chỉ làm phân bón mà có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc, thậm chí làm thực phẩm chức năng,… nhưng chúng ta đang để lãng phí những thứ rất quý, ông Xuân chia sẻ.
Chuyên gia Nguyễn Quang Thạch khẳng định, dưới góc độ sản xuất, phụ phẩm chính là “vàng” của nông nghiệp. Bởi, đầu ra của ngành này sẽ trở thành đầu vào của ngành khác. Với khối lượng 156 triệu tấn mỗi năm, đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ, là tài nguyên quý, là thế mạnh của Việt Nam. Nếu có thể đưa vào sản xuất thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm khác có giá trị cao cho nông nghiệp.
Cần thu hút doanh nghiệp tham gia
Ông Mai Thành Phụng – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, đề nghị đẩy mạnh truyền thông để giúp nông dân và doanh nghiệp vào cuộc, biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu.
Trong ngành nông nghiệp, nếu đưa 1 triệu tấn phụ phẩm vào sản xuất sẽ thu được 4-5 tỷ USD (ảnh: IT)
Theo ông, nếu làm tốt, có thể nâng sản lượng phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp từ 4 triệu tấn/năm hiện nay lên 10 triệu tấn/năm. Đồng thời, chính nông dân cũng có thể sản xuất được nguồn phân bón hữu cơ với sản lượng đạt 30 tấn/năm. Mục tiêu đến năm 2030, chúng ta có thể làm ra tới 50 tấn phân bón hữu cơ, hướng tới giảm nguồn phân bón vô cơ độc hại cho nông sản và môi trường.
Đại diện Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phía Nam cũng cho rằng, cần có những chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vì khi doanh nghiệp tham gia, đưa công nghệ sản xuất hiện đại thì từ phụ phẩm nông nghiệp, sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị cao. Đơn cử, vỏ thanh long có thể chế biến thành sản phẩm tạo màu cho thực phẩm; phụ phẩm thủy sản làm nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm, dược phẩm, y tế, nông nghiệp đặc biệt là sản xuất nguyên liệu thức ăn cho nuôi…
Ở Bình Phước, điều là một cây trồng chủ lực của tỉnh. Sản lượng hạt điều đạt khoảng 200.000 tấn/năm, còn trái giả (phụ phẩm khi khai thác hạt điều) có khối lượng tới 800 tấn/năm nhưng chưa sử dụng đến. Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước, các nhà khoa học đã nghiên cứu trái giả làm được rượu, làm thức ăn nhưng chưa đem hiệu quả trong thực tế. Do đó, sau khi khai thác hạt, phần trái giả được nông dân gom lại làm phân bón.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, tại các địa phương, nhiều phụ phẩm còn lãng phí, trong khi đây là nguồn nguyên liệu quý để gia tăng giá trị nông nghiệp. “Con cá tra không chỉ lấy thịt mà ngay cả mỡ cá, lòng cá, da của nó cũng rất quý, rất tiềm năng, làm nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị cao”, ông lưu ý.
Thứ trưởng Nam khẳng định, dư địa khai thác phụ phẩm nông nghiệp là rất lớn, song phải có chính sách đi kèm. Bộ NN-PTNT sẽ bổ sung vấn đề này vào các đề án của ngành để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà khoa học, HTX, hiệp hội, nông dân tham gia. Khi đó, sẽ tạo ra ngành nghề mới ở nông thôn, thu hút nhiều lao động, người nông dân cũng có thêm thu nhập.
Đồ uống không cồn Việt Nam tăng trưởng 59% tại Australia
Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu đồ uống không cồn từ Việt Nam sang Australia không những tăng trưởng lên đến 59% so với cùng kỳ mà còn cao hơn mức tăng trưởng nhập khẩu chung của Australia từ thế giới đối với ngành hàng này.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và Cơ quan Đại diện trong việc tìm kiếm dư địa xuất khẩu, Thương vụ đã triển khai chương trình xúc tiến đồ uống không cồn Việt Nam tại Australia . Với sự quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam và các nỗ lực chung, đồ uống không cồn Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng tại thị trường này.
Australia là một cường quốc về nông nghiệp và chế biến nông sản, trong đó có đồ uống. Tuy nhiên, với quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam, và các nỗ lực xúc tiến chung, đồ uống không cồn Việt Nam, theo ITC, đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 59% về kim ngạch so với cùng kỳ 6 tháng năm ngoái và đang tiếp tục khai thác tiềm năng lớn.
Hiện nay, mặc dù nhiều nơi tại Australia đã thực hiện giãn cách xã hội nhưng sản phẩm nước uống kiềm ION , nhãn hiệu Fujiwa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất theo công nghệ Nhật đã tạo ra cơn bão tại đây. Lần đầu tiên, 4 container tương đương 160.000 chai nước ION kiềm này xuất khẩu sang Australia đã được tiêu thụ gần hết chỉ trong thời gian ngắn.
Tiêu dùng sản phẩm liên quan đến sức khoẻ được Thương vụ xác định là một xu hướng đang lên tại Australia. Thương vụ đang cùng nhà nhập khẩu làm việc với hệ thống phân phối lớn như Coles, Costco để chào sản phẩm với kỳ vọng có thể đạt hơn một trăm container một năm.
Nước dừa đóng hộp trước đây là "lãnh địa" của hàng Thái tại Australia, với giá rẻ bất ngờ, hàng Việt Nam khó cạnh tranh. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhãn hàng nước dừa đóng hộp Việt Nam đã xuất hiện mạnh mẽ tại các hệ thống phân phối lớn tại Australia. Nhãn hàng nước dừa Cocoxim của Betrimex với cam kết 100% nước dừa nguyên chất đã tạo được doanh số và ấn tượng mạnh tại thị trường này. Thương vụ đang phối hợp với nhà phân phối độc quyền tại bang New South Wales là công ty Philinh Pty để đẩy mạnh thông điệp nước dừa 100% nguyên chất nhằm nâng cao giá trị thương hiệu nước dừa Việt Nam.
Các loại nước uống hỗn hợp trái cây, rau quả tăng trưởng mạnh hơn 50% đạt kim ngạch 564.000 USD. Đặc biệt, nước quả không lên men chứng kiến tăng trưởng 57% đạt 7.9 triệu USD. Nước uống từ quả dứa tăng trưởng 203%, đạt 100.000 USD. Các loại nước uống đóng chai như Trà xanh 0 độ, Dr. Thanh, trà Olong được tiêu thụ ổn định tại Australia.
Đối với cà phê đóng lon, hai nhãn hàng King Coffee và Meet More đang được người tiêu dùng quan tâm.
Bên cạnh việc số hoá, xã hội hoá công tác giao thương, Thương vụ xác định việc thúc đẩy niềm tin, thiện cảm với " Xứ xuất Việt Nam" có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển xuất khẩu. Chính vì vậy, Thương vụ đã trao đổi với các nhà phân phối, nhà hàng Việt, siêu thị,...để cùng nhau chung tay quảng bá, mở ra một nền tảng quảng bá tương hỗ. Việc chung tay quảng cáo các thông điệp về xuất xứ Việt Nam để không chỉ đồ uống, mà từ quả thanh long cho đến ô tô điện, từ ẩm thực Việt cho đến du lịch đều được thị trường đón nhận bền vững.
Hiện, chương trình xúc tiến mặt hàng đồ uống không cồn đang tiếp tục được Thương vụ đẩy mạnh thông qua 03 điểm chính: (i) Thúc đẩy niềm tin, thiện cảm với xuất xứ Việt Nam; (ii) Đồng hành quảng bá, kết nối vào hệ thống phân phối và các kênh ẩm thực; (iii) Điều phối các chương trình xúc tiến rộng tại các bang ở Australia.
Nông sản ở Long An tiêu thụ khó khăn, giá thấp Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động tiêu thụ nông sản trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, giá xuống thấp. Nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An) thu hoạch khoai mỡ. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN Theo đó, các mặt hàng nông sản của tỉnh Long An có sản lượng...