“Mỏ vàng” dữ liệu cá nhân: Làm sao để thông tin người dân không còn bị rao bán công khai, phi pháp?
Dữ liệu cá nhân, liên tục bị lợi dụng, trở thành “món hàng” để mua bán. Vì sao lại có tình trạng này? Và làm thế nào để mỗi chúng ta không bị lợi dụng trên không gian mạng.
Mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng dễ như… “mua rau”
Dữ liệu trở thành loại tài nguyên giá trị trong kỷ nguyên số, thậm chí được ví von như nguồn dầu mỏ đặc biệt trong nền kinh tế số. Thế nhưng dữ liệu này, trong đó có dữ liệu cá nhân, liên tục bị lợi dụng, trở thành “món hàng” để mua bán! – Vậy ai là người sở hữu dữ liệu cá nhân? Ai sẽ là người có quyền bán hay mua những thông tin đó?
Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, 2/3 dân số Việt Nam, trên 68 triệu người đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức, mức độ khác nhau – 1.300 GB dữ liệu cá nhân người Việt bị mua bán trên mạng.
Chỉ cần thử gõ tìm kiếm “danh sách khách hàng” bằng Google, chúng ta có thể thấy hơn 190 triệu kết quả với hàng loạt địa chỉ rao bán hiện ra ngay trước mắt người dùng, như: danhsachkhachhang, datakhachhang, danhsachmoi, fulldata…
Hầu hết các trang web này đều cung cấp 2 loại dữ liệu khách hàng: miễn phí và có phí. Dữ liệu thu phí được bán theo dạng một danh sách cụ thể được bổ sung và cập nhật liên tục. Giá bán từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng tùy theo chất lượng và độ chi tiết của gói dữ liệu.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã ghi nhận hàng trăm vụ việc liên quan đến mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Trong đó, một số vụ án công an xác định là có sự tiếp tay của những cá nhân đang làm nhiệm vụ thu thập và quản lý thông tin.
Theo các chuyên gia, tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng trong thời gian qua là do nguyên nhân việc ý thức bảo vệ dữ liệu thông tin của người dân chưa cao. Việc sử dụng sim rác còn nhiều. Bộ hành lang pháp lý chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu cá nhân vẫn chưa được xem là tài sản, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
Thiếu Tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay: “Bộ Công an đã giao các đơn vị chức năng tổ chức đấu tranh, làm rõ các tổ chức đường dây mua bán, chiếm đoạt dữ liệu thông tin cá nhân tại Việt Nam, tập trung đấu tranh vô hiệu hóa các trang web cung cấp dịch vụ, xác định số điện thoại đăng ký tài khoản mạng xã hội liên quan đến việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trên không gian mạng”.
Mới đây, Bộ công an đã đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trước những thách thức sử dụng dịch vụ mới như thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp qua mạng… Trước tiên, chính bản thân mỗi chúng ta phải bảo vệ thông tin đó. Có lẽ một thói quen của chúng ta không tốt là dễ dàng đăng thông tin cá nhân của mình ở bất cứ chỗ nào trên các trang mạng xã hội. Điều này tạo nên rủi ro rất lớn. Người dân cần có ý thức coi thông tin cá nhân của mình là một loại tài sản để bảo vệ. Đây là một trong những giải pháp cốt lõi cho vấn đề lộ lọt thông tin cá nhân.
Hội bạn thân của Elon Musk gặp phiền phức vì Twitter
Không chỉ kêu gọi Elon Musk hầu tòa, phía Twitter còn liên tục yêu cầu đồng nghiệp và bạn thân của CEO Tesla đến để chất vấn.
Theo Business Insider, nhiều tên tuổi lớn tại Thung lũng Silicon đã có những lời lẽ mang tính "phản pháo" dành cho Twitter trong những ngày gần đây. Cụ thể, mạng xã hội này đang cố tình lôi kéo một số cá nhân có liên quan đến Elon Musk vào cuộc chiến pháp lý.
Trong lần xuất hiện trên podcast All-In vào ngày 5/8, David Sacks, một trong những doanh nhân từng giúp Musk thành lập PayPal, đã gọi yêu cầu hầu tòa từ phía Twitter là "hành vi quấy rối" và có tính chất "nhỏ mọn, báo thù".
Twitter muốn chất vấn Sacks về một số phát ngôn thiếu tôn trọng của ông. Tuy nhiên, Sacks cho biết những phát ngôn đó chỉ mang tính ngẫu nhiên, không liên quan đến mối quan hệ với Elon Musk.
Ông Sacks và nhà đầu tư David Friedberg đã chế nhạo trát hầu tòa từ Wachtell, Lipton, Rosen & Katz (WLRK), công ty luật tham gia tranh tụng cho Twitter. Theo đó, trát hầu tòa mà Sacks cho biết dài khoảng 30 trang và yêu cầu tất cả liên lạc của ông với bạn bè trong 6 tháng gần nhất.
Bên cạnh đó, công ty luật WLRK cũng yêu cầu Sacks phải cung cấp tài liệu liên quan đến các tweet công khai của ông về việc sản phẩm do Musk kinh doanh.
Trong podcast, Sacks cho rằng công ty luật WLRK đang hiểu nhầm rằng những bài viết của ông trên Twitter thực sự được dẫn nguồn, tài liệu như một bài nghiên cứu.
"Về cơ bản, tôi tweet mà không nghĩ gì nhiều. Tôi đoán họ đang cố gắng tìm hiểu liệu tôi đăng bài thay mặt hoặc theo lệnh của ai đó", đồng sáng lập PayPal nói thêm.
Trong trát hầu tòa, công ty luật WLRK đã đề cập đến một số tweet của Sacks, bao gồm cả phát biểu của ông về danh sách việc cần làm của CEO Twitter tiếp theo.
Chamath Palihapitiya, tỷ phú chuyên đầu tư trong lĩnh vực công nghệ và là một người bạn của Elon Musk, cũng nhận trát hầu tòa vào đầu tháng 8. Chia sẻ tại podcast All-in, ông Palihapitiya cảm thấy rất bối rối khi nhận trát hầu tòa. "Toàn bộ điều này chỉ là một sự lãng phí thời gian", ông Palihapitiya nói.
Ngoài ra, ông Palihapitiya cũng nhận định về những vấn đề liên quan đến số lượng bot tự động trên mạng xã hội Twitter.
"Với tư cách là người dùng, vấn đề bot rất đáng lưu ý. Tôi từng là một người dùng nhiệt thành của Twitter và tôi nghĩ rằng trong năm ngoái, nó đã trở nên không thể sử dụng được", ông Palihapitiya nhận định.
Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chip Để các thiết bị liên tục phá vỡ các giới hạn về hiệu năng, các kỹ sư bán dẫn tìm ra một phương pháp đơn giản: làm các con chip ngày càng to ra. Trong khi các nhà sản xuất chip như TSMC hay Samsung đang chạy đua tạo ra các tiến trình chip ngày càng nhỏ hơn, cả ngành công nghiệp chip...