‘Mỏ vàng’ của du lịch Gia Lai
Chạy bộ địa hình (chạy trail) là loại hình được những người thích khám phá ưa chuộng và đã được khai thác ở nhiều địa phương.
Năm 2023, một số giải chạy bộ kết hợp với leo núi theo hình thức trail được tổ chức tại Gia Lai đã mở ra cánh cửa đầy hứa hẹn cho loại hình thể thao kết hợp phát triển du lịch này.
Chạy giữa rừng già
Tổ chức các giải chạy trong vườn quốc gia (VQG) hay rừng quốc gia đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi như: VQG Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên-Huế), VQG Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), VQG Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình), Rừng quốc gia Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Mỗi giải chạy kiểu này thu hút hàng ngàn người tham gia. Đơn cử giải “Cúc Phương Jungle Paths 2023″ có hơn 2.500 vận động viên (VĐV) tham gia hay giải “Vietnam Mountain Marathon 2022″ ở VQG Hoàng Liên có đến hơn 5.300 VĐV tranh tài ở các cự ly siêu marathon gồm: 10 km, 15 km, 21 km, 42 km, 70 km, 100 km, 160 km.
Bắt kịp xu thế đó, ngày 25-11-2023, VQG Kon Ka Kinh đã tổ chức cuộc thi leo núi “Chinh phục đỉnh đá Trắng” mở rộng lần thứ I. Đây được xem là động thái mang tính đột phá của VQG Kon Ka Kinh với hy vọng khai phá tiềm năng du lịch từ tài nguyên rừng già. Ở lần đầu tiên mang tính thử nghiệm này chỉ có hơn 100 VĐV nam-nữ đến từ các đơn vị: Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Huyện ủy Mang Yang, Công đoàn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; UBND các xã: Ayun, Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang); Công đoàn Trường THCS Ayun. Cùng với đó là gần 20 thành viên của Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai Marathon tham gia để tạo ra sự kết nối với cộng đồng chạy bộ trong tỉnh.
Cuộc thi leo núi Chinh phục đỉnh đá trắng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thu hút hàng trăm chân chạy. Ảnh: Văn Ngọc
Ông Ngô Văn Thắng-Giám đốc VQG Kon Ka Kinh-chia sẻ: “Đỉnh đá Trắng có độ cao 1.300 m so với mực nước biển. Chúng tôi chọn đỉnh đá Trắng làm điểm đến vì đây là một trong những điểm cao thú vị của Vườn. Từ đây dùng ống nhòm có thể quan sát bầy voọc chà vá chân xám-loài linh trưởng cực kỳ quý hiếm. Các nhà bảo tồn đã từng đứng ở nơi đây chụp được 1 bức hình có sự xuất hiện của 108 con voọc chà vá chân xám”.
Từ điểm xuất phát ở độ cao 700 m, các VĐV cùng nhau chinh phục quãng đường 3 km với những dốc đứng xây bằng hàng trăm bậc thang. Dù phải căng mình với đoạn đường đầy thử thách song các VĐV đều cảm thấy đầy thích thú khi được chạy giữa rừng già với những cơn gió mát thốc lên từ sườn núi.
Đặc biệt, mỗi VĐV khi lên đến đỉnh đá Trắng có cảm giác như được trao một món quà trời ban bởi khung cảnh hùng vĩ ở điểm cao này. Đứng tại đây có thể bao quát bốn bề, đón vào tầm mắt bạt ngàn rừng xanh. Với những người vốn quen với hình ảnh phố phường đông đúc, những văn phòng bộn bề công việc, được hít thở không khí trong lành trong không gian khoáng đạt ấy là một trải nghiệm tuyệt vời mà người ta vẫn gọi là “view triệu đô”. Sau khi xuống núi, Ban tổ chức bố trí một buổi tiệc BBQ ngoài trời dân dã để khép lại “tour” trải nghiệm đầy ấn tượng.
Video đang HOT
Các vận động viên vượt qua cầu treo Biển Hồ ở đường chạy tại giải Gia Lai City Trail 2023. Ảnh: Văn Ngọc
Ông Trần Minh Trường-Phó Chủ tịch CLB Gia Lai Marathon-cho hay: “Với những chân chạy thường xuyên thử sức ở các cự ly dài từ 21 đến 42 km, chúng tôi nhận thấy đây là một cung đường khá thử thách với những đoạn dốc cao cần đến sự rắn chắc cơ bắp và cả kỹ thuật. Khung cảnh thì rất tuyệt vời, giúp mình được hòa mình vào thiên nhiên, giải tỏa những áp lực, âu lo trong cuộc sống. Tôi tin rằng nếu khảo sát, nghiên cứu thêm các cung đường cho nhiều đối tượng người chạy khác nhau, chắc chắn thời gian tới Kon Ka Kinh sẽ là từ khóa hot của giới chạy bộ toàn quốc”.
Ông Ngô Văn Thắng cho biết thêm: “Kon Ka Kinh có những lợi thế đặc trưng riêng mà du khách sẽ thích thú khám phá như các loài động-thực vật quý hiếm, thác nước, sông suối còn khá hoang sơ và những đỉnh núi ít người có thể chinh phục. Năm nay chỉ là thử nghiệm. Năm tới, chúng tôi sẽ cố gắng mở thêm các cung đường mới hấp dẫn với nhiều cự ly và mở rộng quy mô hơn nữa. Vườn cũng sẽ học hỏi mô hình ở các VQG khác để áp dụng vào thực tiễn của Kon Ka Kinh theo hướng vừa phát triển du lịch, vừa đảm bảo môi trường sinh thái”.
Thời cơ trong tầm tay
Sự bùng nổ của phong trào chạy bộ trong toàn quốc đã tạo ra sức hút cho các giải chạy, trong đó có loại hình chạy bộ địa hình. Điều đó được thể hiện rõ nét qua giải chạy địa hình đầu tiên được tổ chức ở Gia Lai là “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn” diễn ra vào tháng 11-2023 do UBND TP. Pleiku cùng UBND huyện Chư Păh và Công ty cổ phần VietRace365, CLB Gia Lai Marathon phối hợp tổ chức. Giải đã quy tụ gần 4.000 chân chạy trong cả nước và hàng chục VĐV người nước ngoài. So với Giải Tiền Phong Marathon 2021, Gia Lai City Trail 2023 có những điểm mang tính đột phá tạo ra dấu ấn đậm nét cho những người đam mê chạy bộ.
Đầu tiên phải kể đến cung đường chạy với các cự ly 5 km, 10 km, 21 km và 42 km xuất phát ngay tại cổng Khu du lịch Biển Hồ (TP. Pleiku) và đi qua nhiều thắng cảnh như đường vành đai Biển Hồ, cầu treo Biển Hồ, đập Nghĩa Hưng, hàng thông trăm tuổi, Bửu Minh cổ tự, cánh đồng lúa Ngô Sơn và đặc biệt là núi lửa Chư Đang Ya vào mùa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ. Các VĐV cũng được trải nghiệm bầu không khí trong lành trong tiết trời đầu mùa khô mà thiên nhiên ưu đãi cho Phố núi.
Hàng thông trăm tuổi đầy thơ mộng nằm trong cung đường của Gia Lai City Trail 2023. Ảnh: L.G
Hơn cả, Gia Lai City Trail 2023 đã nhận được sự khích lệ rất lớn từ lãnh đạo tỉnh. Lần đầu tiên trong một sự kiện thể thao mà cả Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng tham gia với tư cách VĐV. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao, truyền đi cảm hứng dồi dào mà hiếm có giải đấu nào tạo được. Thậm chí, VĐV Nguyễn Hữu Quế còn hoàn thành cự ly bán marathon 21 km với thành tích 1 giờ 57 phút 36 giây.
Anh Nguyễn Văn Long-người “vẽ” đường chạy của Giải Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn: “Có thể khẳng định cung đường ở Gia Lai City Trail là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam. Hiếm có giải chạy nào mà VĐV vừa thi đấu với bao thử thách lại vừa như đi du lịch, khám phá khung cảnh xinh đẹp, hùng vĩ trong tiết trời dễ chịu như vậy. Gia Lai có đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho loại hình chạy trail. Mong rằng Gia Lai sẽ tập trung khai thác đặc trưng này để trở thành điểm đến ưa thích cho những người yêu chạy bộ”.
Với sự cộng hưởng lớn như vậy nên không có gì lạ khi Gia Lai đón tiếp một lượng người “khổng lồ” đến cổ vũ, trải nghiệm, tham quan. Trong mỗi cự ly xuất phát đều chứng kiến biển người với tiếng reo hò rộn rã, trong những bộ trang phục độc đáo. Người dân hai bên đường dành tặng các VĐV những tràng vỗ tay, lời động viên, tán thưởng và lời chào mời thân thiện.
Ông Đỗ Việt Hưng-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: “Giải đấu đã để lại ấn tượng đẹp với các VĐV đam mê chạy bộ và du khách đến TP. Pleiku. Đây là tiền đề để thành phố đưa các giải chạy Marathon trở thành hoạt động hàng năm, tăng cường quảng bá hình ảnh, thế mạnh về du lịch của Pleiku và Gia Lai. Từ kinh nghiệm lần này, chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức quy mô, chất lượng hơn ở các giải đấu trong thời gian tới”.
Trong khi đó, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” diễn ra tại xã Lơ Pang trong lần thứ 2 tổ chức vào tháng 10-2023 cũng manh nha về một kế hoạch khai phá du lịch cho huyện Mang Yang. Trong lần đầu tiên chỉ có hơn 100 VĐV hầu hết ở huyện Mang Yang thì ở lần thứ 2 đã có hơn 300 VĐV trong và ngoài tỉnh tranh tài. Từ cự ly 3,8 km chinh phục đỉnh Pờ Yầu, Ban tổ chức đã thiết kế thêm cung đường có cự ly 8 km để đưa VĐV đến với ngôi làng Pờ Yầu êm đềm, bình yên.
Các runner cả nước chinh phục núi lửa Chư Đang Ya trong mùa hoa dã quỳ vàng rực. Ảnh: Văn Ngọc
Đây là giải đấu thể thao mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho các VĐV khi không chỉ được thử thách giới hạn của bản thân qua quãng đường dốc cao dưới tán rừng mà còn được giao lưu với dân làng Pờ Yầu, thưởng thức những vũ điệu cồng chiêng và các sản vật của người Bahnar chân chất cũng như đắm mình vào dòng suối mát. Ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh-bày tỏ: “Cung đường này rất phù hợp để tổ chức các giải leo núi như Bà Rá (tỉnh Bình Phước), Tà Cú (tỉnh Bình Thuận), Bà Đen (tỉnh Tây Ninh). Nếu tổ chức tốt có thể đăng cai giải đấu tầm cỡ quốc gia, từ đó tạo ra sức bật khai phá vùng đất còn hoang sơ này”.
"Đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy..."
Bài hát nổi tiếng "Đôi mắt Pleiku" của nhạc sĩ Nguyễn Cường cứ ngân nga mãi trên chuyến xe bon bon đưa nhóm du khách từ Hà Nội vào thăm Biển Hồ Pleiku.
Địa danh này thu hút du khách từ cái tên khá ấn tượng - Biển Hồ. Thật ra, Biển Hồ là tên do người Kinh gọi, còn tên thật của nó là Tơ Nuêng (Tơ Nưng). Nơi đây là thắng cảnh của tỉnh Gia Lai mà bất cứ ai đã đặt chân đến miền đất Tây Nguyên đầy nắng gió đều không thể bỏ qua.
Nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, Biển Hồ là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm, có hình bầu dục, sâu 16-19 m, có diện tích mặt nước 280 ha. Rộng mênh mông, với làn nước hồ quanh năm xanh biếc, vì thế nó được gọi là Biển Hồ, hay còn gọi với cái tên lãng mạn "Đôi mắt Pleiku".
Một góc Biển Hồ
Con đường bê tông phẳng lì băng qua những hẻm núi hiểm trở, vách đá thẳng đứng rêu phong, đây đó điểm xuyết những bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ.
Bỗng ai đó reo òa lên: "Biển Hồ kia rồi!" Mặt hồ như một tấm gương phẳng lặng, bao bọc xung quanh là những rừng cây, những ngọn núi xa xa.
Đứng bên bờ hồ, ai nấy có cảm giác thoáng đãng, tranh thủ hít căng lồng ngực làn gió mát lành, cảm thấy thoải mái như đứng bên bờ biển lộng gió...
Sau bữa cơm tối, ngồi quanh ché rượu cần bên ánh lửa bập bùng, nhóm du khách ngồi lặng yên nghe già làng Brel kể những huyền thoại xa xưa về Biển Hồ.
Câu chuyện của già nghe buồn man mác. Già kể: Cái tên Tơ Nuêng là tên một buôn làng cổ trong truyền thuyết. Thuở xa xưa làng Tơ Nuêng to đẹp lắm, dân làng sống yên vui bên những dòng suối trong mát. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng hát vang rộn núi rừng...
Bỗng một năm nọ, trâu bò cả làng lăn ra chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) phạt nên đã vào rừng săn thú về làm lễ cúng.
Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển rất mạnh làm cả làng sụp đổ xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không còn ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm họ hàng ở xa nên tránh được thảm họa...
Có người lại kể một dị bản rằng: Bỗng một hôm núi lửa phun dung nham, tro nóng vùi lấp cả làng, những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về tạo nên Biển Hồ. Từ đó hồ mang tên Tơ Nuêng như để ghi nhớ một kỷ niệm buồn của buôn làng... chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên.
Tạm quên đi câu chuyện xưa buồn bã, chúng tôi vượt con đường với hàng thông cổ thụ xù xì đi thăm những đồi chè xanh mướt trải dài tít tắp không thua gì cao nguyên Mộc Châu.
Đi thăm những vườn cà phê trĩu quả, chúng tôi cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Hóa ra không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon, mà cà phê Pleiku cũng là một thương hiệu. Du khách đi tham quan vườn cà phê, trải nghiệm một ngày lao động với những công nhân hái cà phê. Sau đó mọi người cùng ngồi nhấm nháp ly cà phê sánh đặc, thơm hương...
Ngày 16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích danh thắng.
Rời Biển Hồ, tạm biệt Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn còn văng vẳng bên tai: "Em đẹp thế Pleiku ơi..."
Vườn hoa hướng dương rực rỡ phố núi Pleiku hút khách tham quan Vườn hoa hướng dương trải dài ở Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, khoe sắc vàng rực rỡ đang trở thành điểm đến thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán Canh Tý. Du khách chụp ảnh lưu niệm tại vườn hoa hướng dương. (Nguồn: TTXVN) Với diện tích trên 1.000 m, vườn hoa hướng dương nở vàng rực rỡ tại một nông...