Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II

Theo dõi VGT trên

Mỏ uranium Shinkolobwe tại Congo cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cho Dự án Manhattan, bao gồm hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945.

“Cái tên Shinkolobwe khiến tôi đau đớn và buồn bã”, nhà sử học Susan Williams tại Viện Nghiên cứu Thịnh vượng chung ở Anh cho hay. Có lẽ ít người biết Shinkolobwe là gì hoặc ở đâu. Tuy nhiên, mỏ uranium nhỏ ở tỉnh Katanga phía nam Congo này lại góp phần gây ra một trong những sự kiện tàn khốc nhất lịch sử.

“Khi nói về vụ ném bom nguyên tử HiroshimaNagasaki, chúng ta không bao giờ nhắc tới Shinkolobwe”, Isaiah Mombilo, nhà hoạt động vì quyền của người Congo tại Nam Phi, cho biết. “Một phần lịch sử của Thế chiến II đã bị lãng quên và đánh mất”.

Câu chuyện về Shinkolobwe bắt đầu từ khi nguồn uranium phong phú được phát hiện tại đây vào năm 1915, trong thời kỳ Bỉ cai trị Congo. Khi đó nhu cầu uranium rất ít, nên thay vì khai thác tài nguyên này, công ty Union Miniere của Bỉ tập trung tìm kiếm radium, loại chất phóng xạ đã được vợ chồng Marie và Pierre Curie tách thành công.

Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II - Hình 1

Khu vực mỏ Shinkolobwe tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, trong bức ảnh công bố năm 1960. Ảnh: AFP.

Đến năm 1938, với việc Otto Hahn khám phá ra phản ứng phân hạch hạt nhân, tiềm năng của uranium mới trở nên rõ ràng. Sau khi nghe tin về phát hiện này, nhà bác học Albert Einstein ngay lập tức viết thư cho tổng thống Mỹ lúc đó là Franklin Roosevelt để trình bày ý tưởng sử dụng uranium tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ, thậm chí là những quả bom uy lực.

Năm 1942, các chiến lược gia của quân đội Mỹ quyết định mua nhiều uranium nhất có thể nhằm theo đuổi kế hoạch phát triển bom nguyên tử có tên Dự án Manhattan. Dù bang Colorado và Canada cũng có các mỏ uranium, không nơi nào trên thế giới khi đó nhiều nguyên liệu hạt nhân như Congo.

“Cấu tạo địa chất của Shinkolobwe được mô tả như một nơi kỳ dị của tự nhiên”, Tom Zoellner, nhà báo người Mỹ từng đến khu mỏ của Congo, cho biết. “Không khu mỏ nào khác có uranium với độ tinh khiết cao như Shinkolobwe. Chưa từng có nơi nào như vậy được tìm thấy”.

Theo thỏa thuận giữa Mỹ với công ty Union Miniere, Washington sở hữu 1.200 tấn uranium từ Congo, mang về lưu trữ trên đảo Staten, và 3.000 tấn uranium khác cất ngay tại mỏ Shinkolobwe. Dưới ách thống trị của Bỉ, công nhân Congo phải làm việc quần quật ngày đêm để gửi hàng trăm tấn quặng tới Mỹ mỗi tháng.

“Shinkolobwe góp phần định đoạt ai là lãnh đạo tiếp theo của thế giới. Mọi chuyện bắt đầu từ đó”, nhà hoạt động Mombilo nhận xét.

Toàn bộ kế hoạch của Mỹ được thực hiện trong bí mật, nhằm không đánh động phe Trục về sự tồn tại của Dự án Manhattan. Shinkolobwe thậm chí bị xóa khỏi bản đồ, trong khi các điệp viên được phái tới khu vực để cố tình lan truyền thông tin sai lệch về các hoạt động khai thác tại đây. Uranium được gọi là “đá quý”, hay đơn giản chỉ là “nguyên liệu thô”. Cụm từ “Shinkolobwe” không bao giờ được nhắc tới.

Bí mật về Shinkolobwe vẫn bị che giấu suốt thời gian dài sau Thế chiến II. “Những nỗ lực được tiến hành nhằm truyền đi thông tin rằng nguồn uranium tới từ Canada, như một cách đánh lạc hướng sự chú ý khỏi Congo”, nhà sử học Williams cho biết, thêm rằng quá trình này kỳ công đến mức nhiều người giờ đây vẫn tin những quả bom nguyên tử được chế tạo bằng uranium của Canada.

Mặc dù một số lượng uranium nhất định được khai thác tại Canada và bang Colorado, phần lớn nguyên liệu hạt nhân của Mỹ vẫn đến từ Congo. Một phần uranium từ Congo còn được tinh chế ở Canada trước khi vận chuyển đến Mỹ.

Sau Thế chiến II, nhờ kỹ thuật làm giàu uranium được nâng cao, các cường quốc phương Tây bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại mỏ này. Tuy nhiên, nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của những nước khác, Washington quyết kiểm soát Shinkolobwe. “Dù không cần uranium tại đây, Mỹ vẫn không muốn Liên Xô tiếp cận được với nó”, Williams giải thích.

Sau khi Congo giành độc lập từ tay Bỉ vào năm 1960, Shinkolobwe bị đóng cửa, đổ bê tông bít chặt lối vào. Tuy nhiên, phương Tây vẫn muốn chính phủ kiểm soát khu mỏ này đứng về phía quyền lợi của họ. “Do đó, Mỹ cùng nhiều cường quốc đã cố gắng để không ai có thể chạm tới Congo. Bất cứ ai muốn lãnh đạo Congo đều phải chịu sự kiểm soát của họ”, Mombilo nói.

Video đang HOT

Theo nhà báo Zoellner, phương Tây đề cao tầm quan trọng của mục tiêu này đến mức sẵn sàng hỗ trợ lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ đầu tiên của Congo do thủ tướng Patrice Lumumba lãnh đạo, sau đó hậu thuẫn Mobutu Sese Seko lên nắm quyền vào năm 1965, mở ra hàng thập kỷ lầm than của đất nước dưới chính quyền độc tài.

Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II - Hình 2

Một người đàn ông chui vào hầm khai thác tại mỏ Shinkolobwe hồi năm 2004. Ảnh: AP.

Mobutu cuối cùng cũng bị lật đổ vào năm 1997. Tuy nhiên, “bóng ma” của Shinkolobwe tiếp tục ám ảnh Congo, khi các thợ mỏ bắt đầu tự do khai thác tại khu vực này để tìm đồng và coban quanh những giếng mỏ bị niêm phong. Đến cuối thế kỷ 20, ước tính 15.000 thợ mỏ và gia đình họ đã có mặt tại Shinkolobwe, tiến hành hoạt động khai thác trái phép mà không có bất cứ biện pháp nào đề phòng quặng phóng xạ.

Do đó, những tai nạn thường xuyên xảy ra. Năm 2004, 8 thợ mỏ thiệt mạng và hơn 10 người bị thương khi một đường hầm bị sập. Thêm vào đó, nỗi lo ngại uranium đang bị buôn lậu cho các nhóm khủng bố, hoặc những quốc gia bất mãn với phương Tây, thúc đẩy quân đội Congo giải tỏa ngôi làng của các thợ mỏ ở Shinkolobwe vào cùng năm.

Bất chấp trữ lượng khoáng sản phong phú tại Shinkolobwe, kể từ khi công ty Union Miniere rút khỏi đây vào đầu những năm 1960, chưa từng có hoạt động khai thác an toàn và hiệu quả nào được triển khai để mang lại lợi ích cho người dân Congo. Sau sự cố phóng xạ hạt nhân ở nhà máy Fukushima của Nhật Bản năm 2011, mọi lợi ích từ việc khai thác uranium cho mục đích dân sự đều bị cấm.

Tới nay, nhiều tài liệu về Shinkolobwe của Mỹ, Anh và Bỉ vẫn bị phân loại là hồ sơ mật, gây cản trở nỗ lực ghi nhận đóng góp của Congo cho chiến thắng của phe Đồng minh, cũng như việc điều tra tác động về môi trường và sức khỏe của khu mỏ. Nhà sử học Williams cho rằng điều này nên được coi là một phần trong lịch sử trục lợi từ Congo lâu dài của các thế lực phương Tây.

“Quá nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng, như y tế, chính trị và kinh tế. Chúng ta không thể biết những tác động tiêu cực của phóng xạ vì các hoạt động bảo mật đó”, nhà hoạt động Mombilo nêu ý kiến, chỉ ra rằng nhiều trẻ em sinh ra trong khu vực được báo cáo bị dị tật, nhưng rất ít hồ sơ bệnh án được lưu trữ.

Nhiều người chịu ảnh hưởng từ mỏ Shinkolobwe đang vận động để được thừa nhận và đền bù. Tuy nhiên, họ cũng nhận thức được rằng khó có thể tìm ra người chịu trách nhiệm nếu thiếu thông tin về khu mỏ và những gì từng diễn ra tại đây.

“Shinkolobwe là một lời nguyền với Congo”, Mombilo nói.

Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima

Howard Kakita, 7 tuổi, đang đứng trên mái nhà chỗ ông bà và thích thú ngắm vệt khói từ chiếc B-29 đang tới gần thì còi báo động không kích rú lên.

Đó là vào buổi sáng trong xanh, ngập nắng ngày 6/8/1945 ở Hiroshima, Nhật Bản. Howard đáng lẽ đã không đứng trên đó, cậu và anh trai đáng lẽ cũng không ở Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II.

Sinh ra ở California, hai anh em Kakita đều là công dân Mỹ, giống như bố mẹ họ. Nhưng cũng như nhiều công dân Mỹ khác, họ có mặt ở Hiroshima vào ngày định mệnh đó, khi quả bom nguyên tử với sức công phá khủng khiếp được ném xuống thành phố này.

Hơn 10 quân nhân, thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến và bị phía Nhật bắt làm tù binh, đã chết sau khi quả bom hạt nhân phát nổ. Nhưng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, người Mỹ khác cũng bị chết hoặc chịu tổn thương bởi quả bom.

Nhiều người trong số đó là trẻ em từ Hawaii và Bờ Tây nước Mỹ, trở về Nhật Bản nhiều năm trước chiến tranh để thăm họ hàng hoặc tìm hiểu về nguồn cội. 75 năm kể từ đó, số người còn sống ngày càng ít dần. Người trẻ nhất trong số họ giờ cũng đã ngoài 80.

Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima - Hình 1

Howard Kakita, người Mỹ gốc Nhật, sống sót sau vụ ném bom Hiroshima. Ảnh: Washington Post.

Dù không có thống kê chính xác về số người Mỹ là hibakusha (từ tiếng Nhật để chỉ người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử), chính phủ Nhật vẫn cam kết chăm lo cuộc sống cho họ suốt đời và thường gửi các đội bác sĩ tới Mỹ để theo dõi sức khỏe định kỳ cho họ.

Trong nhiều thập kỷ, các đội bác sĩ này đã gặp nhiều người sống sót sau vụ ném bom, lấy mẫu máu, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, chụp X-quang và hỏi họ về những gì phải chịu đựng, như tác động lâu dài của bức xạ hay biến chứng của tuổi già.

40 người Mỹ đã tham gia cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ như vậy vào tháng 11 năm ngoái, trong đó có Howard Kakita, kỹ sư máy tính nghỉ hưu. "Không còn nhiều người trong chúng tôi còn sống", ông nói.

Yaozo, ông của Howard, là một nông dân và cũng là thành viên đầu tiên trong gia đình tới Mỹ. Khi bắt chuyến tàu tới Mỹ năm 1899, ông Yaozo mới 22 tuổi, không biết tiếng Anh nhưng tin rằng tấm vé này sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho cuộc đời mình.

Tuy nhiên, trái với mong đợi, ông Yaozo đối mặt với nhiều năm khó khăn ở Mỹ vì bị cấm nhập tịch và làn sóng phản đối người Nhật Bản. Ông sau đó trở về Hiroshima nhưng không từ bỏ giấc mơ Mỹ.

Năm 1906, ông một lần nữa tới Mỹ cùng người vợ mới cưới. Họ định cư ở Bakersfield, California và sinh 8 người con. Tất cả 8 đứa trẻ đều được công nhận là công dân Mỹ, theo quy định trong Tu chính án 14 của Hiến pháp Mỹ.

Song cuộc sống của gia đình ông Yaozo cũng không dễ dàng khi luật Mỹ cấm người nhập cư Nhật Bản được sở hữu đất hoặc thuê đất dài hạn. Năm 1927, vợ ông qua đời trong lúc sinh con. Ông trở về Hiroshima và tái hôn sau đó, nhưng các con trai của ông chọn tương lai ở Mỹ thay vì Nhật Bản. Tới năm 1940, ông Yaozo bị trầm cảm nặng và nghiện rượu. Ông dường như sắp chết vào lúc đó.

Đầu năm đó, con trai thứ hai Frank cùng vợ Tomiko đưa hai con của họ tới Hiroshima gặp ông nội Yaozo và quyết định ở lại thành phố này để chờ sinh đứa con thứ ba. Chuyến thăm kéo dài nhiều tháng của vợ chồng Frank giúp ông Yaozo nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng khi Frank thông báo đưa gia đình trở về California, ông một lần nữa suy sụp. Do đó, Frank và Tomiko quyết định sẽ để hai đứa trẻ Howard, 2 tuổi, và Kenny, 4 tuổi, ở lại cùng ông bà, như lời hứa hẹn rằng họ sẽ trở lại Nhật Bản.

Nhưng năm 1941, trận Trân Châu Cảng nổ ra và mọi thứ thay đổi. Chiến tranh và hậu quả tàn khốc của nó đã chia rẽ gia đình họ gần một thập kỷ.

Sau này Howard mới nhận ra rằng việc ông sống sót sau khi quả bom hạt nhân phát nổ ở Hiroshima là một phép màu. Nhà ông bà của ông chỉ cách địa điểm ném bom hơn một km. Sức ép từ quả bom biến cả ngôi nhà thành đống đổ nát, chôn vùi Howard suốt nhiều giờ.

Howard ngất đi dưới đống đổ nát và khi tỉnh lại, cậu bé phải tự tìm đường thoát ra ngoài. Ông nội Yaozo tìm cách cứu vợ khỏi căn nhà sụp đổ, sau đó cùng với Howard và Kenny chạy về phía dãy núi, tránh xa các đám cháy và vượt qua rất nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Suốt nhiều năm sau đó, Howard không dám ăn các món ăn có màu hồng hoặc đỏ, như bưởi hoặc thịt bò. Món mì spaghetti cũng khiến ông thấy buồn nôn.

"Nó khiến tôi liên tưởng đến máu và xác chết", ông nói.

Khi họ trở lại khu dân cư, không khí tràn ngập mùi hôi thối. Họ cố tìm mọi thứ còn sót lại để dựng tạm một nơi trú ẩn. Cả Howard và Kenny đều bị kiết lỵ và rụng tóc cho nhiễm phóng xạ. Họ nghe tin bà ngoại đã chết trong vụ ném bom và ông ngoại cũng qua đời vài ngày sau đó. Họ là nông dân trồng khoai lang và chỉ đến thành phố này vào phiên chợ hàng tuần.

Trong khi ở phía bên kia Thái Bình Dương, cha mẹ của Howard nghĩ cả hai đứa con của họ đã chết. Như 120.000 người Mỹ gốc Nhật khác, Frank và Tomiko đã sống ba năm trong trại tập trung ở Arizona, nơi chính quyền Mỹ buộc công dân gốc Nhật đến sinh sống do lo ngại nguy cơ họ hợp tác với Nhật. Họ vẫn ở đó khi Hội Chữ thập đỏ Mỹ xác nhận hai đứa con của họ ở Hiroshima vẫn còn sống.

Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima - Hình 2

Khung cảnh Hiroshima 8 tháng sau vụ ném bom nguyên tử hôm 6/8/1945. Ảnh: AP.

Chiến tranh kết thúc sau đó, nhưng không giúp họ có thể đoàn tụ. Gia đình Kakitas được phép rời khỏi trại tập trung, cùng tấm vé một chiều và 25 USD. Nhưng họ không có tiền để đưa Kenny và Howard trở về từ Nhật Bản. Nhiều tháng rồi tới nhiều năm qua đi, họ vẫn bị chia tách như vậy. Ngày 8/8/1947, ông Yaozo qua đời vì ung thư.

Tháng 3 năm sau, Kenny và Howard được đưa lên tàu tới San Francisco, vùng đất xa lạ với thứ ngôn ngữ lạ lẫm, nơi có bố mẹ mà họ không nhớ rõ, cùng hai đứa em họ chưa từng gặp mặt. Cuộc đoàn tụ của họ diễn ra trong không khí khá căng thẳng.

Gia đình họ sống trong căn hộ ba tầng. Bố mẹ không nói về thời gian sống ở trại tập trung, trong khi hai đứa trẻ cũng không kể về vụ ném bom. Howard, khi đó 9 tuổi, thường hay la hét vì gặp ác mộng vào ban đêm.

Phải mất rất nhiều năm sau đó, Howard mới có thể gạt bỏ ám ảnh và nói về vụ đánh bom Hiroshima, trong khi Kenny vẫn chưa thể chia sẻ về quá khứ.

"Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm", Howard, hiện 82 tuổi, giải thích lý do chia sẻ về câu chuyện của mình. Tại nhà riêng ở Rancho Palos Verdes, bang California, ông đang bận rộng chuẩn bị cho buổi thảo luận về lễ kỷ niệm sắp tới với những người sống sót khác. "Tôi đã ở tuổi xế chiều và là một trong số người trẻ nhất còn nhớ về vụ ném bom Hiroshima. Sau tôi, có lẽ sẽ không còn ai khác. Những người trẻ hơn sẽ không nhớ gì về nó".

Mùa thu năm ngoái, ông đã nói chuyện cùng hàng trăm sinh viên ngành lịch sử tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA), ngôi trường ông từng theo học. Howard cũng từng chia sẻ câu chuyện của mình tại Bảo tàng Quốc gia người Mỹ gốc Nhật, trong khi Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima cũng ghi hình ông để thêm vào bộ sưu tập câu chuyện của những người sống sót sau vụ ném bom.

Câu chuyện của Howard cũng bao gồm quá trình ông dần thoát khỏi bóng ma quá khứ, để bắt đầu cuộc sống và theo đuổi con đường học hành của mình. Ông đã tốt nghiệp và có tấm bằng thạc sĩ về kiến trúc máy tính tại UCLA.

Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, Howard gặp Irene Doiwchi, người sau này trở thành vợ ông. Nhưng phải tới khi cân nhắc kết hôn, ông mới đem câu chuyện về Hiroshima kể với bà Irene. "Tôi phải nói với bà ấy rằng tôi từng nhiễm xạ nghiêm trọng và có thể không sống được lâu", ông nói.

Tuy nhiên, điều đó không khiến Irene nản lòng. "Tôi tự nói với mình tôi muốn ở bên người đàn ông này, dù là địa ngục hay khó khăn, hoặc bất kỳ chuyện gì xảy đến", bà nói.

Howard dường như không còn bị ám ảnh bởi quá khứ trong một thời gian dài sau đó. Nhưng bóng đen của vụ ném bom Hiroshima một lần nữa phủ lên cuộc sống của ông khi đứa con 4 tuổi Randy bị chẩn đoán ung thư năm 1968 và qua đời chưa đầy 6 tháng sau đó.

"Liệu đó có phải do tôi không", Howard tự hỏi và cảm thấy sợ hãi về di chứng của nhiễm xạ, dù hai con gái và 4 đứa cháu của ông không gặp phải vấn đề gì.

Gia đình Kakitas từ lâu đã tha thứ cho quá khứ, như cách Nhật và Mỹ đã cố gắng làm. Năm 1988, chính phủ Mỹ cam kết bồi thường 20.000 USD cho mỗi người Mỹ gốc Nhật phải vào trại tập trung và khoảng 82.000 người sống sót cũng nhận được tiền bồi thường. Nhật Bản tiếp tục chuyển các khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho các nạn nhân người Mỹ dựa trên khoảng cách tới địa điểm ném bom. Howard đã nhận được 30.000 yen, khoảng 300 USD, cũng như được đội y tế Nhật kiểm tra sức khỏe hai năm một lần.

"Chúng tôi chỉ sống được 5-7 năm nữa thôi", ông nói.

Tháng 9 năm ngoái, Howard và Irene tới thăm Hiroshima và bảo tàng tưởng niệm hòa bình ở đó. Đây là lần thứ tư hoặc năm ông trở lại nơi này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
05:42:50 22/11/2024
Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
18:56:20 21/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024

Tin mới nhất

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử

17:16:56 22/11/2024
Ngày 21/11, theo báo cáo mới được cảnh sát công bố, người phụ nữ - được gọi là "Jane Doe" - khai rằng ông Hegseth đã lấy điện thoại của cô, chặn cửa phòng và tấn công tình dục mặc dù cô nhớ đã nói 'không rất nhiều lần .

Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ

17:15:18 22/11/2024
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng mở rộng của Triều Tiên bao gồm nhiều loại vũ khí có khả năng hướng tới Hàn Quốc và Nhật Bản cùng các tên lửa tầm xa đã chứng minh khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

17:13:49 22/11/2024
ICC cho biết, lệnh bắt giữ này liên quan đến tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh được thực hiện ít nhất từ ngày 8/10/2023 đến ngày 20/5/2024, thời điểm Văn phòng Công tố nộp đơn xin lệnh bắt giữ .

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh

13:50:07 22/11/2024
Đây là một trong những cơ sở thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Education Consortium Anáhuac (CEA) hiện đang hoạt động tại 18 quốc gia.

Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD nhờ kỳ vọng về chính sách của Mỹ

13:47:33 22/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền điện tử thế gTrong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền...

Những điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin

13:43:28 22/11/2024
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nhấn mạnh: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ k...

Ai Cập, Iran quan ngại tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực

13:39:39 22/11/2024
Theo Ngoại trưởng Ai Cập, cần thiết phải hỗ trợ tất cả các bên ở Liban trong giai đoạn quan trọng này, để bầu ra một tổng thống thông qua sự đồng thuận toàn quốc.

Lực lượng Mỹ tấn công Houthi bằng tên lửa phóng từ biển

13:33:50 22/11/2024
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã công bố video ghi lại cuộc không kích chính xác vào mục tiêu của Houthi ở Yemen.

Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia

13:31:37 22/11/2024
Người phát ngôn của Bộ Febri Hendri Antoni Arif cho biết, kế hoạch đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với kế hoạch phát triển nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện ban đầu trị giá 158 tỷ rupiah (ttương đương 10 triệu USD) của Apple ở Bandung...

Có thể bạn quan tâm

Vùng cấm của G-Dragon

Nhạc quốc tế

19:31:21 22/11/2024
12 giờ trưa 22/11 (theo giờ Việt Nam), G-Dragon ra mắt bài hát mới - Home Sweet Home. Không thông báo trước, G-Dragon đánh úp fan bằng 1 bài đăng vào chiều 21/11.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường

Netizen

19:30:48 22/11/2024
Tưởng sẽ thu về khoản tiền lãi lớn, người phụ nữ ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải chịu nhìn tài sản mất trắng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Nhạc việt

19:25:39 22/11/2024
Ngày 19/11, ban nhạc indie rock The Flob đã thả xích MV Nhất Bái Thiên Địa, đưa người xem vào một chiều không gian hoài cổ đầy huyền bí, mị hoặc.

Bệnh gai đen ở người béo phì có chữa được không?

Sức khỏe

19:16:45 22/11/2024
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?

Tv show

18:54:00 22/11/2024
Theo đó, Mỹ Linh nhắc đến khá nhiều người, tuy nhiên câu chuyện liên quan đến Minh Tuyết, Tóc Tiên, Minh Hằng là thu hút sự chú ý nhất.

Tình cảnh trái ngược của Son Heung-min

Sao thể thao

18:21:30 22/11/2024
Đội trưởng tuyển Hàn Quốc tỏa sáng khi ghi bàn trong hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 gặp Kuwait và Palestine. Thành tích này giúp anh vượt mốc 50 bàn thắng cho tuyển quốc gia.

Gã đàn ông nửa đêm tưới xăng đốt nhà người khác ở Hà Nội

Pháp luật

18:15:20 22/11/2024
Ngày 22/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (SN 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mức án 19 năm tù về tội Giết người.

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.