Mơ ước của trò vùng cao
Nhà vệ sinh luôn là vấn đề khó gỡ ở các trường học vùng cao. Trong các đề xuất của các nhà trường gửi lên nền tảng iNhandao, hầu hết các nhà trường đều đề xuất hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh tạm của điểm trường Co Muông (Tuần Giáo, Điện Biên)
Thầy Nguyễn Văn Quân – Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ, Điện Biên) chia sẻ:
Năm học này, nhà trường có 932 học sinh, trong đó 487 học sinh ăn, ở bán trú tại trường nhưng toàn trường chỉ có 3 gian nhà vệ sinh kiên cố và 16 gian nhà tạm.
Theo ước tính trường cần có thêm ít nhất 21 gian nhà vệ sinh nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của học sinh.
Việc thiếu nhà vệ sinh càng khó khăn hơn với các em học sinh bán trú khi ăn, ở, sinh hoạt tại trường.
Nhiều lúc, các em học sinh phải xếp hàng dài, thậm chí có em nhịn đi vệ sinh hoặc đi không đúng nơi quy định.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, môi trường xung quanh và khó khăn cho các thầy cô trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Cũng tại Nậm Pồ, thầy Dương Duy Dần – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Bủng cho biết: Hiện nay nhà trường có 22 lớp, 828 học sinh, trong đó có 670 học sinh bán trú nhưng chỉ có 4 gian nhà vệ sinh kiên cố và 12 gian nhà tạm. Nhà trường cần xây dựng thêm 15 gian nhà vệ sinh nữa mới không bị quá tải.
Nhà vệ sinh ít trong khi số học sinh đông đã làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập, sức khỏe của học sinh.
Video đang HOT
Đặc biệt là đã gây ra tình trạng quá tải vào một số thời điểm (trước và sau giờ học; giờ giải lao) khiến các em dù muốn hay không vẫn phải đi vệ sinh không đúng nơi quy định.
Ông Nguyễn Xuân Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT Nậm Pồ cho biết: Huyện có 43 trường học, trong đó có 23 trường bán trú với 779 lớp, 19.679 học sinh, 13.173 học sinh bán trú hiện đang ăn ở sinh hoạt tại trường. Tuy nhiên toàn ngành mới chỉ có 535 nhà vệ sinh.
Năm học 2020-2021, để giải quyết vấn đề thiếu nhà vệ sinh, toàn ngành cần đầu tư xây dựng thêm 406 gian nhà vệ sinh cho học sinh ở 36 trường (ước tính mỗi gian 15.000.000 đồng), trong đó xây tại điểm trường trung tâm là 228 gian, ở các điểm bản là 178 gian với tổng ước tính chi phí đầu tư là hơn 6 tỷ đồng.
Nhà vệ sinh tạm của trường PTDTBT TH&THCS Tênh Phông ( huyện Tuần Giáo, Điện Biên)
Tại Trường PTDTBT TH&THCS Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, Điện Biên), thầy hiệu trưởng Mai Xuân Hà cho biết: Dù các lớp học đã được xây kiên cố nhưng nhà trường vẫn chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Hiện nay, nhà trường sử dụng nhà vệ sinh tạm bợ bằng cách quây các tấm tôn, rất mất vệ sinh, gây ô nhiễm. Do đó, học sinh và giáo viên nhà trường rất mong muốn thông qua chương trình Điều ước cho em hỗ trợ cơ sở vật chất, xây mới nhà vệ sinh giúp thầy trò.
Tại Trường Tiểu học Nà Tòng (huyện Tuần Giáo, Điện Biên) thầy hiệu trưởng Tô Đình Thuyên cho biết: Nếu nói về khó khăn thì là đặc điểm chung của tất cả các tỉnh miền núi, trường nào cũng gặp khó khăn.
Trường Nà Tòng có điểm trường Co Muông cần hỗ trợ nhà vệ sinh, xây nhà bếp; điểm trường Phiêng Xanh cần hỗ trợ bể chứa nước sạch, điểm trường Pa Cá cần hỗ trợ ống nước và nguồn nước để sinh hoạt. Trong đó, nhà vệ sinh sạch sẽ luôn là mong ước của học sinh nhà trường từ nhiều năm nay.
Thiếu nhà vệ sinh trường học xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trước tiên phải kể tới ngân sách đầu tư cho giáo dục, cơ sở vật chất trường học còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các nguồn lực khác cho các công trình vệ sinh trường học lại không dễ dàng và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Việc xây dựng các công trình chịu giá cả cao hơn miền xuôi bởi giá vật liệu, nhân công đắt hơn rất nhiều.
Giải pháp hiện nay đang được các trường thực hiện là: Huy động cả giáo viên, học sinh vào công việc giữ gìn nhà vệ sinh, ổn định nguồn nước sinh hoạt để tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên bằng cách sửa chữa đường dẫn nước, đào giếng khoan lấy nước, huy động sự giúp đỡ của địa phương và phụ huynh học sinh để làm nhà vệ sinh, nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời.
Ngày 15/1/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 156/BGDĐT-GDCTHSSV về việc triển khai Chương trình “Điều ước cho em” (Công văn 156) gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với mục đích huy động các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh ở các trường học thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Tại Công văn 156, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát và cập nhật thông tin về những khó khăn và nhu cầu cần hỗ trợ trên cổng thông tin http://inhandao.vn.
Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Lồng ghép là tốt nhất...
"Thế giới vận động không ngừng, nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời thì sẽ bị tụt hậu... nhưng theo tôi chứng chỉ CDNN nếu lồng ghép vào bồi dưỡng chuyên môn là tốt nhất", thầy giáo Nguyễn Văn Quân chia sẻ.
Một buổi học của điểm trường Mầm non ở huyện Mường Ảng, Điện Biên
Bồi dưỡng là phù hợp...
Liên quan đến việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN) với giáo viên, có ý kiến cho rằng chứng chỉ này không thực sự cần thiết bởi ngay từ trên ghế nhà trường, khi học chuyên nghiệp giáo viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức - nhưng thầy Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho rằng việc bồi dưỡng là cần thiết.
Theo lý giải của thầy Quân, thời buổi kinh tế thị trường đang vận động không ngừng, nhiều kiến thức, nhiều vấn đề mới phát sinh mỗi ngày nên cần phải bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên cập nhật kịp thời. Từ đó giáo viên sẽ có thêm kiến thức thực tiễn cho bản thân và cũng là để truyền dạy cho học sinh. Với giáo viên miền núi, biên giới khó khăn như trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa lại càng cần thiết.
"Tôi nghĩ việc Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng kiến thức đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến đội ngũ giáo viên rồi. Vậy mà chúng ta không cập nhật, không ủng hộ là chúng ta mất đi cơ hội để bồi dưỡng kiến thức cho mình rồi", thầy giáo Nguyễn Văn Quân nói.
Nhiều giáo viên mong muốn lồng ghép việc học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp với bồi dưỡng chuyên môn làm một đợt
"Cá nhân tôi thấy rằng đến cái điện thoại nó còn thay đổi công nghệ thường xuyên, liên tục. Thế giới cũng vậy, luôn vận động không ngừng. Nếu như chúng ta không cập nhật cái mới kịp thời thì sẽ bị tụt hậu. Việc bồi dưỡng cho giáo viên cũng vậy, nếu như tham gia học tập để có chứng chỉ ghi nhận năng lực, trình độ thì mới yên tâm đảm nhiệm công việc được giao. Họ nhìn vào đó để thấy mình đang ở vị trí nào để còn cố gắng. Nhưng theo tôi nếu lồng ghép vào chương trình bồi dưỡng chuyên môn hàng năm sẽ là tốt nhất đối với giáo viên vùng cao như chúng tôi", thầy Nguyễn Văn Quân nói thêm.
Giáo viên cần được nghỉ hè...
Trường PTDTBT. Tiểu học Na Cô Sa có 2 giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo, đó là cô Tuyết và cô Hiền. Một người bị hở van tim, còn người kia mắc chứng máu khó đông. Hàng năm, những giáo viên này đều chỉ có hai cơ hội để đi về Hà Nội thăm khám. Hơn 700km từ Na Cô Sa về đến Hà Nội là cả vấn đề với họ. Vì thế họ không thể đi ngày một, ngày hai được nên chỉ biết đợi đến dịp hè và Tết Nguyên đán. Việc theo học lớp bồi dưỡng CDNN xong, rồi tiếp tục tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghĩa là những giáo viên này sẽ không có ngày hè.
"Chúng tôi thường xuyên phải động viên hai cô cố gắng giữ tinh thần tốt, cố gắng điều trị bệnh. Họ chỉ đợi đến hè và Tết Nguyên đán để về tranh thủ thăm khám, chữa bệnh. Ít nhất họ cũng phải có 2 lần khám/1 năm xem bệnh tình thế nào chứ! Vì thế ngành và nhà trường cũng luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho họ, ví như sắp xếp công việc để các cô nghỉ Tết sớm hơn mọi người một vài ngày. Cũng chỉ mong các cô đỡ vất vả", thầy Quân bộc bạch.
Cô giáo Bùi Thị Hoài trong một buổi lên lớp
Thầy Nguyễn Quang Tuyến - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cũng đồng tình với quan điểm lồng ghép hai chương trình làm một đợt. Theo thầy Tuyến, nếu như vậy sẽ giúp cho giáo viên có cơ hội được nghỉ ngơi, thăm thân.
"Chúng tôi đa số giáo viên đều ở xa nhà. Các thầy cô đều có quê ở các tỉnh dưới xuôi như: Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương... Cả năm làm việc, họ chỉ tranh thủ ít ngày Hè, đi 700 - 800km để về thăm thân được mấy hôm rồi lại phải trở về trường ngay. Rồi họ lại mất một thời gian để bồi dưỡng chuyên môn rồi. Nếu như tham gia một lớp bồi dưỡng CDNN nữa thì quả thật giáo viên rất thiệt thòi và vất vả", thầy Nguyễn Quang Tuyến nói.
Vợ chồng cô Bùi Thị Hoài, giáo viên trường PTDTBT. THCS Pá Mỳ đều từ Thái Bình và Nam Định lên Mường Nhé công tác. Hè nào hai vợ chồng cũng cố gắng sắp xếp đưa hai con nhỏ về thăm ông bà. Khi phải tham gia bồi dưỡng chứng chỉ CDNN, vợ chồng phải tạm gác việc riêng để ở lại theo học. Cả hai lại lặn lội vượt 200km từ trường về đến Trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để học tập. Theo nhẩm tính của cô Hoài, chi phí cho cả khóa học gồm: học phí, vé xe đi lại, thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt... sẽ mất khoảng gần 10 triệu đồng/1 người.
"Ra thành phố bạn nào có nhà ở đó thì còn đỡ. Còn như chúng em chẳng có gia đình ở đó, ra thuê trọ cả tháng trời lại phải ba, bốn chị em rủ nhau cùng thuê chung cho giảm bớt chi phí. Vậy nên theo em, nếu mà lồng ghép kiến thức vào chương trình bồi dưỡng hàng năm thì sẽ tốt nhất. Chúng em sẽ không phải đi học nhiều lớp như vậy. Mọi người vẫn có một số ngày nghỉ để về quê thăm gia đình, bố mẹ", cô Bùi Thị Hoài nói.
Cần đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục ở huyện biên giới Mường Tè Với điều kiện địa hình và kinh tế khó khăn, phần lớn các trường học của huyện mường Tè (Lai Châu) đều bị phân tán bởi các điểm bản dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều. xây dựng các tiêu chí để đạt chuẩn Quốc gia rất khó khăn. Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương đã vào cuộc quyết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê

Chiêm bái xá lợi Đức Phật có cần đăng ký trước?

Nhặt được drone bị rơi đêm 30/4 không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?

Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác

Xử phạt tiểu thương bán áo in bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Danh tính 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang

Đăng thông tin sai sự thật trên mạng, người đàn ông bị phạt 6 triệu đồng

Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?

Phạt nhân viên rửa xe 5 triệu đồng do tự ý gắn đèn ưu tiên vào ô tô của khách
Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng
Thế giới số
13:32:41 03/05/2025
Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"
Sao âu mỹ
13:21:51 03/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2
Phim châu á
13:17:56 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
Nhạc việt
13:05:29 03/05/2025
"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025